Viêm ruột thừa ở trẻ em là một bệnh lý khá phổ biến, trong đó, có những trường hợp viêm ruột thừa chưa có biến chứng, mổ xong bé hồi phục rất nhanh nhưng cũng có những trường hợp viêm ruột thừa khi nhập viện đã có biến chứng như vỡ, abces ruột thừa, mủ lan tràn khắp ổ bụng, mổ xong hậu phẫu còn nhiều sóng gió, thời gian nằm viện lâu, gây nhiều thắc mắc cho thân nhân của bé.
Ruột thừa là một bộ phận nhỏ như ngón tay cái nằm ở phía dưới bên phải của bụng, có một đầu bịt kín, đầu kia thông với manh tràng (đoạn đầu tiên của ruột già). Nếu vì nguyên nhân nào đó làm cho lòng ruột thừa bị tắc nghẽn (do sỏi phân, quá sản tổ chức lympho ở thành ruột thừa, dị vật...) sẽ khiến cho ruột thừa bị sưng lên và nhiễm trùng, tạo thành ruột thừa viêm. Nếu không điều trị, ruột thừa có thể bị hoại tử, vỡ ra, vi khuẩn tăng sinh làm mủ lan tràn ổ bụng gọi là viêm phúc mạc gây nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu), suy đa cơ quan và cuối cùng là tử vong.
Triệu chứng điển hình
Triệu chứng điển hình của viêm ruột thừa là đau vùng bụng dưới bên phải (còn gọi là hố chậu phải). Kiểu đau của viêm ruột thừa thường bắt đầu ở vùng quanh rốn trước khi khu trú ở hố chậu phải. Tuy nhiên với trẻ em, điểm đau rất khó xác định vì trẻ đa phần gặp bác sĩ là sợ, kêu khóc, không miêu tả được là đau ở đâu, thậm chí khám bụng chỗ nào cũng kêu đau. Trẻ bị viêm ruột thừa thường có môi khô, lưỡi dơ biểu hiện tình trạng nhiễm trùng. Phần lớn trẻ có sốt nhẹ, dao động 38 - 38,5 độ C nhưng có khi trẻ không có triệu chứng này, chỉ khi đoạn ruột thừa viêm bị vỡ thì mới sốt. Ngoài ra, bé sẽ có tình trạng mệt mỏi, chán ăn, bụng chướng do ruột bị kích thích kèm theo buồn nôn, nôn ói. Tiêu chảy có thể có hoặc không, nhưng nếu có sẽ làm tăng khả năng chẩn đoán. Biểu hiện nôn và tiêu chảy ở trẻ viêm ruột thừa cũng dễ bị nhầm với rối loạn tiêu hóa.
Lưu ý các dấu hiệu sau ở trẻ có khả năng bị viêm ruột thừa: đau bụng vùng quanh rốn, hố chậu phải; sốt nhẹ; buồn nôn và nôn; tiêu lỏng; bụng chướng. Các triệu chứng này có thể xuất hiện không đầy đủ. Do đó các bậc phụ huynh cần đưa con khám nếu trẻ đau bụng nhiều, không giảm sau 1 - 2 giờ, kèm theo nôn, đi lỏng hoặc sốt để được theo dõi tại bệnh viện vì việc theo dõi ở nhà rất nguy hiểm. Ngoài ra, các bậc phụ huynh không nên tự ý dùng thuốc giảm đau cho trẻ nếu trẻ đau bụng mà chưa xác định được nguyên nhân vì thuốc có thể làm mất các triệu chứng bệnh và gây khó khăn cho việc chẩn đoán của bác sĩ.
Mổ viêm ruột thừa
Tùy thuộc vào mức độ viêm của ruột thừa mà sau khi mổ xong có còn các biến chứng gì khác không. Nếu là viêm ruột thừa cấp (mới chớm viêm trong vòng 6 giờ), viêm ruột thừa mủ thì khả năng biến chứng sau mổ là rất thấp. Nhưng đối với các trường hợp viêm phúc mạc ruột thừa thì do mủ lan tràn khắp ổ bụng nên biến chứng tắc ruột do các dây dính tạo thành sau mổ là rất cao. Nhiều trường hợp tắc ruột phải mổ lại để gỡ các dây dính này.
Nhiều nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt giữa mổ nội soi và mổ mở về mặt biến chứng. Nhưng mổ ruột thừa nội soi là một bước tiến mới trong tiếp cận mổ viêm ruột thừa, nhất là đối với các trẻ có thể trạng mập. Trẻ sau mổ sẽ bớt đau hơn mổ thông thường do ít phải cắt cơ, quan sát được toàn thể ổ bụng, thời gian hồi phục nhanh hơn và sẹo mổ thẩm mỹ hơn.
BS. Trương Anh Mậu (BV nhi đồng 2)
Ruột thừa là một bộ phận nhỏ như ngón tay cái nằm ở phía dưới bên phải của bụng, có một đầu bịt kín, đầu kia thông với manh tràng (đoạn đầu tiên của ruột già). Nếu vì nguyên nhân nào đó làm cho lòng ruột thừa bị tắc nghẽn (do sỏi phân, quá sản tổ chức lympho ở thành ruột thừa, dị vật...) sẽ khiến cho ruột thừa bị sưng lên và nhiễm trùng, tạo thành ruột thừa viêm. Nếu không điều trị, ruột thừa có thể bị hoại tử, vỡ ra, vi khuẩn tăng sinh làm mủ lan tràn ổ bụng gọi là viêm phúc mạc gây nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu), suy đa cơ quan và cuối cùng là tử vong.
Triệu chứng điển hình
Triệu chứng điển hình của viêm ruột thừa là đau vùng bụng dưới bên phải (còn gọi là hố chậu phải). Kiểu đau của viêm ruột thừa thường bắt đầu ở vùng quanh rốn trước khi khu trú ở hố chậu phải. Tuy nhiên với trẻ em, điểm đau rất khó xác định vì trẻ đa phần gặp bác sĩ là sợ, kêu khóc, không miêu tả được là đau ở đâu, thậm chí khám bụng chỗ nào cũng kêu đau. Trẻ bị viêm ruột thừa thường có môi khô, lưỡi dơ biểu hiện tình trạng nhiễm trùng. Phần lớn trẻ có sốt nhẹ, dao động 38 - 38,5 độ C nhưng có khi trẻ không có triệu chứng này, chỉ khi đoạn ruột thừa viêm bị vỡ thì mới sốt. Ngoài ra, bé sẽ có tình trạng mệt mỏi, chán ăn, bụng chướng do ruột bị kích thích kèm theo buồn nôn, nôn ói. Tiêu chảy có thể có hoặc không, nhưng nếu có sẽ làm tăng khả năng chẩn đoán. Biểu hiện nôn và tiêu chảy ở trẻ viêm ruột thừa cũng dễ bị nhầm với rối loạn tiêu hóa.
Lưu ý các dấu hiệu sau ở trẻ có khả năng bị viêm ruột thừa: đau bụng vùng quanh rốn, hố chậu phải; sốt nhẹ; buồn nôn và nôn; tiêu lỏng; bụng chướng. Các triệu chứng này có thể xuất hiện không đầy đủ. Do đó các bậc phụ huynh cần đưa con khám nếu trẻ đau bụng nhiều, không giảm sau 1 - 2 giờ, kèm theo nôn, đi lỏng hoặc sốt để được theo dõi tại bệnh viện vì việc theo dõi ở nhà rất nguy hiểm. Ngoài ra, các bậc phụ huynh không nên tự ý dùng thuốc giảm đau cho trẻ nếu trẻ đau bụng mà chưa xác định được nguyên nhân vì thuốc có thể làm mất các triệu chứng bệnh và gây khó khăn cho việc chẩn đoán của bác sĩ.
Mổ viêm ruột thừa
Tùy thuộc vào mức độ viêm của ruột thừa mà sau khi mổ xong có còn các biến chứng gì khác không. Nếu là viêm ruột thừa cấp (mới chớm viêm trong vòng 6 giờ), viêm ruột thừa mủ thì khả năng biến chứng sau mổ là rất thấp. Nhưng đối với các trường hợp viêm phúc mạc ruột thừa thì do mủ lan tràn khắp ổ bụng nên biến chứng tắc ruột do các dây dính tạo thành sau mổ là rất cao. Nhiều trường hợp tắc ruột phải mổ lại để gỡ các dây dính này.
Nhiều nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt giữa mổ nội soi và mổ mở về mặt biến chứng. Nhưng mổ ruột thừa nội soi là một bước tiến mới trong tiếp cận mổ viêm ruột thừa, nhất là đối với các trẻ có thể trạng mập. Trẻ sau mổ sẽ bớt đau hơn mổ thông thường do ít phải cắt cơ, quan sát được toàn thể ổ bụng, thời gian hồi phục nhanh hơn và sẹo mổ thẩm mỹ hơn.
BS. Trương Anh Mậu (BV nhi đồng 2)
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,361
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,135
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,315
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,168