Mong con có đủ chất, nhiều phụ huynh nghiền thức ăn cho bé ăn từ khi trẻ mới 3-4 tháng tuổi. Hậu quả, một số bé phải nhập viện vì tiêu chảy, táo bón hoặc nôn trớ.
Khi hệ tiêu hóa chưa ổn định, việc ăn dặm sớm có thể khiến bé bị táo bón, tiêu chảy, nôn trớ. Ảnh minh họa: Thiên Chương
Mang con 5 tháng tuổi đến khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM, khám, chị Xuân nhà ở quận 11 cho hay sữa mẹ không có, sợ sữa công thức không đủ chất, chị mua thuốc ăn về xay nhuyễn đút cho con. Một tuần sau khi được mẹ bổ sung dinh dưỡng, bé không thể đi tiêu được.
Con gái 4 tháng tuổi của chị Thủy ở quận Tân Phú cũng được đưa đến bệnh viện vì bị tiêu chảy gần một tuần không khỏi sau khi được cho ăn dặm.
"Tôi cho cháu ăn khoai tây, cà rốt, cải xanh được xay rất nhuyễn và chế biến rất kỹ nhưng không hiểu sao lại như vậy", phụ huynh này nói.
Tại Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, nhiều phụ huynh đưa con đến khám hoặc gọi điện nhờ tư vấn "không hiểu sao thức ăn chế biến hợp vệ sinh nhưng các bé được cho ăn dặm lại bị tiêu chảy hoặc nôn trớ".
Bác sĩ Hoàng Lê Phúc, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho biết, ông thường xuyên tiếp nhận những trường hợp tương tự và điểm chung của các bé là đều được người lớn cho ăn dặm sớm.
"Hầu hết phụ huynh đều có tâm lý muốn con cứng cáp, sợ con thiếu chất nên cho ăn dặm mà không biết hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn chỉnh để tiếp nhận thức ăn. Điều này dẫn đến việc bé bị rối loạn tiêu hóa", bác sĩ Phúc nói.
Cũng theo bác sĩ Phúc, khi dinh dưỡng chưa thể được dung nạp, các bé thường có biểu hiện trớ, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón. Một số bé có biểu hiện quấy khóc từng cơn có thể do cơn đau bụng gây nên.
"Thời điểm ăn dặm phù hợp cho trẻ là khi các bé được 6 tháng tuổi. Lúc này, hệ tiêu hóa của bé đã đủ chức năng tiếp nhận thức ăn. Các biểu hiện để biết bé đã sẵn sàng cho việc ăn dặm là lưỡi của bé đẩy thức ăn ra, bé biết phản xạ xoay đầu theo hướng của thìa", bác sĩ Phúc nói.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện Dinh dưỡng khuyên, khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, phụ huynh nên cho bé ăn bột, sau đó là các loại thịt, cá, rau xanh xay nhuyễn trộn với vài giọt dầu thực vật.
"Không nên cho trẻ ăn quá nhiều trong một lần mà tăng dần từ 50, 80 ml đến 100 ml dung dịch thức ăn dặm trong mỗi lần ăn", bà Lâm nói.
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên, khi cho trẻ ăn dặm, phụ huynh nên theo dõi các phản ứng của bé để phòng hiện tượng dị ứng thức ăn; theo dõi phân để biết bé có bị rối loạn tiêu hóa hay không, từ đó cân chỉnh lại các thành phần dinh dưỡng phù hợp.
Khi thấy trẻ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa, cần đưa bé đến bệnh viện để được chữa trị và tư vấn. Không nên liên tục đổi sữa vì có thể làm trẻ bị rối loạn tiêu hóa nặng hơn.
VnExpress.
Khi hệ tiêu hóa chưa ổn định, việc ăn dặm sớm có thể khiến bé bị táo bón, tiêu chảy, nôn trớ. Ảnh minh họa: Thiên Chương
Mang con 5 tháng tuổi đến khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM, khám, chị Xuân nhà ở quận 11 cho hay sữa mẹ không có, sợ sữa công thức không đủ chất, chị mua thuốc ăn về xay nhuyễn đút cho con. Một tuần sau khi được mẹ bổ sung dinh dưỡng, bé không thể đi tiêu được.
Con gái 4 tháng tuổi của chị Thủy ở quận Tân Phú cũng được đưa đến bệnh viện vì bị tiêu chảy gần một tuần không khỏi sau khi được cho ăn dặm.
"Tôi cho cháu ăn khoai tây, cà rốt, cải xanh được xay rất nhuyễn và chế biến rất kỹ nhưng không hiểu sao lại như vậy", phụ huynh này nói.
Tại Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, nhiều phụ huynh đưa con đến khám hoặc gọi điện nhờ tư vấn "không hiểu sao thức ăn chế biến hợp vệ sinh nhưng các bé được cho ăn dặm lại bị tiêu chảy hoặc nôn trớ".
Bác sĩ Hoàng Lê Phúc, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho biết, ông thường xuyên tiếp nhận những trường hợp tương tự và điểm chung của các bé là đều được người lớn cho ăn dặm sớm.
"Hầu hết phụ huynh đều có tâm lý muốn con cứng cáp, sợ con thiếu chất nên cho ăn dặm mà không biết hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn chỉnh để tiếp nhận thức ăn. Điều này dẫn đến việc bé bị rối loạn tiêu hóa", bác sĩ Phúc nói.
Cũng theo bác sĩ Phúc, khi dinh dưỡng chưa thể được dung nạp, các bé thường có biểu hiện trớ, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón. Một số bé có biểu hiện quấy khóc từng cơn có thể do cơn đau bụng gây nên.
"Thời điểm ăn dặm phù hợp cho trẻ là khi các bé được 6 tháng tuổi. Lúc này, hệ tiêu hóa của bé đã đủ chức năng tiếp nhận thức ăn. Các biểu hiện để biết bé đã sẵn sàng cho việc ăn dặm là lưỡi của bé đẩy thức ăn ra, bé biết phản xạ xoay đầu theo hướng của thìa", bác sĩ Phúc nói.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện Dinh dưỡng khuyên, khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, phụ huynh nên cho bé ăn bột, sau đó là các loại thịt, cá, rau xanh xay nhuyễn trộn với vài giọt dầu thực vật.
"Không nên cho trẻ ăn quá nhiều trong một lần mà tăng dần từ 50, 80 ml đến 100 ml dung dịch thức ăn dặm trong mỗi lần ăn", bà Lâm nói.
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên, khi cho trẻ ăn dặm, phụ huynh nên theo dõi các phản ứng của bé để phòng hiện tượng dị ứng thức ăn; theo dõi phân để biết bé có bị rối loạn tiêu hóa hay không, từ đó cân chỉnh lại các thành phần dinh dưỡng phù hợp.
Khi thấy trẻ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa, cần đưa bé đến bệnh viện để được chữa trị và tư vấn. Không nên liên tục đổi sữa vì có thể làm trẻ bị rối loạn tiêu hóa nặng hơn.
VnExpress.
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,361
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,135
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,315
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,168