Đau đầu, cảm, ho, sốt thì có gì ghê gớm, chỉ cần ra hiệu thuốc kể hiện tượng là được kê thuốc, về uống mấy hôm là khỏi.
Đó là quan niệm cố hữu của nhiều người, nhất là ở các vùng nông thôn do chủ quan, ngại đến viện hoặc do thiếu các cơ sở khám chữa bệnh ở địa phương. Điều này cũng dẫn đến tình trạng phổ biến ở các vùng quê, đó là cán bộ y tế về hưu, y sĩ, nữ hộ sinh, y tá, dược tá, thậm chí là người nhà của y tá cũng khám bệnh, kê đơn thuốc, thậm chí làm các thủ thuật như tiêm, truyền.
Đi khám bệnh ở nông thôn
Mấy ngày đầu hè, tôi về thăm một bà con gần ở Hưng Yên. Mấy hôm đó, thời tiết khá khó chịu nên rất nhiều trẻ em đổ bệnh. Đứa cháu gần 3 tuổi của tôi cũng lăn ra sốt, sốt liên miên hơn 1 ngày liền. Bà chị họ cho biết đã cho uống thuốc giống lần trước rồi mà cháu vẫn không đỡ nên chiều cho ra cô Chuyên khám lại.
Buổi chiều hôm đó, tôi có nhiệm vụ chở chị tôi và cháu sang nhà cô Chuyên. Hóa ra nhà cô Chuyên là một hiệu thuốc nhỏ. Lúc tôi đến thì đã có chừng gần chục bà mẹ bế con xếp hàng ở đây chờ khám. Cô Chuyên lần lượt khám cho từng người một, hỏi han triệu chứng của trẻ, sau đó yêu cầu trẻ há miệng rồi lấy dụng cụ giữ miệng trẻ và soi họng bằng… đèn pin điện thoại.
Khám xong, cô lại vào quầy cắt 3-4 loại thuốc, ghi hướng dẫn uống như thế nào rồi đưa cho bệnh nhân. Xong lại khám cho bệnh nhân khác. Đến lượt cháu tôi cũng vậy, cô kết luận là viêm họng rồi cho thuốc và dặn dò mấy thứ. Tiền khám thì chỉ vài chục nghìn một bệnh nhân, được tính luôn vào tiền thuốc.
Cảm thấy không yên tâm, tôi hỏi người chị họ xem cô Chuyên là bác sĩ ở đâu thì chị vô tư bảo: Nó làm ở trạm xá xã thôi. Nhưng khám cũng lâu năm rồi, nhạy lắm nên lúc nào cũng đông người khám. Chị còn bảo lần trước thằng nhà chị bị ho, cũng ra đấy khám, uống thuốc chỉ vài ngày là đỡ. Tôi thuyết phục chị tôi cho cháu đến bệnh viện vì thấy cách khám này qua loa và không yên tâm, cuối cùng chị tôi cũng đồng ý. Đến viện, sau khi nghe tim phổi, khám họng và làm xét nghiệm máu, bác sĩ cho biết cháu không bị bệnh đường hô hấp mà bị sốt vi rút nên chỉ cần uống hạ sốt khi sốt cao và bù nước.
Tôi đưa đơn thuốc cũ mà cháu tôi đã uống ngày hôm qua và đơn thuốc mới được cô bán thuốc kê, bác sĩ xem xong thì quát vào mặt chị tôi: “Bị sốt vi rút mà cho uống kháng sinh nặng thế này, lại còn chống viêm corticoid nữa. Đúng là điếc không sợ súng, liều quá”. Nói rồi bác sĩ giảng giải cho chị tôi biết rằng các hiệu thuốc thường kê kháng sinh nặng hoặc liều cao, chống viêm có corticoid nên nếu bị bệnh hô hấp thì có thể sẽ nhanh khỏi.
Đó là chiêu “tranh giành” khách của nhiều nhà thuốc thiếu lương tâm. Nhưng hậu quả thì lần sau bệnh nhân có thể bị nhờn thuốc, hơn nữa nếu lạm dụng loại chống viêm này sẽ ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa, xương khớp… Tai hại nhất là không bị viêm đường hô hấp như cháu tôi và vẫn “tương” kháng sinh thì đúng là bó tay.
Và những hậu quả đau lòng
Mới đây, dư luận được phen xôn xao trước thông tin về 11 người đàn ông ở Bến Tre cùng bị nhiễm HIV mà không rõ nguyên nhân. Theo nghi ngờ của những người không may này thì có thể họ nhiễm HIV do cùng tiêm tại nhà một y sĩ nghỉ hưu trong xã. Nguyên nhân thực sự thì còn phải chờ đợi, hoặc cũng có thể không xác định được nguyên nhân, nhưng các cơ quan chức năng cũng cho hay, vị y sĩ từng chữa bệnh cho những người này đã về hưu và hiện không có chứng chỉ hành nghề. Vậy mà hằng ngày, rất nhiều người dân ở đây vẫn thường xuyên đến khám bệnh tại phòng khám này, nó cho thấy một thực tế ở nhiều vùng nông thôn, những người không đủ điều kiện, trình độ hành nghề y mà vẫn thực hiện việc khám chữa bệnh.
Trước đó, ở một xã ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình cũng xảy ra trường hợp một phụ nữ bị chết ngay tại trạm y tế xã sau khi được một… nữ hộ sinh tiêm. Đó là trường hợp đau lòng của chị Lê Thị M (SN 1966). Người nhà nạn nhân cho biết, do bị đi đái buốt nên chị M đã đến trạm y tế xã mua thuốc về uống. Lúc đi, chị vẫn khỏe mạnh, cười nói bình thường. Khi đến trạm y tế, chị M được nữ hộ sinh ở đây tiêm cho 3 mũi. Mũi đầu chị M đã kêu choáng, nóng ran người; mũi thứ 2 thì chị kêu buồn nôn, khó chịu; đến mũi thứ 3 thì chị lịm đi và chết.
Theo lãnh đạo Trạm y tế này thì người tiêm cho chị M là nữ hộ sinh trung cấp chuyên đỡ đẻ và tiêm truyền theo y lệnh chứ không được quyền tự khám bệnh và kê đơn thuốc. Thế nhưng trên thực tế thì cô nữ hộ sinh này lại khám bệnh, kê đơn và tiêm truyền cho nhiều người dân ở đây.
Hay như trường hợp ông Lê Văn D (Thanh Oai, Hà Nội) cũng phải chịu hậu quả đau lòng do việc điều trị ở những cơ sở không đảm bảo. Ông D mới đây phải đến Bệnh viện Bưu điện (Hà Nội) để cắt ¾ dạ dày do ung thư. Theo lời ông D, năm 2010, ông bị đau lưng, đau hông, lan dần xuống chân. Nghe người làng mách, ông ra hiệu thuốc gần nhà kể bệnh. Người của hiệu thuốc đó tiêm cho ông một mũi, ông thấy hết đau ngay.
Vậy là cứ 5-6 ngày một lần, khi bị đau, ông lại đến tiêm 1 mũi. Tiêm xong thì thấy người nóng ran mà chỉ đỡ đau được một thời gian. Sau ông đến bệnh viện chữa, bác sĩ cho biết bị thoát vị đĩa đệm và cho về uống thuốc. Một thời gian sau, đau lưng đỡ nhưng dạ dày bắt đầu đau âm ỉ nhưng do chủ quan ông không đi chữa mà uống thuốc nam, thuốc bắc. Mãi sau đau quá, ông đi nội soi thì kết quả là bị ung thư dạ dày, phải cắt bỏ ¾ dạ dày. Bác sĩ Bệnh viện Bưu điện cho biết, có thể do bệnh nhân được tiêm thuốc non - steroid hay loại thuốc giảm đau khác có trên thị trường, những loại thuốc này nếu lạm dung có thể loét, thủng dạ dày dẫn đến xuất huyết.
Tất nhiên, nguyên nhân ung thư dạ dày của ông chưa thể xác định do tiêm thuốc giảm đau, chống viêm nhưng có một thực tế là nhiều bệnh nhân bị đau xương khớp thường không đến các bệnh viện chuyên khoa điều trị mà tự ý đến nhà thuốc hoặc phòng khám tại địa phương tiêm. Những nơi này thường cho bệnh nhân tiêm các thuốc giảm đau, chống viêm non - steroid, loại thuốc này giảm đau rất nhanh nhưng hậu quả để lại rất nguy hiểm nếu lạm dụng. Hơn nữa, nếu điều kiện tiêm không được vô trùng nhất là khi tiêm trực tiếp vào chỗ đau, rất dễ dẫn đến việc viêm nhiễm gây mưng mủ, thậm chí hỏng cả khớp.
“Học lóm” để làm bác sĩ
Tại nhiều nơi một số người, phổ biến là y sĩ, nữ hộ sinh, y tá, dược tá… đã từng làm việc tại trạm xá, hoặc một số người bán thuốc (thậm chí không có bằng cấp gì) cũng dựa vào “kinh nghiệm” hoặc “học lóm” theo toa thuốc của bác sĩ kê để “kiêm” luôn nghề bác sĩ. Nhiều trường hợp, để khẳng định uy tín của mình, người khám bệnh còn kê các loại kháng sinh nặng hoặc quá liều để bệnh nhanh khỏi. Trong khi đó, do thiếu hiểu biết, bệnh nhân lại cho rằng phòng khám đó kê thuốc rất “nhạy” nên đổ đến đó khám đông hơn.
Phổ biến nhất là tình trạng truyền dịch vô tội vạ. Không chỉ ở thành phố, các quý cô, quý bà truyền dịch cho khỏe người, đẹp da mà ở các vùng nông thôn, nhiều người hễ cứ mệt mỏi, choáng váng là vào nhà thuốc hoặc trạm y tế “truyền chai đạm cho khỏe người”. Thậm chí có khi, trước khi vào vụ gặt hái thu hoạch, người dân còn “chuẩn bị sức khỏe” bằng cách… truyền nước. Truyền dịch là một kỹ thuật đơn giản nhưng ở những điều kiện không đạt chuẩn có thể khiến bệnh nhân nhiễm trùng, lây nhiễm các bệnh như viêm gan B, viêm gan C, HIV nếu không được vô trùng tốt. Nếu kỹ thuật không tốt, truyền dịch có thể gây vỡ tĩnh mạch, thậm chí sốc. Khi bị sốc ở những nơi không đủ điều kiện cấp cứu, bệnh nhân có thể dẫn đến tử vong.
Theo quy định thì nhà thuốc chỉ được bán thuốc theo toa bác sĩ kê. Ngay cả dược sĩ bậc đại học cũng không được tự tiện bán thuốc theo ý mình hoặc ý bệnh nhân khai. Vậy mà nguyên tắc này bị vi phạm ở hầu hết các nhà thuốc. Một vị bác sĩ đã từng phải thốt: “Rất lạ là ở nước ta ai cũng muốn làm bác sĩ. Không chỉ dược sĩ, dược tá, y sĩ, y tá… làm bác sĩ mà người dân cũng muốn “tự làm bác sĩ”. Hầu hết những bệnh nhân hiểu biết càng kém càng muốn tự làm bác sĩ. Không nói đâu xa, tại phòng khám của tôi mỗi ngày có ít nhất vài người vào chỉ định tôi phải làm cái này để chẩn đoán họ đau bụng, nhức đầu; phải truyền dịch để họ bớt mệt mỏi”.
Thực tế này đã được cảnh báo nhiều lần, có những hậu quả nặng nề làm bài học nhãn tiền, nhưng cũng có những hậu quả không thể nhìn thấy ngay. Vậy nên, để đảm bảo an toàn cho mình và những người thân, tốt nhất trước khi dùng thuốc bệnh nhân cần được khám và tư vấn bởi người đủ chuyên môn. Phía ngành y cũng cần nỗ lực hơn nữa trong việc đáp ứng nhân lực và cơ sở khám chữa bệnh ở các vùng nông thôn phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
AloBacsi.
Đó là quan niệm cố hữu của nhiều người, nhất là ở các vùng nông thôn do chủ quan, ngại đến viện hoặc do thiếu các cơ sở khám chữa bệnh ở địa phương. Điều này cũng dẫn đến tình trạng phổ biến ở các vùng quê, đó là cán bộ y tế về hưu, y sĩ, nữ hộ sinh, y tá, dược tá, thậm chí là người nhà của y tá cũng khám bệnh, kê đơn thuốc, thậm chí làm các thủ thuật như tiêm, truyền.
Đi khám bệnh ở nông thôn
Mấy ngày đầu hè, tôi về thăm một bà con gần ở Hưng Yên. Mấy hôm đó, thời tiết khá khó chịu nên rất nhiều trẻ em đổ bệnh. Đứa cháu gần 3 tuổi của tôi cũng lăn ra sốt, sốt liên miên hơn 1 ngày liền. Bà chị họ cho biết đã cho uống thuốc giống lần trước rồi mà cháu vẫn không đỡ nên chiều cho ra cô Chuyên khám lại.
Buổi chiều hôm đó, tôi có nhiệm vụ chở chị tôi và cháu sang nhà cô Chuyên. Hóa ra nhà cô Chuyên là một hiệu thuốc nhỏ. Lúc tôi đến thì đã có chừng gần chục bà mẹ bế con xếp hàng ở đây chờ khám. Cô Chuyên lần lượt khám cho từng người một, hỏi han triệu chứng của trẻ, sau đó yêu cầu trẻ há miệng rồi lấy dụng cụ giữ miệng trẻ và soi họng bằng… đèn pin điện thoại.
Khám xong, cô lại vào quầy cắt 3-4 loại thuốc, ghi hướng dẫn uống như thế nào rồi đưa cho bệnh nhân. Xong lại khám cho bệnh nhân khác. Đến lượt cháu tôi cũng vậy, cô kết luận là viêm họng rồi cho thuốc và dặn dò mấy thứ. Tiền khám thì chỉ vài chục nghìn một bệnh nhân, được tính luôn vào tiền thuốc.
Cảm thấy không yên tâm, tôi hỏi người chị họ xem cô Chuyên là bác sĩ ở đâu thì chị vô tư bảo: Nó làm ở trạm xá xã thôi. Nhưng khám cũng lâu năm rồi, nhạy lắm nên lúc nào cũng đông người khám. Chị còn bảo lần trước thằng nhà chị bị ho, cũng ra đấy khám, uống thuốc chỉ vài ngày là đỡ. Tôi thuyết phục chị tôi cho cháu đến bệnh viện vì thấy cách khám này qua loa và không yên tâm, cuối cùng chị tôi cũng đồng ý. Đến viện, sau khi nghe tim phổi, khám họng và làm xét nghiệm máu, bác sĩ cho biết cháu không bị bệnh đường hô hấp mà bị sốt vi rút nên chỉ cần uống hạ sốt khi sốt cao và bù nước.
Tôi đưa đơn thuốc cũ mà cháu tôi đã uống ngày hôm qua và đơn thuốc mới được cô bán thuốc kê, bác sĩ xem xong thì quát vào mặt chị tôi: “Bị sốt vi rút mà cho uống kháng sinh nặng thế này, lại còn chống viêm corticoid nữa. Đúng là điếc không sợ súng, liều quá”. Nói rồi bác sĩ giảng giải cho chị tôi biết rằng các hiệu thuốc thường kê kháng sinh nặng hoặc liều cao, chống viêm có corticoid nên nếu bị bệnh hô hấp thì có thể sẽ nhanh khỏi.
Đó là chiêu “tranh giành” khách của nhiều nhà thuốc thiếu lương tâm. Nhưng hậu quả thì lần sau bệnh nhân có thể bị nhờn thuốc, hơn nữa nếu lạm dụng loại chống viêm này sẽ ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa, xương khớp… Tai hại nhất là không bị viêm đường hô hấp như cháu tôi và vẫn “tương” kháng sinh thì đúng là bó tay.
Và những hậu quả đau lòng
Mới đây, dư luận được phen xôn xao trước thông tin về 11 người đàn ông ở Bến Tre cùng bị nhiễm HIV mà không rõ nguyên nhân. Theo nghi ngờ của những người không may này thì có thể họ nhiễm HIV do cùng tiêm tại nhà một y sĩ nghỉ hưu trong xã. Nguyên nhân thực sự thì còn phải chờ đợi, hoặc cũng có thể không xác định được nguyên nhân, nhưng các cơ quan chức năng cũng cho hay, vị y sĩ từng chữa bệnh cho những người này đã về hưu và hiện không có chứng chỉ hành nghề. Vậy mà hằng ngày, rất nhiều người dân ở đây vẫn thường xuyên đến khám bệnh tại phòng khám này, nó cho thấy một thực tế ở nhiều vùng nông thôn, những người không đủ điều kiện, trình độ hành nghề y mà vẫn thực hiện việc khám chữa bệnh.
Trước đó, ở một xã ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình cũng xảy ra trường hợp một phụ nữ bị chết ngay tại trạm y tế xã sau khi được một… nữ hộ sinh tiêm. Đó là trường hợp đau lòng của chị Lê Thị M (SN 1966). Người nhà nạn nhân cho biết, do bị đi đái buốt nên chị M đã đến trạm y tế xã mua thuốc về uống. Lúc đi, chị vẫn khỏe mạnh, cười nói bình thường. Khi đến trạm y tế, chị M được nữ hộ sinh ở đây tiêm cho 3 mũi. Mũi đầu chị M đã kêu choáng, nóng ran người; mũi thứ 2 thì chị kêu buồn nôn, khó chịu; đến mũi thứ 3 thì chị lịm đi và chết.
Theo lãnh đạo Trạm y tế này thì người tiêm cho chị M là nữ hộ sinh trung cấp chuyên đỡ đẻ và tiêm truyền theo y lệnh chứ không được quyền tự khám bệnh và kê đơn thuốc. Thế nhưng trên thực tế thì cô nữ hộ sinh này lại khám bệnh, kê đơn và tiêm truyền cho nhiều người dân ở đây.
Hay như trường hợp ông Lê Văn D (Thanh Oai, Hà Nội) cũng phải chịu hậu quả đau lòng do việc điều trị ở những cơ sở không đảm bảo. Ông D mới đây phải đến Bệnh viện Bưu điện (Hà Nội) để cắt ¾ dạ dày do ung thư. Theo lời ông D, năm 2010, ông bị đau lưng, đau hông, lan dần xuống chân. Nghe người làng mách, ông ra hiệu thuốc gần nhà kể bệnh. Người của hiệu thuốc đó tiêm cho ông một mũi, ông thấy hết đau ngay.
Vậy là cứ 5-6 ngày một lần, khi bị đau, ông lại đến tiêm 1 mũi. Tiêm xong thì thấy người nóng ran mà chỉ đỡ đau được một thời gian. Sau ông đến bệnh viện chữa, bác sĩ cho biết bị thoát vị đĩa đệm và cho về uống thuốc. Một thời gian sau, đau lưng đỡ nhưng dạ dày bắt đầu đau âm ỉ nhưng do chủ quan ông không đi chữa mà uống thuốc nam, thuốc bắc. Mãi sau đau quá, ông đi nội soi thì kết quả là bị ung thư dạ dày, phải cắt bỏ ¾ dạ dày. Bác sĩ Bệnh viện Bưu điện cho biết, có thể do bệnh nhân được tiêm thuốc non - steroid hay loại thuốc giảm đau khác có trên thị trường, những loại thuốc này nếu lạm dung có thể loét, thủng dạ dày dẫn đến xuất huyết.
Tất nhiên, nguyên nhân ung thư dạ dày của ông chưa thể xác định do tiêm thuốc giảm đau, chống viêm nhưng có một thực tế là nhiều bệnh nhân bị đau xương khớp thường không đến các bệnh viện chuyên khoa điều trị mà tự ý đến nhà thuốc hoặc phòng khám tại địa phương tiêm. Những nơi này thường cho bệnh nhân tiêm các thuốc giảm đau, chống viêm non - steroid, loại thuốc này giảm đau rất nhanh nhưng hậu quả để lại rất nguy hiểm nếu lạm dụng. Hơn nữa, nếu điều kiện tiêm không được vô trùng nhất là khi tiêm trực tiếp vào chỗ đau, rất dễ dẫn đến việc viêm nhiễm gây mưng mủ, thậm chí hỏng cả khớp.
“Học lóm” để làm bác sĩ
Tại nhiều nơi một số người, phổ biến là y sĩ, nữ hộ sinh, y tá, dược tá… đã từng làm việc tại trạm xá, hoặc một số người bán thuốc (thậm chí không có bằng cấp gì) cũng dựa vào “kinh nghiệm” hoặc “học lóm” theo toa thuốc của bác sĩ kê để “kiêm” luôn nghề bác sĩ. Nhiều trường hợp, để khẳng định uy tín của mình, người khám bệnh còn kê các loại kháng sinh nặng hoặc quá liều để bệnh nhanh khỏi. Trong khi đó, do thiếu hiểu biết, bệnh nhân lại cho rằng phòng khám đó kê thuốc rất “nhạy” nên đổ đến đó khám đông hơn.
Phổ biến nhất là tình trạng truyền dịch vô tội vạ. Không chỉ ở thành phố, các quý cô, quý bà truyền dịch cho khỏe người, đẹp da mà ở các vùng nông thôn, nhiều người hễ cứ mệt mỏi, choáng váng là vào nhà thuốc hoặc trạm y tế “truyền chai đạm cho khỏe người”. Thậm chí có khi, trước khi vào vụ gặt hái thu hoạch, người dân còn “chuẩn bị sức khỏe” bằng cách… truyền nước. Truyền dịch là một kỹ thuật đơn giản nhưng ở những điều kiện không đạt chuẩn có thể khiến bệnh nhân nhiễm trùng, lây nhiễm các bệnh như viêm gan B, viêm gan C, HIV nếu không được vô trùng tốt. Nếu kỹ thuật không tốt, truyền dịch có thể gây vỡ tĩnh mạch, thậm chí sốc. Khi bị sốc ở những nơi không đủ điều kiện cấp cứu, bệnh nhân có thể dẫn đến tử vong.
Theo quy định thì nhà thuốc chỉ được bán thuốc theo toa bác sĩ kê. Ngay cả dược sĩ bậc đại học cũng không được tự tiện bán thuốc theo ý mình hoặc ý bệnh nhân khai. Vậy mà nguyên tắc này bị vi phạm ở hầu hết các nhà thuốc. Một vị bác sĩ đã từng phải thốt: “Rất lạ là ở nước ta ai cũng muốn làm bác sĩ. Không chỉ dược sĩ, dược tá, y sĩ, y tá… làm bác sĩ mà người dân cũng muốn “tự làm bác sĩ”. Hầu hết những bệnh nhân hiểu biết càng kém càng muốn tự làm bác sĩ. Không nói đâu xa, tại phòng khám của tôi mỗi ngày có ít nhất vài người vào chỉ định tôi phải làm cái này để chẩn đoán họ đau bụng, nhức đầu; phải truyền dịch để họ bớt mệt mỏi”.
Thực tế này đã được cảnh báo nhiều lần, có những hậu quả nặng nề làm bài học nhãn tiền, nhưng cũng có những hậu quả không thể nhìn thấy ngay. Vậy nên, để đảm bảo an toàn cho mình và những người thân, tốt nhất trước khi dùng thuốc bệnh nhân cần được khám và tư vấn bởi người đủ chuyên môn. Phía ngành y cũng cần nỗ lực hơn nữa trong việc đáp ứng nhân lực và cơ sở khám chữa bệnh ở các vùng nông thôn phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
AloBacsi.