Có người lùn vì tin theo quảng cáo, sử dụng các loại hormone tăng trưởng đã phải nhập viện vì các đầu chi to phồng ra, xương má nổi lên, khuôn mặt biến dạng.
Một bệnh nhi nghi bị lùn được đưa đến khám tại BV Nhi Trung ương
Bệnh viện (BV) Nhi Trung ương đã áp dụng việc điều trị bổ sung hormone tăng trưởng thành công cho hàng chục bệnh nhi không may bị lùn.
“Tí hon” vì thiếu hormone
Gần 10 tuổi nhưng bé T.T.Ph (ngụ Hà Nội) chỉ cao bằng trẻ 7 tuổi. Người mẹ cho biết trong 3 năm đầu tiên, Ph. phát triển bình thường, sau đó tốc độ lớn chậm dần và đến khi đi học thì khoảng cách về chiều cao so với các bạn cùng tuổi ngày càng cách biệt. Tại BV Nhi Trung ương, sau khi kiểm tra nồng độ hormone tăng trưởng (GH), chụp X-quang tuổi xương và làm một số xét nghiệm, bác sĩ kết luận Ph. mắc bệnh thiếu GH do trục trặc tuyến yên.
Theo BS Bùi Phương Thảo, Phó trưởng Khoa Nội tiết - Chuyển hóa - Di truyền BV Nhi Trung ương, thiếu hụt GH thường do trục trặc tại tuyến yên (cơ quan sản xuất hoạt chất sinh học GH). Người lùn do trục trặc tại tuyến yên thường cơ bắp kém phát triển, các xương ngắn hơn bình thường, xương sọ nhỏ như của trẻ con, các cơ quan nội tạng có kích thước bé... nhưng các chức năng khác của cơ thể vẫn tương đối bình thường.
Điều trị đến dậy thì
BS Vũ Chí Dũng, Trưởng Khoa Nội tiết - Chuyển hóa - Di truyền BV Nhi Trung ương, cho hay GH là loại hormone kích thích cơ thể dài ra và lớn lên nhưng không phải cứ thấp lùn đều do thiếu hormone GH. Để tìm ra nguyên nhân trẻ thấp lùn, các bác sĩ sẽ khai thác tiền sử mang thai, đặc biệt là cân nặng và chiều cao vòng đầu lúc sinh; sau đó, xem xét các yếu tố dinh dưỡng và loại trừ một số bệnh lý có thể ảnh hưởng đến phát triển chiều cao như suy thận mãn, bệnh lý rối loạn nội tiết, dị tật bẩm sinh hoặc biến dạng xương. Nếu sau khi kiểm tra kích thích GH, chụp tuổi xương mà kết quả GH không tăng mới kết luận trẻ thiếu GH. “Những trẻ thấp lùn nhưng hormone bình thường thì không thể áp dụng liệu pháp bổ sung hormone tăng trưởng này” - bác sĩ Dũng khẳng định.
Theo bác sĩ Thảo, thông thường trẻ thiếu GH sẽ được điều trị kéo dài đến tuổi dậy thì và chỉ ngừng khi chiều cao phù hợp với tuổi, chiều cao không tăng lên hoặc tuổi xương ngoài 13. “Hai năm đầu điều trị, thuốc có tác dụng mạnh nhất với chiều cao tăng khoảng 10 cm/năm, các năm sau tăng trưởng chậm dần. Trẻ được tiêm hormone dưới da trước khi ngủ 5-6 lần/tuần bởi hormone này sản sinh nhiều nhất vào giấc ngủ sâu ban đêm. Trong thời gian điều trị, trẻ vẫn sinh hoạt bình thường” - bác sĩ Thảo cho biết.
Cảnh giác với thuốc tăng chiều cao
Hiện nay, chi phí điều trị cho người lùn khá cao, từ 50 đến 150 triệu đồng/năm. Do vậy, nhiều bậc cha mẹ đã tìm đến các loại thuốc uống được quảng cáo làm kích thích hormone tăng trưởng.
Tuy nhiên, giới chuyên môn khẳng định chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh tác dụng của các sản phẩm này. Thậm chí, một số người trưởng thành vì tin theo quảng cáo sử dụng các loại hormone tăng trưởng đã phải nhập viện vì thuốc phát huy tác dụng không đúng chỗ nên thay vì người cao, chân dài thì hormone này lại khiến các đầu chi to phồng ra, xương má nổi lên, khuôn mặt biến dạng.
Theo dõi chiều cao từ sơ sinh
Các bác sĩ khuyến cáo từ sau 2 tuổi đến dậy thì, nếu trẻ chỉ cao thêm dưới 4 cm mỗi năm thì các bậc cha mẹ cần đưa đi khám. Trẻ thiếu GH được điều trị càng sớm thì hiệu quả càng cao, tuổi chỉ định tốt nhất là từ 5-7. Nếu không được điều trị thì khi trưởng thành, trẻ chỉ cao khoảng 1,2 - 1,3 m. Với chiều cao này, trẻ sẽ gặp khó khăn trong cuộc sống.
Việc theo dõi chiều cao của trẻ cần bắt đầu từ giai đoạn sơ sinh. Chiều cao trung bình của trẻ lúc sơ sinh khoảng 50 cm, sau năm đầu tiên trung bình đạt 75 cm, đến năm 2 tuổi tăng thêm 10 cm ở trẻ trai và 11 cm ở trẻ gái, từ 2-5 tuổi tăng thêm từ 5-8 cm/năm và đến tuổi dậy thì có thể tăng thêm từ 10-12 cm/năm.
AloBacsi.
Một bệnh nhi nghi bị lùn được đưa đến khám tại BV Nhi Trung ương
Bệnh viện (BV) Nhi Trung ương đã áp dụng việc điều trị bổ sung hormone tăng trưởng thành công cho hàng chục bệnh nhi không may bị lùn.
“Tí hon” vì thiếu hormone
Gần 10 tuổi nhưng bé T.T.Ph (ngụ Hà Nội) chỉ cao bằng trẻ 7 tuổi. Người mẹ cho biết trong 3 năm đầu tiên, Ph. phát triển bình thường, sau đó tốc độ lớn chậm dần và đến khi đi học thì khoảng cách về chiều cao so với các bạn cùng tuổi ngày càng cách biệt. Tại BV Nhi Trung ương, sau khi kiểm tra nồng độ hormone tăng trưởng (GH), chụp X-quang tuổi xương và làm một số xét nghiệm, bác sĩ kết luận Ph. mắc bệnh thiếu GH do trục trặc tuyến yên.
Theo BS Bùi Phương Thảo, Phó trưởng Khoa Nội tiết - Chuyển hóa - Di truyền BV Nhi Trung ương, thiếu hụt GH thường do trục trặc tại tuyến yên (cơ quan sản xuất hoạt chất sinh học GH). Người lùn do trục trặc tại tuyến yên thường cơ bắp kém phát triển, các xương ngắn hơn bình thường, xương sọ nhỏ như của trẻ con, các cơ quan nội tạng có kích thước bé... nhưng các chức năng khác của cơ thể vẫn tương đối bình thường.
Điều trị đến dậy thì
BS Vũ Chí Dũng, Trưởng Khoa Nội tiết - Chuyển hóa - Di truyền BV Nhi Trung ương, cho hay GH là loại hormone kích thích cơ thể dài ra và lớn lên nhưng không phải cứ thấp lùn đều do thiếu hormone GH. Để tìm ra nguyên nhân trẻ thấp lùn, các bác sĩ sẽ khai thác tiền sử mang thai, đặc biệt là cân nặng và chiều cao vòng đầu lúc sinh; sau đó, xem xét các yếu tố dinh dưỡng và loại trừ một số bệnh lý có thể ảnh hưởng đến phát triển chiều cao như suy thận mãn, bệnh lý rối loạn nội tiết, dị tật bẩm sinh hoặc biến dạng xương. Nếu sau khi kiểm tra kích thích GH, chụp tuổi xương mà kết quả GH không tăng mới kết luận trẻ thiếu GH. “Những trẻ thấp lùn nhưng hormone bình thường thì không thể áp dụng liệu pháp bổ sung hormone tăng trưởng này” - bác sĩ Dũng khẳng định.
Theo bác sĩ Thảo, thông thường trẻ thiếu GH sẽ được điều trị kéo dài đến tuổi dậy thì và chỉ ngừng khi chiều cao phù hợp với tuổi, chiều cao không tăng lên hoặc tuổi xương ngoài 13. “Hai năm đầu điều trị, thuốc có tác dụng mạnh nhất với chiều cao tăng khoảng 10 cm/năm, các năm sau tăng trưởng chậm dần. Trẻ được tiêm hormone dưới da trước khi ngủ 5-6 lần/tuần bởi hormone này sản sinh nhiều nhất vào giấc ngủ sâu ban đêm. Trong thời gian điều trị, trẻ vẫn sinh hoạt bình thường” - bác sĩ Thảo cho biết.
Cảnh giác với thuốc tăng chiều cao
Hiện nay, chi phí điều trị cho người lùn khá cao, từ 50 đến 150 triệu đồng/năm. Do vậy, nhiều bậc cha mẹ đã tìm đến các loại thuốc uống được quảng cáo làm kích thích hormone tăng trưởng.
Tuy nhiên, giới chuyên môn khẳng định chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh tác dụng của các sản phẩm này. Thậm chí, một số người trưởng thành vì tin theo quảng cáo sử dụng các loại hormone tăng trưởng đã phải nhập viện vì thuốc phát huy tác dụng không đúng chỗ nên thay vì người cao, chân dài thì hormone này lại khiến các đầu chi to phồng ra, xương má nổi lên, khuôn mặt biến dạng.
Theo dõi chiều cao từ sơ sinh
Các bác sĩ khuyến cáo từ sau 2 tuổi đến dậy thì, nếu trẻ chỉ cao thêm dưới 4 cm mỗi năm thì các bậc cha mẹ cần đưa đi khám. Trẻ thiếu GH được điều trị càng sớm thì hiệu quả càng cao, tuổi chỉ định tốt nhất là từ 5-7. Nếu không được điều trị thì khi trưởng thành, trẻ chỉ cao khoảng 1,2 - 1,3 m. Với chiều cao này, trẻ sẽ gặp khó khăn trong cuộc sống.
Việc theo dõi chiều cao của trẻ cần bắt đầu từ giai đoạn sơ sinh. Chiều cao trung bình của trẻ lúc sơ sinh khoảng 50 cm, sau năm đầu tiên trung bình đạt 75 cm, đến năm 2 tuổi tăng thêm 10 cm ở trẻ trai và 11 cm ở trẻ gái, từ 2-5 tuổi tăng thêm từ 5-8 cm/năm và đến tuổi dậy thì có thể tăng thêm từ 10-12 cm/năm.
AloBacsi.
Bài viết cùng chủ đề
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,134
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,313
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,166
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 1,164