Sau 9 tháng mang thai, tử cung nhỏ bé đã có thể chứa được từ 4 đến 5 lít.
Trong cơ thể người phụ nữ, tử cung nằm trong khung xương chậu và có hình dáng rất nhỏ bé, chỉ tương đương với 1 quả trứng, có sức chứa từ 2 đến 3cm khối. Vậy mà, chỉ sau 9 tháng mang thai, tử cung nhỏ bé đó đã có thể chứa được từ 4 đến 5 lít, thậm chí còn nhiều hơn. Sự thay đổi kỳ diệu này diễn ra như thế nào?
Kích cỡ của tử cung lớn dần theo tuổi thai
Khi bạn ở tháng đầu tiên của thai kỳ, hình dạng của tử cung không có sự to lên đáng kể, được ví như một quả quýt lớn.
Đến tháng thứ 2 của thai kỳ thì nó đã to lên như một quả cam.
Vào tháng thứ 3, thai phụ có thể nhìn thấy nó hiện rõ ở phía trên vùng mu, tuy nhiên người ngoài nhìn vào vẫn khó nhận biết được cái bụng có sự thay đổi này của thai phụ ở tháng thứ 3. Đến tuần thứ 11, tử cung to bằng nắm tay, đè lên bàng quang nên bà bầu thường đi tiểu nhiều và dẫn đến một số hiện tượng như: táo bón, trĩ…
Tháng thứ 4, sự thay đổi khá rõ, chiều cao của tử cung đã đạt tới giữa khoảng cách vùng mu và rốn. Ở tuần 14, tử cung được ví to như một quả bưởi.
Đến 5 tháng rưỡi tử cung đã cao tới rốn.
Vào tháng thứ 7, tử cung cao vượt lên rốn từ 4 đến 5 cm và ngày càng cao lên trong khoang bụng, da bụng bắt đầu giãn ra, có thể gây rối loạn tiêu hóa do sức ép từ dưới lên.
Đến tháng thứ 8, tử cung cao đến giữa chỏm xương ức và rốn.
Tử cung đạt đến mức cao nhất vào lúc chuẩn bị “khai hoa nở nhụy”. Tuy nhiên, thai phụ có thể có cảm giác tử cung bắt đầu đi xuống lại vào 2 đến 3 tuần trước khi sinh nở. Sức ép của bụng giảm xuống, hô hấp dễ dàng hơn, bạn có cảm giác nhẹ nhõm. Đó là dấu hiệu đứa con đang sa xuống và việc sinh đẻ đến gần.
Đến kỳ sinh nở, tử cung cân nặng từ 1200 đến 1500 gam. (ảnh minh họa)
Đặc điểm của tử cung trước khi sinh
Đến kỳ sinh nở, tử cung cân nặng từ 1200 đến 1500 gam. Sức chứa của nó là từ 4 đến 5 lít. Chiều cao từ 32 đến 33 cm và chiều dài từ 24 đến 25 cm. Những con số này là những con số trung bình và chúng có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn tùy theo từng phụ nữ và số lần mang thai của họ. Tuy nhiên chúng có thể làm điểm mốc để xác định tuổi của bào thai và theo dõi sự phát triển của nó.
Nhiệm vụ và khả năng của tử cung
Trong thời gian mang thai, tử cung đảm nhận ba nhiệm vụ chính: là nơi làm tổ của trứng đã thụ tinh, phát triển để thích nghi với sự phát triển của thai và đẩy thai ra ngoài lúc xổ thai. Trong đó khả năng giãn nở của tử cung để thích nghi với sự phát triển của thai là rất quan trọng.
Tử cung chiếm chỗ ở phía ngoài trong khi gia tăng thể tích đồng thời ở phía trong nó cũng đẩy lùi và ép tất cả các cơ quan xung quanh nó như dạ dày, ruột, bàng quang…
Nhìn chung, việc gia tăng thể tích của tử cung tiếp tục mà không gây khó khăn nào nhờ tính đàn hồi của các thành bụng đang căng ra và các cơ quan cũng thích ứng tốt với vị trí mới của chúng. Từ lâu người ta tin rằng nhiều rối loạn liên quan đến bào thai như khó thở, táo bón, nôn mửa và giãn tĩnh mạch đều do sức ép. Điều này không giải thích được tất cả vì nhiều rối loạn xuất hiện ngay ở thời kỳ đầu mang thai, ngay khi tử cung còn ít phát triển. Vì vậy hiện nay, người ta cho rằng những rối loạn đó phần lớn liên quan đến sự thay đổi của hormone trong thời gian mang thai.
Lời khuyên cho bà bầu
Tư thế của bà bầu thay đổi dần dần khi tử cung gia tăng thể tích: vùng thắt lưng trũng xuống thân hình ưỡn lên. Bạn có xu hướng ngã người ra phía sau để cân bằng với trọng lượng kéo họ về phía trước. Hình dáng của bạn cũng khác trước tùy theo tình trạng của thành bụng: nếu các cơ của bạn vững chắc chúng sẽ tạo thành một cái đai tốt để nâng đỡ tử cung. Ngược lại nếu các cơ của bạn bị giảm, thành bụng giãn ra khó chống đỡ lại sức ép của tử cung đang ngã về phía trước. Bạn nên chống lại điều này bằng cách tập các bài tập thể dục lúc lắc xương chậu để giúp cho cơ bụng chắc hơn và vùng thắt lưng thoải mái hơn.
AloBacsi.
Trong cơ thể người phụ nữ, tử cung nằm trong khung xương chậu và có hình dáng rất nhỏ bé, chỉ tương đương với 1 quả trứng, có sức chứa từ 2 đến 3cm khối. Vậy mà, chỉ sau 9 tháng mang thai, tử cung nhỏ bé đó đã có thể chứa được từ 4 đến 5 lít, thậm chí còn nhiều hơn. Sự thay đổi kỳ diệu này diễn ra như thế nào?
Kích cỡ của tử cung lớn dần theo tuổi thai
Khi bạn ở tháng đầu tiên của thai kỳ, hình dạng của tử cung không có sự to lên đáng kể, được ví như một quả quýt lớn.
Đến tháng thứ 2 của thai kỳ thì nó đã to lên như một quả cam.
Vào tháng thứ 3, thai phụ có thể nhìn thấy nó hiện rõ ở phía trên vùng mu, tuy nhiên người ngoài nhìn vào vẫn khó nhận biết được cái bụng có sự thay đổi này của thai phụ ở tháng thứ 3. Đến tuần thứ 11, tử cung to bằng nắm tay, đè lên bàng quang nên bà bầu thường đi tiểu nhiều và dẫn đến một số hiện tượng như: táo bón, trĩ…
Tháng thứ 4, sự thay đổi khá rõ, chiều cao của tử cung đã đạt tới giữa khoảng cách vùng mu và rốn. Ở tuần 14, tử cung được ví to như một quả bưởi.
Đến 5 tháng rưỡi tử cung đã cao tới rốn.
Vào tháng thứ 7, tử cung cao vượt lên rốn từ 4 đến 5 cm và ngày càng cao lên trong khoang bụng, da bụng bắt đầu giãn ra, có thể gây rối loạn tiêu hóa do sức ép từ dưới lên.
Đến tháng thứ 8, tử cung cao đến giữa chỏm xương ức và rốn.
Tử cung đạt đến mức cao nhất vào lúc chuẩn bị “khai hoa nở nhụy”. Tuy nhiên, thai phụ có thể có cảm giác tử cung bắt đầu đi xuống lại vào 2 đến 3 tuần trước khi sinh nở. Sức ép của bụng giảm xuống, hô hấp dễ dàng hơn, bạn có cảm giác nhẹ nhõm. Đó là dấu hiệu đứa con đang sa xuống và việc sinh đẻ đến gần.
Đến kỳ sinh nở, tử cung cân nặng từ 1200 đến 1500 gam. (ảnh minh họa)
Đến kỳ sinh nở, tử cung cân nặng từ 1200 đến 1500 gam. Sức chứa của nó là từ 4 đến 5 lít. Chiều cao từ 32 đến 33 cm và chiều dài từ 24 đến 25 cm. Những con số này là những con số trung bình và chúng có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn tùy theo từng phụ nữ và số lần mang thai của họ. Tuy nhiên chúng có thể làm điểm mốc để xác định tuổi của bào thai và theo dõi sự phát triển của nó.
Nhiệm vụ và khả năng của tử cung
Trong thời gian mang thai, tử cung đảm nhận ba nhiệm vụ chính: là nơi làm tổ của trứng đã thụ tinh, phát triển để thích nghi với sự phát triển của thai và đẩy thai ra ngoài lúc xổ thai. Trong đó khả năng giãn nở của tử cung để thích nghi với sự phát triển của thai là rất quan trọng.
Tử cung chiếm chỗ ở phía ngoài trong khi gia tăng thể tích đồng thời ở phía trong nó cũng đẩy lùi và ép tất cả các cơ quan xung quanh nó như dạ dày, ruột, bàng quang…
Nhìn chung, việc gia tăng thể tích của tử cung tiếp tục mà không gây khó khăn nào nhờ tính đàn hồi của các thành bụng đang căng ra và các cơ quan cũng thích ứng tốt với vị trí mới của chúng. Từ lâu người ta tin rằng nhiều rối loạn liên quan đến bào thai như khó thở, táo bón, nôn mửa và giãn tĩnh mạch đều do sức ép. Điều này không giải thích được tất cả vì nhiều rối loạn xuất hiện ngay ở thời kỳ đầu mang thai, ngay khi tử cung còn ít phát triển. Vì vậy hiện nay, người ta cho rằng những rối loạn đó phần lớn liên quan đến sự thay đổi của hormone trong thời gian mang thai.
Lời khuyên cho bà bầu
Tư thế của bà bầu thay đổi dần dần khi tử cung gia tăng thể tích: vùng thắt lưng trũng xuống thân hình ưỡn lên. Bạn có xu hướng ngã người ra phía sau để cân bằng với trọng lượng kéo họ về phía trước. Hình dáng của bạn cũng khác trước tùy theo tình trạng của thành bụng: nếu các cơ của bạn vững chắc chúng sẽ tạo thành một cái đai tốt để nâng đỡ tử cung. Ngược lại nếu các cơ của bạn bị giảm, thành bụng giãn ra khó chống đỡ lại sức ép của tử cung đang ngã về phía trước. Bạn nên chống lại điều này bằng cách tập các bài tập thể dục lúc lắc xương chậu để giúp cho cơ bụng chắc hơn và vùng thắt lưng thoải mái hơn.
AloBacsi.