Bệnh có thể xảy ra ở bất kì tuổi nào, nhưng chủ yếu là lứa tuổi nam giới trưởng thành. Thông thường giãn tĩnh mạch tinh ở bên trái chiếm 90%, ít hơn ở bên phải chiếm 10%, tuy nhiên khoảng 80% các trường hợp bệnh xảy ra ở cả hai bên.
Giãn tĩnh mạch tinh (TMT) là sự giãn bất thường của hệ tĩnh mạch tinh hoàn ở nam giới do những bất thường về giải phẫu của các tĩnh mạch này. Theo các nghiên cứu khoảng 15% nam giới khỏe mạnh bị bệnh này. Tính riêng những bệnh nhân đến khám vì hiếm muộn thì số người mắc lên tới 40% và trong số những người bị vô sinh thứ phát (những người đã có một lần sinh nở bình thường, muốn sinh con thứ hai mà không được) thì con số này tăng lên 80%.
Như vậy giãn tĩnh mạch tinh là một bệnh rất phổ biến ở những người nam giới vô sinh nên người ta cho rằng giãn tĩnh mạch tinh là một trong các nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới. Bệnh có thể xảy ra ở bất kì tuổi nào, nhưng chủ yếu là lứa tuổi nam giới trưởng thành. Thông thường giãn tĩnh mạch tinh ở bên trái chiếm 90%, ít hơn ở bên phải chiếm 10%, tuy nhiên khoảng 80% các trường hợp bệnh xảy ra ở cả hai bên.
Triệu chứng của bệnh
Giãn tĩnh mạch tinh làm máu ứ đọng lại trong hệ tĩnh mạch quanh tinh hoàn làm cho nhiệt độ xung quanh tinh hoàn nóng lên khoảng 2-3 độ C, từ đó gây nên các triệu chứng:
Đau tức âm ỉ ở vùng tinh hoàn bị bệnh. Đau không nhiều nhưng tạo cảm giác nóng rát tưng tức rất khó chịu cho người bệnh.
Bìu bên bị bệnh ngày càng to và trễ xuống do các tĩnh mạch tinh giãn to tạo thành các bíu quấn quýt lấy nhau gọi là hình ảnh “túi giun”
Khi sờ vào thì thấy rõ “túi giun” nổi gợn dưới tay
Trong lúc bìu giãn to ra do máu ứ đọng trong tĩnh mạch tinh thì khi sờ vào lại thấy tinh hoàn teo nhỏ lại.
Các xét nghiệm:
Siêu âm mầu Doppler có dòng chảy thấy tĩnh mạch tinh giãn to, đường kính của tĩnh mạch tinh thay đổi khi làm nghiệm pháp valsava, có dòng trào ngược liên tục hoặc khi làm nghiệm pháp. Kích thước tinh hoàn có thể giảm nhiều hoặc teo nhỏ sơ với bên đối diện.
Xét nghiệm nội tiết tố máu cho thấy lượng hormone sinh dục nam giảm mạnh nếu tĩnh mạch tinh đã làm ảnh hưởng tới chức năng của tinh hoàn.
Tinh dịch đồ có thể có sự giảm cả về số lượng, độ di động và tỉ lệ dị dạng của tinh trùng.
Chẩn đoán giãn tĩnh mạch tinh
Chẩn đoán tĩnh mạch tinh người ta dựa chủ yếu vào lâm sàng kết hợp với siêu âm Doppler mầu. Để chẩn đoán độ giãn người ta dựa vào khám lâm sàng. Giãn tĩnh mạch tinh được chia làm 3 độ
Độ I: Nhìn, sờ không thấy giãn nhưng khi làm nghiệm pháp Valsava lại thấy tĩnh mạch tinh giãn to
Độ II: Nhìn không thấy giãn nhưng sờ thấy tĩnh mạch tinh giãn to như búi giun dưới tay
Độ III: Nhìn đã thấy hình ảnh túi giun dưới da bìu.
Hậu quả của giãn tĩnh mạch tinh:
Đau tức tinh hoàn
Tinh hoàn teo nhỏ
Giảm sản xuất tinh trùng
Giảm sản xuất hormone sinh dục nam
Điều trị giãn tĩnh mạch tinh
Giãn tĩnh mạch là một bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng nhiều phương pháp điều trị phẫu thuật khác nhau. Các biến chứng thường gặp sau phẫu thuật là:
Tái phát lại bệnh. Do các bất thường về giải phẫu của tĩnh mạch tinh nên khi thắt không thể thắt hết được những tĩnh mạch bất thường
Tràn dịch màng tinh hoàn do thắt và làm tắc nghẽn hệ bạch huyết gây nên
Teo tinh hoàn sau phẫu thuật do là tổ thương các động mạch nuôi tinh hoàn.
Hiện có 4 phương pháp điều trị chủ yếu mà trung tâm Nam học bệnh viện Việt Đức đang áp dụng.
Mổ mở thắt tĩnh mạch tinh theo phương pháp Palomo có cải tiến
Mổ thắt tĩnh mạch tinh nội soi qua ổ phúc mạc
Gây tắc tĩnh mạch tinh qua da (Nút tĩnh mạch tinh qua da)
Mổ thắt tĩnh mạch tinh vi phẫu qua đường bẹn bìu
Mỗi biện pháp có một ưu và nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên, khi xét trên nhiều phương diện thì đa số các tác giả nước người đều thừa nhận thắt tĩnh mạch tinh vi phẫu là một biện pháp tiêu chuẩn để điều trị giãn tĩnh mạch vì nó mang lại hiệu quả cao và lại có ít biến chứng xảy ra. Nó tránh được các biến chứng tái phát và tràn dịch màng tinh hoàn cũng như tránh được teo tinh hoàn sau mổ.
(Bệnh viện Việt Đức)
Giãn tĩnh mạch tinh (TMT) là sự giãn bất thường của hệ tĩnh mạch tinh hoàn ở nam giới do những bất thường về giải phẫu của các tĩnh mạch này. Theo các nghiên cứu khoảng 15% nam giới khỏe mạnh bị bệnh này. Tính riêng những bệnh nhân đến khám vì hiếm muộn thì số người mắc lên tới 40% và trong số những người bị vô sinh thứ phát (những người đã có một lần sinh nở bình thường, muốn sinh con thứ hai mà không được) thì con số này tăng lên 80%.
Như vậy giãn tĩnh mạch tinh là một bệnh rất phổ biến ở những người nam giới vô sinh nên người ta cho rằng giãn tĩnh mạch tinh là một trong các nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới. Bệnh có thể xảy ra ở bất kì tuổi nào, nhưng chủ yếu là lứa tuổi nam giới trưởng thành. Thông thường giãn tĩnh mạch tinh ở bên trái chiếm 90%, ít hơn ở bên phải chiếm 10%, tuy nhiên khoảng 80% các trường hợp bệnh xảy ra ở cả hai bên.
Triệu chứng của bệnh
Giãn tĩnh mạch tinh làm máu ứ đọng lại trong hệ tĩnh mạch quanh tinh hoàn làm cho nhiệt độ xung quanh tinh hoàn nóng lên khoảng 2-3 độ C, từ đó gây nên các triệu chứng:
Đau tức âm ỉ ở vùng tinh hoàn bị bệnh. Đau không nhiều nhưng tạo cảm giác nóng rát tưng tức rất khó chịu cho người bệnh.
Bìu bên bị bệnh ngày càng to và trễ xuống do các tĩnh mạch tinh giãn to tạo thành các bíu quấn quýt lấy nhau gọi là hình ảnh “túi giun”
Khi sờ vào thì thấy rõ “túi giun” nổi gợn dưới tay
Trong lúc bìu giãn to ra do máu ứ đọng trong tĩnh mạch tinh thì khi sờ vào lại thấy tinh hoàn teo nhỏ lại.
Các xét nghiệm:
Siêu âm mầu Doppler có dòng chảy thấy tĩnh mạch tinh giãn to, đường kính của tĩnh mạch tinh thay đổi khi làm nghiệm pháp valsava, có dòng trào ngược liên tục hoặc khi làm nghiệm pháp. Kích thước tinh hoàn có thể giảm nhiều hoặc teo nhỏ sơ với bên đối diện.
Xét nghiệm nội tiết tố máu cho thấy lượng hormone sinh dục nam giảm mạnh nếu tĩnh mạch tinh đã làm ảnh hưởng tới chức năng của tinh hoàn.
Tinh dịch đồ có thể có sự giảm cả về số lượng, độ di động và tỉ lệ dị dạng của tinh trùng.
Chẩn đoán giãn tĩnh mạch tinh
Chẩn đoán tĩnh mạch tinh người ta dựa chủ yếu vào lâm sàng kết hợp với siêu âm Doppler mầu. Để chẩn đoán độ giãn người ta dựa vào khám lâm sàng. Giãn tĩnh mạch tinh được chia làm 3 độ
Độ I: Nhìn, sờ không thấy giãn nhưng khi làm nghiệm pháp Valsava lại thấy tĩnh mạch tinh giãn to
Độ II: Nhìn không thấy giãn nhưng sờ thấy tĩnh mạch tinh giãn to như búi giun dưới tay
Độ III: Nhìn đã thấy hình ảnh túi giun dưới da bìu.
Hậu quả của giãn tĩnh mạch tinh:
Đau tức tinh hoàn
Tinh hoàn teo nhỏ
Giảm sản xuất tinh trùng
Giảm sản xuất hormone sinh dục nam
Điều trị giãn tĩnh mạch tinh
Giãn tĩnh mạch là một bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng nhiều phương pháp điều trị phẫu thuật khác nhau. Các biến chứng thường gặp sau phẫu thuật là:
Tái phát lại bệnh. Do các bất thường về giải phẫu của tĩnh mạch tinh nên khi thắt không thể thắt hết được những tĩnh mạch bất thường
Tràn dịch màng tinh hoàn do thắt và làm tắc nghẽn hệ bạch huyết gây nên
Teo tinh hoàn sau phẫu thuật do là tổ thương các động mạch nuôi tinh hoàn.
Hiện có 4 phương pháp điều trị chủ yếu mà trung tâm Nam học bệnh viện Việt Đức đang áp dụng.
Mổ mở thắt tĩnh mạch tinh theo phương pháp Palomo có cải tiến
Mổ thắt tĩnh mạch tinh nội soi qua ổ phúc mạc
Gây tắc tĩnh mạch tinh qua da (Nút tĩnh mạch tinh qua da)
Mổ thắt tĩnh mạch tinh vi phẫu qua đường bẹn bìu
Mỗi biện pháp có một ưu và nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên, khi xét trên nhiều phương diện thì đa số các tác giả nước người đều thừa nhận thắt tĩnh mạch tinh vi phẫu là một biện pháp tiêu chuẩn để điều trị giãn tĩnh mạch vì nó mang lại hiệu quả cao và lại có ít biến chứng xảy ra. Nó tránh được các biến chứng tái phát và tràn dịch màng tinh hoàn cũng như tránh được teo tinh hoàn sau mổ.
(Bệnh viện Việt Đức)