Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
CHĂM SÓC SẢN PHỤ
Mang thai
Muốn phòng tai biến sản khoa nên khám thai định kỳ
Nội dung
<p>[QUOTE="bacsionline, post: 6347, member: 1123"]</p><p><strong>LẠM DỤNG SIÊU ÂM, 3 SẢN PHỤ SUÝT TỬ VONG</strong></p><p></p><p></p><p>Trong 3 tháng qua, Khoa Sản BV Lê Lợi (Vũng Tàu) đã tiếp nhận mổ cấp cứu để bảo toàn tính mạng cho ít nhất là 3 sản phụ, trong đó có 2 trường hợp bị chứng sản giật, 1 trường hợp nhau cài răng lược. Các trường hợp này không đi khám thai định kỳ hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa sản mà chủ yếu chỉ đi siêu âm ở các cơ sở y tế tư nhân.</p><p></p><p></p><p>Sản phụ N. ngụ tại phường 11, TP.Vũng Tàu, sinh năm 1982, có thai lần đầu trên 40 tuần nhưng không đi khám thai đều, trong khi sản phụ có các dấu hiệu tiền sản giật. Trước khi nhập viện cấp cứu vào ngày 5/4, sản phụ trong tình trạng co giật, hôn mê, nhưng người nhà cho rằng sản phụ bị trúng gió và đã sử dụng các biện pháp cạo gió, giác hơi. Sau đó nhiều tiếng đồng hồ, sản phụ mới được đưa vào bệnh viện Lê Lợi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch đến tính mạng. Bệnh viện Lê Lợi buộc phải hội chẩn toàn bệnh viện và mổ cấp cứu khẩn cấp để cứu sống mẹ. Trong ca mổ này, 2 nhân viên y tế đã phải cho máu tươi để cứu sống sản phụ và kíp mổ buộc phải cắt bỏ hoàn toàn tử cung. Bà mẹ trẻ tuy được cứu sống, nhưng hoàn toàn không còn cơ hội sinh con do phải cắt bỏ tử cung.</p><p></p><p></p><p>Điều đáng nói là, thay vì đi khám thai định kỳ, bà mẹ này chỉ siêu âm để kiểm tra tình trạng của thai nhi mà không biết rằng, chỉ có khám thai mới kiểm soát, theo dõi được đầy đủ tình trạng sức khỏe của bà mẹ.</p><p></p><p></p><p>Vào ngày 19/4, Khoa Sản BV Lê Lợi lại tiếp tục phải cấp cứu một trường hợp có thai 22 tuần bị nhau cài răng lược. Bệnh nhân này đã có 1 con, và ít nhất 5 lần nạo hút thai, khiến tử cung mỏng và có các vết sẹo dày đặc, kèm theo tử cung dị dạng 2 sừng. Chính vì nạo hút thai nhiều lần, khiến thành tử cung mỏng, nên đã khiến nhau thai đâm xuyên tử cung, ăn sâu vào ổ bụng làm vỡ tử cung. Nếu không được cấp cứu kịp thời, sản phụ sẽ tử vong.</p><p></p><p></p><p>Còn mới đây nhất, vào ngày 4/7, Khoa Sản, BV Lê Lợi đã tiếp nhận, mổ cấp cứu một trường hợp sản giật khác. Bà mẹ này có thai 30 tuần, nhập viện trong tình trạng co giật, mạch nhanh, huyết áp tăng cao và nhau bong non, thai chết lưu. Trong quá trình mổ, sản phụ còn rơi vào tình trạng rối loạn đông máu, buộc phải cho máu tươi từ nhân viên y tế và xử trí nội khoa để bảo tồn. Đây là lần đầu tiên mang thai, nhưng sản phụ ít đi khám mà chủ yếu chỉ siêu âm để theo dõi thai nhi.</p><p></p><p><img src="http://img.bacsytructuyen.com/images/7008-mang_thai1.jpg" data-url="http://img.bacsytructuyen.com/images/7008-mang_thai1.jpg" class="bbImage " style="" alt="" title="" /></p><p></p><p><em>Khám thai định kỳ giúp kiểm soát các biến chứng</em></p><p></p><p></p><p><strong>CÁCH TỐT NHẤT LÀ ĐI KHÁM THAI ĐÚNG ĐỊNH KỲ</strong></p><p></p><p></p><p>BS Lý Bạch Nga, Trưởng Khoa Sản BV Lê Lợi cho biết, các trường hợp trên nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao. Không những thế, sản phụ còn mất cơ hội làm mẹ khi kíp mổ buộc phải cắt tử cung để cứu sống bệnh nhân. Điều đáng nói là, nếu được quản lý thai tốt, theo dõi thường xuyên bởi các bác sĩ chuyên khoa sản, tình trạng đáng tiếc trên sẽ ít xảy ra. Sản giật là một biến chứng thường gặp ở các sản phụ bị tiền sản giật hay còn gọi là tăng huyết áp thai kỳ. </p><p></p><p></p><p>Trong quá trình khám thai, bác sĩ chuyên khoa sản sẽ phát hiện các dấu hiệu tiền sản giật và can thiệp nếu có thể để sản phụ không bị biến chứng thành sản giật, dễ gây tử vong cho cả mẹ và bé. Còn với nhau cài răng lược, thường xảy ra khi bà mẹ nạo hút thai nhiều lần hoặc sinh mổ. Ở bệnh lý này có thể phát hiện được qua siêu âm và giúp bỏ thai sớm để bảo toàn tính mạng cho mẹ. Nếu để thai lớn sẽ gây vỡ tử cung, gây tử vong mẹ và sơ sinh.</p><p></p><p></p><p>Bác sĩ Nga cho rằng, tình trạng các thai phụ thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết trong chăm sóc sức khỏe sinh sản không phải là hiếm gặp và dễ để lại hậu quả khó lường. Chính vì vậy, để được chăm sóc tốt, bà mẹ có thai phải đi khám thai định kỳ. Trong quá trình khám thai, bà mẹ còn được tư vấn, hướng dẫn cách theo dõi ở nhà và cách chăm sóc sức khỏe sinh sản. Đồng thời, nếu phát hiện sớm các triệu chứng bất thường, bác sĩ sẽ can thiệp bằng biện pháp chuyên môn để tránh xảy ra tai biến. Siêu âm cũng có thể được chỉ định để theo dõi sự phát triển của thai nhi và phát hiện các dị tật bất thường, nhưng không thể thay thế cho khám thai.</p><p></p><p></p><p>Tình trạng tai biến sản khoa sẽ còn tiếp diễn nếu các bà mẹ ít quan tâm đến vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản hoặc thiếu kiến thức trong lĩnh vực này. Các ca tai biến trên đây tuy chưa dẫn đến tử vong nhưng để lại hậu quả đáng tiếc cho các thai phụ và là hồi chuông cảnh báo cho tình trạng thiếu hiểu biết, lạm dụng siêu âm, không khám thai định kỳ trong quá trình thai sản.</p><p></p><p></p><p>(Tổng hợp)</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="bacsionline, post: 6347, member: 1123"] [B]LẠM DỤNG SIÊU ÂM, 3 SẢN PHỤ SUÝT TỬ VONG[/B] Trong 3 tháng qua, Khoa Sản BV Lê Lợi (Vũng Tàu) đã tiếp nhận mổ cấp cứu để bảo toàn tính mạng cho ít nhất là 3 sản phụ, trong đó có 2 trường hợp bị chứng sản giật, 1 trường hợp nhau cài răng lược. Các trường hợp này không đi khám thai định kỳ hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa sản mà chủ yếu chỉ đi siêu âm ở các cơ sở y tế tư nhân. Sản phụ N. ngụ tại phường 11, TP.Vũng Tàu, sinh năm 1982, có thai lần đầu trên 40 tuần nhưng không đi khám thai đều, trong khi sản phụ có các dấu hiệu tiền sản giật. Trước khi nhập viện cấp cứu vào ngày 5/4, sản phụ trong tình trạng co giật, hôn mê, nhưng người nhà cho rằng sản phụ bị trúng gió và đã sử dụng các biện pháp cạo gió, giác hơi. Sau đó nhiều tiếng đồng hồ, sản phụ mới được đưa vào bệnh viện Lê Lợi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch đến tính mạng. Bệnh viện Lê Lợi buộc phải hội chẩn toàn bệnh viện và mổ cấp cứu khẩn cấp để cứu sống mẹ. Trong ca mổ này, 2 nhân viên y tế đã phải cho máu tươi để cứu sống sản phụ và kíp mổ buộc phải cắt bỏ hoàn toàn tử cung. Bà mẹ trẻ tuy được cứu sống, nhưng hoàn toàn không còn cơ hội sinh con do phải cắt bỏ tử cung. Điều đáng nói là, thay vì đi khám thai định kỳ, bà mẹ này chỉ siêu âm để kiểm tra tình trạng của thai nhi mà không biết rằng, chỉ có khám thai mới kiểm soát, theo dõi được đầy đủ tình trạng sức khỏe của bà mẹ. Vào ngày 19/4, Khoa Sản BV Lê Lợi lại tiếp tục phải cấp cứu một trường hợp có thai 22 tuần bị nhau cài răng lược. Bệnh nhân này đã có 1 con, và ít nhất 5 lần nạo hút thai, khiến tử cung mỏng và có các vết sẹo dày đặc, kèm theo tử cung dị dạng 2 sừng. Chính vì nạo hút thai nhiều lần, khiến thành tử cung mỏng, nên đã khiến nhau thai đâm xuyên tử cung, ăn sâu vào ổ bụng làm vỡ tử cung. Nếu không được cấp cứu kịp thời, sản phụ sẽ tử vong. Còn mới đây nhất, vào ngày 4/7, Khoa Sản, BV Lê Lợi đã tiếp nhận, mổ cấp cứu một trường hợp sản giật khác. Bà mẹ này có thai 30 tuần, nhập viện trong tình trạng co giật, mạch nhanh, huyết áp tăng cao và nhau bong non, thai chết lưu. Trong quá trình mổ, sản phụ còn rơi vào tình trạng rối loạn đông máu, buộc phải cho máu tươi từ nhân viên y tế và xử trí nội khoa để bảo tồn. Đây là lần đầu tiên mang thai, nhưng sản phụ ít đi khám mà chủ yếu chỉ siêu âm để theo dõi thai nhi. [IMG]http://img.bacsytructuyen.com/images/7008-mang_thai1.jpg[/IMG] [I]Khám thai định kỳ giúp kiểm soát các biến chứng[/I] [B]CÁCH TỐT NHẤT LÀ ĐI KHÁM THAI ĐÚNG ĐỊNH KỲ[/B] BS Lý Bạch Nga, Trưởng Khoa Sản BV Lê Lợi cho biết, các trường hợp trên nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao. Không những thế, sản phụ còn mất cơ hội làm mẹ khi kíp mổ buộc phải cắt tử cung để cứu sống bệnh nhân. Điều đáng nói là, nếu được quản lý thai tốt, theo dõi thường xuyên bởi các bác sĩ chuyên khoa sản, tình trạng đáng tiếc trên sẽ ít xảy ra. Sản giật là một biến chứng thường gặp ở các sản phụ bị tiền sản giật hay còn gọi là tăng huyết áp thai kỳ. Trong quá trình khám thai, bác sĩ chuyên khoa sản sẽ phát hiện các dấu hiệu tiền sản giật và can thiệp nếu có thể để sản phụ không bị biến chứng thành sản giật, dễ gây tử vong cho cả mẹ và bé. Còn với nhau cài răng lược, thường xảy ra khi bà mẹ nạo hút thai nhiều lần hoặc sinh mổ. Ở bệnh lý này có thể phát hiện được qua siêu âm và giúp bỏ thai sớm để bảo toàn tính mạng cho mẹ. Nếu để thai lớn sẽ gây vỡ tử cung, gây tử vong mẹ và sơ sinh. Bác sĩ Nga cho rằng, tình trạng các thai phụ thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết trong chăm sóc sức khỏe sinh sản không phải là hiếm gặp và dễ để lại hậu quả khó lường. Chính vì vậy, để được chăm sóc tốt, bà mẹ có thai phải đi khám thai định kỳ. Trong quá trình khám thai, bà mẹ còn được tư vấn, hướng dẫn cách theo dõi ở nhà và cách chăm sóc sức khỏe sinh sản. Đồng thời, nếu phát hiện sớm các triệu chứng bất thường, bác sĩ sẽ can thiệp bằng biện pháp chuyên môn để tránh xảy ra tai biến. Siêu âm cũng có thể được chỉ định để theo dõi sự phát triển của thai nhi và phát hiện các dị tật bất thường, nhưng không thể thay thế cho khám thai. Tình trạng tai biến sản khoa sẽ còn tiếp diễn nếu các bà mẹ ít quan tâm đến vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản hoặc thiếu kiến thức trong lĩnh vực này. Các ca tai biến trên đây tuy chưa dẫn đến tử vong nhưng để lại hậu quả đáng tiếc cho các thai phụ và là hồi chuông cảnh báo cho tình trạng thiếu hiểu biết, lạm dụng siêu âm, không khám thai định kỳ trong quá trình thai sản. (Tổng hợp) [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
CHĂM SÓC SẢN PHỤ
Mang thai
Muốn phòng tai biến sản khoa nên khám thai định kỳ
Top
Dưới