Thai phụ chủ quan, không tuân thủ khám định kỳ trong quá trình thai nghén là một trong những yếu tố làm tăng tỷ lệ tử vong.
Tin liên quan Thai phụ cẩn trọng với chứng xuất huyết nặng vì nhau bong non (29/05) Nguy hiểm tai biến sản khoa: Tắc mạch ối, 80% tử vong (26/05)
Chỉ lăm lăm xem giới tính, dị tật
Trong quá trình mang thai, có nhiều nhóm nguy cơ gây nên những bất lợi, thậm chí có thể gây tai biến nguy hiểm đe dọa tính mạng của người mẹ và thai nhi như gây chảy máu, tiền sản giật, sản giật… Theo báo cáo mới nhất của Bộ Y tế, tại Việt Nam, trong 7 nguyên nhân trực tiếp gây nên tử vong mẹ, băng huyết là nguyên nhân hàng đầu với 41%; sản giật, tiền sản giật là 21,3%; nhiễm khuẩn sản khoa là 16,6%; phá thai không an toàn là 11,5%.
Trong số các nguyên nhân gây băng huyết, có thể kể đến rau tiền đạo; đờ tử cung; vỡ tử cung; rách âm đạo, cổ tử cung, tầng sinh môn, đứt cơ vòng. Một số bệnh lý về máu như chảy máu kéo dài, rối loạn đông máu...
BS. Phạm Thị Vân – nguyên Trưởng khoa Sản, Bệnh viện 198 chia sẻ: Có những người chủ quan, bỏ qua những biểu hiện nguy cơ cao cho tai biến sản khoa. Trong sản khoa, con và mẹ có thể có những can thiệp tách biệt. Nếu mẹ mắc bệnh, một là điều trị theo hướng bệnh của mẹ để giữ con, có trường hợp phải ưu tiên mẹ trước. “Tôi đã từng gặp những thai phụ đến đây với một tập phiếu khám, siêu âm nhưng không có lấy một bản nào cho biết về sức khỏe tổng quát của thai phụ, thậm chí chưa xét nghiệm nước tiểu hay đo huyết áp lần nào.
Có một thực tế là các thai phụ chỉ “lăm lăm” đi siêu âm, đi khám thai xem ngôi thuận hay ngược, xem giới tính, xem dị tật... và coi như kết thúc mà quên mất việc khám cho bản thân mình. Điều cần thiết là phải đi khám thai ở bác sĩ sản phụ khoa, đo huyết áp, kiểm tra sức khỏe tổng thể, đảm bảo chế độ ăn uống, làm việc không quá sức” – BS. Vân nói.
Ngoài những biến chứng khó có khả năng cứu chữa thì theo BS. Phạm Thị Thu Hương, Trưởng khoa Sinh (BV Nhân dân Gia Định TPHCM), những thói quen không tốt, cùng với sự chủ quan của thai phụ người nhà trong chăm sóc trước, trong và sau sinh cũng có thể “góp phần” gây tử vong mẹ. Có những người bị dị dạng mạch máu não, huyết áp cao..., cần phải thăm khám, theo dõi kỹ thì thai phụ và gia đình lại “bỏ qua” không thực hiện. Đến lúc làm một việc gì đó cần tập trung sức lực, thần kinh như rặn đẻ thì có thể bị đe dọa đến tính mạng.
“Cũng có trường hợp thai phụ bị đau bụng âm ỉ, lại chưa ra máu ngay nên rất ngại lên cơ sở y tế ngay lập tức. Đến lúc đến bệnh viện thì đã biến chứng cấp, nguy hiểm đến tính mạng cả con lẫn mẹ” – BS. Mai cho hay.
Các bác sĩ cho rằng, thai phụ cần đăng ký khám sớm tại các cơ sở y tế
Tuân thủ thăm khám định kỳ cả mẹ lẫn con
Việc các bà mẹ chủ quan trong thời kỳ mang thai mang lại nhiều yếu tố nguy cơ tử vong. Hiện vẫn có khoảng 10-20% các sản phụ không khám sức khoẻ, khám thai, chỉ đến BV khi sinh nở, hoặc khi sinh khó mới chuyển lên viện. Ngoài ra, đa số các sản phụ chỉ đi siêu âm định kỳ, khi nhìn thấy con "đầy đủ bộ phận" là yên tâm chứ không quan tâm đến sức khỏe của bà mẹ. Trong khi đó, các bác sỹ sản khoa cho rằng, tỷ lệ tử vong mẹ có thể giảm nếu sản phụ tuân thủ khám thai định kỳ.
BS Phạm Cầm Kỳ - Giám đốc BV sản nhi Ninh Bình cho biết, siêu âm có thể phát hiện được nhiều bất thường về hình thái thai nhi. Các nhà sản khoa thường khuyên thai phụ nên đi siêu âm hình thái thai nhi ở tuần thứ 12, 22, 32 của thai kỳ để phát hiện những bất thường, từ đó có thể nhận được những tư vấn tốt nhất của bác sĩ. Bên cạnh đó, khi có những dấu hiệu bất thường như: Ra máu âm đạo, ra nước âm đạo, thai cử động bất thường, tử cung bé hơn tuổi thai... cũng nên đi khám và siêu âm kịp thời.
Để bảo vệ sức khỏe cho sản phụ và thai nhi BS. Phạm Cầm Kỳ cho rằng cần đảm bảo chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý; đảm bảo vệ sinh. Đăng ký khám thai sớm tại các cơ sở y tế. Khám thai định kỳ: ít nhất 3 lần vào 3 quý của thai kỳ, siêu âm ít nhất 3 lần.
AloBacsi.
Tin liên quan Thai phụ cẩn trọng với chứng xuất huyết nặng vì nhau bong non (29/05) Nguy hiểm tai biến sản khoa: Tắc mạch ối, 80% tử vong (26/05)
Chỉ lăm lăm xem giới tính, dị tật
Trong quá trình mang thai, có nhiều nhóm nguy cơ gây nên những bất lợi, thậm chí có thể gây tai biến nguy hiểm đe dọa tính mạng của người mẹ và thai nhi như gây chảy máu, tiền sản giật, sản giật… Theo báo cáo mới nhất của Bộ Y tế, tại Việt Nam, trong 7 nguyên nhân trực tiếp gây nên tử vong mẹ, băng huyết là nguyên nhân hàng đầu với 41%; sản giật, tiền sản giật là 21,3%; nhiễm khuẩn sản khoa là 16,6%; phá thai không an toàn là 11,5%.
Trong số các nguyên nhân gây băng huyết, có thể kể đến rau tiền đạo; đờ tử cung; vỡ tử cung; rách âm đạo, cổ tử cung, tầng sinh môn, đứt cơ vòng. Một số bệnh lý về máu như chảy máu kéo dài, rối loạn đông máu...
BS. Phạm Thị Vân – nguyên Trưởng khoa Sản, Bệnh viện 198 chia sẻ: Có những người chủ quan, bỏ qua những biểu hiện nguy cơ cao cho tai biến sản khoa. Trong sản khoa, con và mẹ có thể có những can thiệp tách biệt. Nếu mẹ mắc bệnh, một là điều trị theo hướng bệnh của mẹ để giữ con, có trường hợp phải ưu tiên mẹ trước. “Tôi đã từng gặp những thai phụ đến đây với một tập phiếu khám, siêu âm nhưng không có lấy một bản nào cho biết về sức khỏe tổng quát của thai phụ, thậm chí chưa xét nghiệm nước tiểu hay đo huyết áp lần nào.
Có một thực tế là các thai phụ chỉ “lăm lăm” đi siêu âm, đi khám thai xem ngôi thuận hay ngược, xem giới tính, xem dị tật... và coi như kết thúc mà quên mất việc khám cho bản thân mình. Điều cần thiết là phải đi khám thai ở bác sĩ sản phụ khoa, đo huyết áp, kiểm tra sức khỏe tổng thể, đảm bảo chế độ ăn uống, làm việc không quá sức” – BS. Vân nói.
Ngoài những biến chứng khó có khả năng cứu chữa thì theo BS. Phạm Thị Thu Hương, Trưởng khoa Sinh (BV Nhân dân Gia Định TPHCM), những thói quen không tốt, cùng với sự chủ quan của thai phụ người nhà trong chăm sóc trước, trong và sau sinh cũng có thể “góp phần” gây tử vong mẹ. Có những người bị dị dạng mạch máu não, huyết áp cao..., cần phải thăm khám, theo dõi kỹ thì thai phụ và gia đình lại “bỏ qua” không thực hiện. Đến lúc làm một việc gì đó cần tập trung sức lực, thần kinh như rặn đẻ thì có thể bị đe dọa đến tính mạng.
“Cũng có trường hợp thai phụ bị đau bụng âm ỉ, lại chưa ra máu ngay nên rất ngại lên cơ sở y tế ngay lập tức. Đến lúc đến bệnh viện thì đã biến chứng cấp, nguy hiểm đến tính mạng cả con lẫn mẹ” – BS. Mai cho hay.
Các bác sĩ cho rằng, thai phụ cần đăng ký khám sớm tại các cơ sở y tế
Tuân thủ thăm khám định kỳ cả mẹ lẫn con
Việc các bà mẹ chủ quan trong thời kỳ mang thai mang lại nhiều yếu tố nguy cơ tử vong. Hiện vẫn có khoảng 10-20% các sản phụ không khám sức khoẻ, khám thai, chỉ đến BV khi sinh nở, hoặc khi sinh khó mới chuyển lên viện. Ngoài ra, đa số các sản phụ chỉ đi siêu âm định kỳ, khi nhìn thấy con "đầy đủ bộ phận" là yên tâm chứ không quan tâm đến sức khỏe của bà mẹ. Trong khi đó, các bác sỹ sản khoa cho rằng, tỷ lệ tử vong mẹ có thể giảm nếu sản phụ tuân thủ khám thai định kỳ.
BS Phạm Cầm Kỳ - Giám đốc BV sản nhi Ninh Bình cho biết, siêu âm có thể phát hiện được nhiều bất thường về hình thái thai nhi. Các nhà sản khoa thường khuyên thai phụ nên đi siêu âm hình thái thai nhi ở tuần thứ 12, 22, 32 của thai kỳ để phát hiện những bất thường, từ đó có thể nhận được những tư vấn tốt nhất của bác sĩ. Bên cạnh đó, khi có những dấu hiệu bất thường như: Ra máu âm đạo, ra nước âm đạo, thai cử động bất thường, tử cung bé hơn tuổi thai... cũng nên đi khám và siêu âm kịp thời.
Để bảo vệ sức khỏe cho sản phụ và thai nhi BS. Phạm Cầm Kỳ cho rằng cần đảm bảo chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý; đảm bảo vệ sinh. Đăng ký khám thai sớm tại các cơ sở y tế. Khám thai định kỳ: ít nhất 3 lần vào 3 quý của thai kỳ, siêu âm ít nhất 3 lần.
AloBacsi.