Kawasaki là bệnh lý bất thường ở trẻ, gây viêm các mạch máu trong toàn bộ cơ thể.
Đây là một thể lâm sàng của bệnh tự miễn. Khi mắc phải, bệnh sẽ sinh ra cơ chế gây viêm các mạch máu, chủ yếu là gây tổn thương mạch vành (mạch máu nuôi dưỡng cơ tim), dẫn đến có thể trẻ bị nhồi máu cơ tim.
Mới đây, các Ths.Bs. Trần Thanh Thúy và Nguyễn Thị Ly Ly cùng điều dưỡng Hồ Thị An thuộc Khoa tim mạch thận niệu (BV nhi đồng Đồng Nai) đã có đề tài nghiên cứu về bệnh này trên 17 trường hợp mắc bệnh đã được điều trị tại bệnh viện trong năm 2011.
* Dấu hiệu bệnh
Nghiên cứu cho thấy, bệnh thường xảy ra ở những trẻ em dưới 5 tuổi, nhiều nhất ở nhóm trẻ từ 1-2 tuổi. Khi khởi phát cấp tính, bệnh có triệu chứng sốt cao, mắt đỏ, môi đỏ, lưỡi đỏ rực, bong rộp niêm mạc miệng, bong da ở đầu các ngón tay, chân, sưng hạch cổ... Nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời, bệnh có thể đưa đến biến chứng nhồi máu cơ tim, gây đột tử cho trẻ.
Khi có những biểu hiện của bệnh, nên đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt (ảnh minh họa)
Những triệu chứng ít gặp hơn, như: rối loạn tiêu hóa, bị đau bụng, vàng da, túi mật to, gan to... Bệnh có thể gây biến chứng lên tim mạch, làm cho tim to, nhịp tim nhanh, suy tim. Một số biến chứng khác ít gặp hơn như trẻ bị sưng khớp, viêm phổi, viêm ruột. Xét nghiệm cho thấy, bạch cầu trong máu tăng cao, tiểu cầu giảm, hoặc tăng, các phản ứng viêm tăng rất mạnh, siêu âm tim thấy mạch vành bị giãn ra...
* Phòng ngừa
Kawasaki là bệnh chưa tìm được cơ chế sinh bệnh nên chưa thể xây dựng các biện pháp phòng ngừa. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của những bác sĩ này, phụ huynh nên theo dõi kỹ các triệu chứng khởi phát của trẻ để đưa đến bệnh viện sớm. Nếu được điều trị trong vòng 10 ngày đầu kể từ khi trẻ mắc bệnh thì mới có thể ngừa được các biến chứng ở tim. Sau 10 ngày thì hiệu quả ngăn ngừa biến chứng sẽ giảm xuống.
Nếu bệnh tiến triển tốt, thì khoảng 48 giờ sau điều trị, bệnh sẽ lui dần, trẻ hết sốt và có thể về nhà. Tuy nhiên, một khi trẻ đã mắc bệnh Kawasaki thì cần phải được tái khám suốt đời thông qua việc chụp mạch vành định kỳ tháng/lần để phát hiện các biến chứng ở mạch vành.
Các bác sĩ cũng lưu ý, đối với những trẻ sử dụng thuốc gamma globulin để điều trị bệnh này, cần tạm ngưng tiêm ngừa vaccine phòng bệnh ít nhất là 3 tháng, đặc biệt là những vaccine sống như: sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, vì gamma globulin đã làm giảm tác dụng của vaccine.
AloBacsi.
Đây là một thể lâm sàng của bệnh tự miễn. Khi mắc phải, bệnh sẽ sinh ra cơ chế gây viêm các mạch máu, chủ yếu là gây tổn thương mạch vành (mạch máu nuôi dưỡng cơ tim), dẫn đến có thể trẻ bị nhồi máu cơ tim.
Mới đây, các Ths.Bs. Trần Thanh Thúy và Nguyễn Thị Ly Ly cùng điều dưỡng Hồ Thị An thuộc Khoa tim mạch thận niệu (BV nhi đồng Đồng Nai) đã có đề tài nghiên cứu về bệnh này trên 17 trường hợp mắc bệnh đã được điều trị tại bệnh viện trong năm 2011.
* Dấu hiệu bệnh
Nghiên cứu cho thấy, bệnh thường xảy ra ở những trẻ em dưới 5 tuổi, nhiều nhất ở nhóm trẻ từ 1-2 tuổi. Khi khởi phát cấp tính, bệnh có triệu chứng sốt cao, mắt đỏ, môi đỏ, lưỡi đỏ rực, bong rộp niêm mạc miệng, bong da ở đầu các ngón tay, chân, sưng hạch cổ... Nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời, bệnh có thể đưa đến biến chứng nhồi máu cơ tim, gây đột tử cho trẻ.
Khi có những biểu hiện của bệnh, nên đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt (ảnh minh họa)
Những triệu chứng ít gặp hơn, như: rối loạn tiêu hóa, bị đau bụng, vàng da, túi mật to, gan to... Bệnh có thể gây biến chứng lên tim mạch, làm cho tim to, nhịp tim nhanh, suy tim. Một số biến chứng khác ít gặp hơn như trẻ bị sưng khớp, viêm phổi, viêm ruột. Xét nghiệm cho thấy, bạch cầu trong máu tăng cao, tiểu cầu giảm, hoặc tăng, các phản ứng viêm tăng rất mạnh, siêu âm tim thấy mạch vành bị giãn ra...
* Phòng ngừa
Kawasaki là bệnh chưa tìm được cơ chế sinh bệnh nên chưa thể xây dựng các biện pháp phòng ngừa. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của những bác sĩ này, phụ huynh nên theo dõi kỹ các triệu chứng khởi phát của trẻ để đưa đến bệnh viện sớm. Nếu được điều trị trong vòng 10 ngày đầu kể từ khi trẻ mắc bệnh thì mới có thể ngừa được các biến chứng ở tim. Sau 10 ngày thì hiệu quả ngăn ngừa biến chứng sẽ giảm xuống.
Nếu bệnh tiến triển tốt, thì khoảng 48 giờ sau điều trị, bệnh sẽ lui dần, trẻ hết sốt và có thể về nhà. Tuy nhiên, một khi trẻ đã mắc bệnh Kawasaki thì cần phải được tái khám suốt đời thông qua việc chụp mạch vành định kỳ tháng/lần để phát hiện các biến chứng ở mạch vành.
Các bác sĩ cũng lưu ý, đối với những trẻ sử dụng thuốc gamma globulin để điều trị bệnh này, cần tạm ngưng tiêm ngừa vaccine phòng bệnh ít nhất là 3 tháng, đặc biệt là những vaccine sống như: sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, vì gamma globulin đã làm giảm tác dụng của vaccine.
AloBacsi.
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,361
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,135
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,315
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,168