Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
NHI KHOA
Sơ sinh
Những trục trặc thường gặp ở bé sơ sinh
Nội dung
<p>[QUOTE="Bác sĩ Phượng, post: 6946, member: 738"]</p><p>Khi mới sinh, cha mẹ cần kiểm tra da, tóc… cho bé. Những chứng như vàng da, mụn trứng cá, ẩn tinh hoàn… có thể tự nhiên biến mất nhưng cũng có khi cần điều trị.</p><p></p><p></p><p>Những trục trặc thường gặp ở bé sơ sinh</p><p></p><p></p><p><strong>1.Ngực ‘phát triển’</strong></p><p></p><p></p><p>Nếu vòng một của bé (bé trai hoặc bé gái) nở nang như đến tuổi dậy thì, cha mẹ không cần quá lo. Tương tự dấu hiệu sưng vùng kín (hoặc tiết dịch vùng kín, tiết dịch ở núm vú), ngực phát triển là do sự thay đổi hoóc môn. Hiện tượng sưng (hoặc tiết dịch ở vú) sẽ tự nhiên biến mất trong vòng một tháng. Nếu dấu hiệu này còn tồn tại sau đó, cần đưa bé đi khám.</p><p></p><p></p><p><strong>2. Mảng đỏ trên mặt</strong></p><p></p><p></p><p>Đó là những mảng da đỏ như màu dâu tây xuất hiện ở trán, má, cằm hay một số bộ phận khác trên khuôn mặt bé. Phần lớn các mảng đỏ này sẽ tự nhiên mờ dần rồi mất hẳn khi bé lớn lên.</p><p></p><p></p><p>Nếu mảng đỏ xuất hiện quanh mắt, ảnh hưởng đến thị giác (hoặc mảng màu đỏ lan rộng đến mí mắt hay ở trán) thì có thể bé gặp trục trặc về hệ thần kinh.</p><p></p><p></p><p><strong>3. Đầu hình nón</strong></p><p></p><p></p><p>Do xương sọ còn khá mềm nên hình dáng đầu bé trong khoảng thời gian mới chào đời có thể bị bẹp, nhọn (hình nón). Ngoài ra, cũng vì hai thóp trên đầu chưa liền nên cấu tạo đầu của bé càng dễ có hình dạng đặc biệt. Khoảng 4-6 tháng tuổi, thóp ở phía sau đầu của bé sẽ liền trước; 12-18 tháng tuổi, thóp ở phía trước đầu sẽ liền sau.</p><p></p><p></p><p style="text-align: center"><img src="http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2012/08/15/dcdNhung-truc-trac-thuong-gap-o-be-so-sinh.JPG" data-url="http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2012/08/15/dcdNhung-truc-trac-thuong-gap-o-be-so-sinh.JPG" class="bbImage " style="" alt="" title="" /></p><p><strong></strong></p><p><strong>4. Vàng da</strong></p><p></p><p></p><p>Khoảng thời gian ngắn sau khi chào đời, làn da của bé có màu vàng nhẹ. Cha mẹ không cần quá lo lắng về vấn đề này. Tình trạng vàng da có thể xảy đến với hơn một nửa số bé sơ sinh.</p><p></p><p></p><p>Chất màu vàng này bắt nguồn từ bilirubin, một sản phẩm thừa có lẫn trong hồng cầu. Thông thường, biliburin được bài tiết bởi gan nhưng do chức năng gan ở bé sơ sinh chưa hoàn thiện nên biliburin có thể bị tích tụ lại, dẫn tới thừa.</p><p></p><p></p><p>Phần lớn trường hợp, khi gan hoạt động tốt hơn (trong vòng 2 tuần lễ), hiện tượng vàng da ở bé cũng giảm dần và mất hẳn. Để cơ thể bé đào thải nhanh biliburin, bác sĩ khuyên nên cho con bú mẹ thường xuyên. Nếu tình trạng vàng da nặng, vàng da kéo dài hơn ba tuần, cần cho bé đi khám. Nếu chứng vàng da mất đi rồi lại tái phát, có thể bé đang gặp trục trặc về gan.</p><p></p><p></p><p><strong>5.Mụn trứng cá</strong></p><p></p><p></p><p>Mụn trứng cá ở bé sơ sinh được hình thành bởi hai yếu tố:</p><p></p><p></p><p>- Hàm lượng androgen từ cơ thể mẹ chuyển qua cơ thể bé trong suốt thai kỳ.</p><p></p><p></p><p>- Tuyến dầu dưới da bị tắc.</p><p></p><p></p><p>Một vài tuần sau khi chào đời, mức androgen sẽ rút xuống, tuyến dầu hoạt động nhịp nhàng sẽ trả lại cho làn da bé vẻ mịn màng. Cần đưa bé đi khám nếu mụn trứng cá đi kèm với những vấn đề thuộc đường tiêu hóa vì có thể đó là triệu chứng của dị ứng.</p><p></p><p></p><p><strong>6. Nhiều lông tơ</strong></p><p></p><p></p><p>Những lớp lông mịn, mềm (lông tơ) bao phủ khắp mặt, ngực và thậm chí cả lưng của bé là hiện tượng bình thường. Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, bé đã mọc lông tơ trên cơ thể. Khoảng tuần 36-40 của thai kỳ, những lớp lông này thường biến mất; điều này giải thích vì sao nhóm bé sinh non thường có nhiều lông trên người hơn nhóm bé sinh đủ tháng.</p><p></p><p></p><p>Khoảng 4 tháng tuổi, lớp lông tơ bao phủ thân mình bé cũng rụng dần. Nếu lông tơ mọc nhiều sau thời gian này, cần đưa bé đi khám. Cũng cần trao đổi với bác sĩ nếu phát hiện bé có một túm lông ở xương sống. Đó không phải lông tơ, có thể là dấu hiệu trục trặc ở hệ thần kinh, cần được bác sĩ kiểm tra ngay tức khắc.</p><p></p><p></p><p><strong>7. Ẩn tinh hoàn</strong></p><p></p><p></p><p>Khá nhiều bé trai chào đời với hiện tượng ẩn tinh hoàn (tinh hoàn không tụt vào trong bìu như bình thường). Nguyên nhân là do tinh hoàn (cơ quan được hình thành ngay từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ) có trục trặc (không định cư trong bìu, khoảng tháng thứ 8 của thai kỳ).</p><p></p><p></p><p>Phần lớn trường hợp, tinh hoàn sẽ tự tìm đường về đúng vị trí trong 3-6 tháng. Tuy nhiên, nếu sau khoảng 1 năm, tinh hoàn vẫn đi lạc, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật hoặc can thiệp bằng hoóc mon. Tinh hoàn ẩn làm tăng nguy cơ ung thư, trì hoãn khả năng sinh sản sau này (khi bé lớn lên).</p><p></p><p>AloBacsi.</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Bác sĩ Phượng, post: 6946, member: 738"] Khi mới sinh, cha mẹ cần kiểm tra da, tóc… cho bé. Những chứng như vàng da, mụn trứng cá, ẩn tinh hoàn… có thể tự nhiên biến mất nhưng cũng có khi cần điều trị. Những trục trặc thường gặp ở bé sơ sinh [B]1.Ngực ‘phát triển’[/B] Nếu vòng một của bé (bé trai hoặc bé gái) nở nang như đến tuổi dậy thì, cha mẹ không cần quá lo. Tương tự dấu hiệu sưng vùng kín (hoặc tiết dịch vùng kín, tiết dịch ở núm vú), ngực phát triển là do sự thay đổi hoóc môn. Hiện tượng sưng (hoặc tiết dịch ở vú) sẽ tự nhiên biến mất trong vòng một tháng. Nếu dấu hiệu này còn tồn tại sau đó, cần đưa bé đi khám. [B]2. Mảng đỏ trên mặt[/B] Đó là những mảng da đỏ như màu dâu tây xuất hiện ở trán, má, cằm hay một số bộ phận khác trên khuôn mặt bé. Phần lớn các mảng đỏ này sẽ tự nhiên mờ dần rồi mất hẳn khi bé lớn lên. Nếu mảng đỏ xuất hiện quanh mắt, ảnh hưởng đến thị giác (hoặc mảng màu đỏ lan rộng đến mí mắt hay ở trán) thì có thể bé gặp trục trặc về hệ thần kinh. [B]3. Đầu hình nón[/B] Do xương sọ còn khá mềm nên hình dáng đầu bé trong khoảng thời gian mới chào đời có thể bị bẹp, nhọn (hình nón). Ngoài ra, cũng vì hai thóp trên đầu chưa liền nên cấu tạo đầu của bé càng dễ có hình dạng đặc biệt. Khoảng 4-6 tháng tuổi, thóp ở phía sau đầu của bé sẽ liền trước; 12-18 tháng tuổi, thóp ở phía trước đầu sẽ liền sau. [CENTER][IMG]http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2012/08/15/dcdNhung-truc-trac-thuong-gap-o-be-so-sinh.JPG[/IMG][/CENTER] [B] 4. Vàng da[/B] Khoảng thời gian ngắn sau khi chào đời, làn da của bé có màu vàng nhẹ. Cha mẹ không cần quá lo lắng về vấn đề này. Tình trạng vàng da có thể xảy đến với hơn một nửa số bé sơ sinh. Chất màu vàng này bắt nguồn từ bilirubin, một sản phẩm thừa có lẫn trong hồng cầu. Thông thường, biliburin được bài tiết bởi gan nhưng do chức năng gan ở bé sơ sinh chưa hoàn thiện nên biliburin có thể bị tích tụ lại, dẫn tới thừa. Phần lớn trường hợp, khi gan hoạt động tốt hơn (trong vòng 2 tuần lễ), hiện tượng vàng da ở bé cũng giảm dần và mất hẳn. Để cơ thể bé đào thải nhanh biliburin, bác sĩ khuyên nên cho con bú mẹ thường xuyên. Nếu tình trạng vàng da nặng, vàng da kéo dài hơn ba tuần, cần cho bé đi khám. Nếu chứng vàng da mất đi rồi lại tái phát, có thể bé đang gặp trục trặc về gan. [B]5.Mụn trứng cá[/B] Mụn trứng cá ở bé sơ sinh được hình thành bởi hai yếu tố: - Hàm lượng androgen từ cơ thể mẹ chuyển qua cơ thể bé trong suốt thai kỳ. - Tuyến dầu dưới da bị tắc. Một vài tuần sau khi chào đời, mức androgen sẽ rút xuống, tuyến dầu hoạt động nhịp nhàng sẽ trả lại cho làn da bé vẻ mịn màng. Cần đưa bé đi khám nếu mụn trứng cá đi kèm với những vấn đề thuộc đường tiêu hóa vì có thể đó là triệu chứng của dị ứng. [B]6. Nhiều lông tơ[/B] Những lớp lông mịn, mềm (lông tơ) bao phủ khắp mặt, ngực và thậm chí cả lưng của bé là hiện tượng bình thường. Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, bé đã mọc lông tơ trên cơ thể. Khoảng tuần 36-40 của thai kỳ, những lớp lông này thường biến mất; điều này giải thích vì sao nhóm bé sinh non thường có nhiều lông trên người hơn nhóm bé sinh đủ tháng. Khoảng 4 tháng tuổi, lớp lông tơ bao phủ thân mình bé cũng rụng dần. Nếu lông tơ mọc nhiều sau thời gian này, cần đưa bé đi khám. Cũng cần trao đổi với bác sĩ nếu phát hiện bé có một túm lông ở xương sống. Đó không phải lông tơ, có thể là dấu hiệu trục trặc ở hệ thần kinh, cần được bác sĩ kiểm tra ngay tức khắc. [B]7. Ẩn tinh hoàn[/B] Khá nhiều bé trai chào đời với hiện tượng ẩn tinh hoàn (tinh hoàn không tụt vào trong bìu như bình thường). Nguyên nhân là do tinh hoàn (cơ quan được hình thành ngay từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ) có trục trặc (không định cư trong bìu, khoảng tháng thứ 8 của thai kỳ). Phần lớn trường hợp, tinh hoàn sẽ tự tìm đường về đúng vị trí trong 3-6 tháng. Tuy nhiên, nếu sau khoảng 1 năm, tinh hoàn vẫn đi lạc, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật hoặc can thiệp bằng hoóc mon. Tinh hoàn ẩn làm tăng nguy cơ ung thư, trì hoãn khả năng sinh sản sau này (khi bé lớn lên). AloBacsi. [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
NHI KHOA
Sơ sinh
Những trục trặc thường gặp ở bé sơ sinh
Top
Dưới