Rất nhiều bà mẹ thắc mắc là mình đã chăm con đủ cách, trẻ ăn không ít nhưng vẫn xanh xao, gầy còm. Tại sao vậy?
Nhiều bà mẹ thắc mắc với bác sĩ đã chăm con đủ cách nhưng con vẫn xanh xao, gầy còm. Nguyên nhân, do trẻ bị nhiễm nhiều giun dẫn đến mang nhiều bệnh trong cơ thể.
Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Trung ương, cho biết nhiễm giun làm cho trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu máu, chậm lớn, học hành sa sút, sức đề kháng giảm, thậm chí có thể bị nhiễm trùng đường mật do giun, áp xe gan do giun, bán tắc ruột và tắc ruột do giun.
44% trẻ nhiễm giun
Nhiều bà mẹ thắc mắc với bác sĩ đã chăm con đủ cách nhưng con vẫn xanh xao, gầy còm. Nguyên nhân, do trẻ bị nhiễm nhiều giun dẫn đến mang nhiều bệnh trong cơ thể.
Thống kê mới nhất vừa được ngành y tế công bố cho thấy có tới 44% trẻ em Việt Nam bị nhiễm giun tóc, giun móc và giun đũa. "Số trẻ bị các bệnh giun lây truyền từ đất khá nhiều nhưng nhiều cha mẹ lại quên tẩy giun cho con. Trong khi đó, bệnh diễn biến âm ỉ, kéo dài, dần dần trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn, sức đề kháng kém", ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết.
"Trường hợp cha mẹ để vài năm, thậm chí có những trẻ từ bé tới khi 10 tuổi chưa hề được uống thuốc tẩy giun lần nào không phải là chuyện hiếm", bác sĩ Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế lao động Thái Hà, Hà Nội chia sẻ. Theo bác sĩ Dung, phòng khám của bà đã từng tiếp nhận những trường hợp bé gái bị viêm âm hộ và âm đạo do giun.
Đầu tháng 10 vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam đã tiếp nhận bệnh nhi Trần Văn Đạt, 34 tháng tuổi, quê ở xã Tam Trà, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, nhập viện trong tình trạng cấp cứu vì tắc ruột. Sau 3 giờ phẫu thuật, "thủ phạm" gây tắc ruột cho bé Đạt được "lôi ra" gồm hơn 300 con giun sán các loại, nặng gần 0,5 kg. Theo các y bác sĩ, đây là trường hợp điển hình của tình trạng người dân thiếu ý thức trong chăm sóc, vệ sinh sức khỏe cho trẻ nhỏ, lại không định kỳ cho trẻ uống thuốc tẩy giun.
Nên tẩy giun định kỳ
Theo tiến sĩ Hùng, tỷ lệ nhiễm giun và biến chứng của giun chủ yếu gặp sau 2 tuổi - khi trẻ bắt đầu chế độ ăn thay đổi và hết bú mẹ. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên tẩy giun khi trẻ được 2 tuổi. Các bậc cha mẹ cần tuân thủ việc hỏi ý kiến bác sĩ, không tự mua thuốc giun cho trẻ uống. "Việc tự ý cho trẻ uống thuốc giun không theo chỉ dẫn sẽ dẫn đến tình trạng quá liều theo cân nặng của trẻ, gây ngộ độc hoặc dùng chưa đủ liều làm giun có cơ hội chui lên ống mật", tiến sĩ Hùng khuyến cáo.
Ngoài giun kim, giun đũa là những loại giun trẻ thường bị nhiễm, còn một loại giun nữa khá nguy hiểm là giun móc. Loại giun này khiến người nhiễm bị mất máu nặng do giun ký sinh bằng cách ngoạm vào niêm mạc ruột để hút máu. Giun móc xâm nhập vào người do ấu trùng của giun xuyên qua da. Trẻ dễ nhiễm loại giun này cho đi chân đất, chơi nghịch ở đất bẩn.
Để phòng bệnh giun sán, điều quan trọng nhất là phải giữ vệ sinh thân thể, nhất là vệ sinh ăn uống. Thức ăn cho trẻ luôn được nấu chín, nước uống phải được đun sôi, không uống nước lã, không để trẻ lê la dưới đất. Không để trẻ nằm, bò trườn dưới đất, quần áo của trẻ nên phơi ở những nơi nhiều nắng để diệt bớt trứng giun. Nên cho trẻ uống thuốc tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần.
Nguồn: Đất Việt
Nhiều bà mẹ thắc mắc với bác sĩ đã chăm con đủ cách nhưng con vẫn xanh xao, gầy còm. Nguyên nhân, do trẻ bị nhiễm nhiều giun dẫn đến mang nhiều bệnh trong cơ thể.
Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Trung ương, cho biết nhiễm giun làm cho trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu máu, chậm lớn, học hành sa sút, sức đề kháng giảm, thậm chí có thể bị nhiễm trùng đường mật do giun, áp xe gan do giun, bán tắc ruột và tắc ruột do giun.
44% trẻ nhiễm giun
Nhiều bà mẹ thắc mắc với bác sĩ đã chăm con đủ cách nhưng con vẫn xanh xao, gầy còm. Nguyên nhân, do trẻ bị nhiễm nhiều giun dẫn đến mang nhiều bệnh trong cơ thể.
Thống kê mới nhất vừa được ngành y tế công bố cho thấy có tới 44% trẻ em Việt Nam bị nhiễm giun tóc, giun móc và giun đũa. "Số trẻ bị các bệnh giun lây truyền từ đất khá nhiều nhưng nhiều cha mẹ lại quên tẩy giun cho con. Trong khi đó, bệnh diễn biến âm ỉ, kéo dài, dần dần trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn, sức đề kháng kém", ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết.
"Trường hợp cha mẹ để vài năm, thậm chí có những trẻ từ bé tới khi 10 tuổi chưa hề được uống thuốc tẩy giun lần nào không phải là chuyện hiếm", bác sĩ Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế lao động Thái Hà, Hà Nội chia sẻ. Theo bác sĩ Dung, phòng khám của bà đã từng tiếp nhận những trường hợp bé gái bị viêm âm hộ và âm đạo do giun.
Đầu tháng 10 vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam đã tiếp nhận bệnh nhi Trần Văn Đạt, 34 tháng tuổi, quê ở xã Tam Trà, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, nhập viện trong tình trạng cấp cứu vì tắc ruột. Sau 3 giờ phẫu thuật, "thủ phạm" gây tắc ruột cho bé Đạt được "lôi ra" gồm hơn 300 con giun sán các loại, nặng gần 0,5 kg. Theo các y bác sĩ, đây là trường hợp điển hình của tình trạng người dân thiếu ý thức trong chăm sóc, vệ sinh sức khỏe cho trẻ nhỏ, lại không định kỳ cho trẻ uống thuốc tẩy giun.
Nên tẩy giun định kỳ
Theo tiến sĩ Hùng, tỷ lệ nhiễm giun và biến chứng của giun chủ yếu gặp sau 2 tuổi - khi trẻ bắt đầu chế độ ăn thay đổi và hết bú mẹ. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên tẩy giun khi trẻ được 2 tuổi. Các bậc cha mẹ cần tuân thủ việc hỏi ý kiến bác sĩ, không tự mua thuốc giun cho trẻ uống. "Việc tự ý cho trẻ uống thuốc giun không theo chỉ dẫn sẽ dẫn đến tình trạng quá liều theo cân nặng của trẻ, gây ngộ độc hoặc dùng chưa đủ liều làm giun có cơ hội chui lên ống mật", tiến sĩ Hùng khuyến cáo.
Ngoài giun kim, giun đũa là những loại giun trẻ thường bị nhiễm, còn một loại giun nữa khá nguy hiểm là giun móc. Loại giun này khiến người nhiễm bị mất máu nặng do giun ký sinh bằng cách ngoạm vào niêm mạc ruột để hút máu. Giun móc xâm nhập vào người do ấu trùng của giun xuyên qua da. Trẻ dễ nhiễm loại giun này cho đi chân đất, chơi nghịch ở đất bẩn.
Để phòng bệnh giun sán, điều quan trọng nhất là phải giữ vệ sinh thân thể, nhất là vệ sinh ăn uống. Thức ăn cho trẻ luôn được nấu chín, nước uống phải được đun sôi, không uống nước lã, không để trẻ lê la dưới đất. Không để trẻ nằm, bò trườn dưới đất, quần áo của trẻ nên phơi ở những nơi nhiều nắng để diệt bớt trứng giun. Nên cho trẻ uống thuốc tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần.
Nguồn: Đất Việt
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,362
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,136
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,316
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,170