Mẹ lớn tuổi mang thai có gì nguy hiểm?


Bác sỹ trực tuyến

Super Moderator
1,025
41
48
Xu
0
Ảnh hưởng của tuổi tác đến khả năng sinh sản? Mang thai lớn tuổi có gì nguy hiểm? Cần làm gì để mẹ và bé đều khỏe mạnh? Chị em hãy xem các chuyên gia nói gì nhé!

Ảnh hưởng của tuổi tác đến khả năng sinh sản

Tuổi nữ vị thành niên từ 17 đến 19 xét về tiềm năng sinh sản và cơ thể khỏe mạnh đã hoàn toàn có đủ điều kiện để mang thai. Song về mặt tâm lý làm mẹ, thì họ chưa đủ trưởng thành. Theo các chuyên gia, lứa tuổi sinh con đầu lòng tốt nhất trong khoảng 20 đến 30 tuổi.

Thời điểm này, phát triển của cơ thể đã hoàn thiện, chất lượng trứng cũng đạt mức tốt nhất, nguy cơ đột biến ít nhất, thai nhi phát triển tốt nhất, nguy cơ bị đẻ non, dị dạng, down, IQ thấp… gần như không có. Ở độ tuổi này kinh nghiệm sống của các bậc phụ huynh cũng khá “chín muồi”, điều kiện kinh tế đầy đủ, tâm lý sẵn sàng để sinh con…do vậy có kiến thức khoa học và khả năng chăm sóc trẻ nhỏ tốt hơn.

Sau 30 tuổi, khả năng sinh nở của người phụ nữ bắt đầu giảm dần, các cặp vợ chồng phải đối mặt với những nguy cơ về sinh sản. Qua tuổi 40, khả năng sinh sản của nữ giới bắt đầu giảm, trứng rụng thưa dần, mỗi năm có thể có vài chu kỳ kinh nguyệt không có trứng rụng. Đến một lúc nào đó, thường vào khoảng từ 45 – 55 tuổi, khi không còn hành kinh nữa, thời điểm này gọi là mãn kinh, kết thúc tuổi sinh sản của người phụ nữ.


Mang thai lớn tuổi có gì nguy hiểm?

Khi phụ nữ bước sang tuổi 35 trở đi, lứa tuổi này đã có thể xem là lớn tuổi nên bắt đầu có một số khó khăn về phía mẹ lẫn con, và những khó khăn này sẽ ngày càng gia tăng theo độ tuổi.

Nguy cơ sinh non:

Môi trường tử cung của sản phụ cao niên không đạt mức độ lý tưởng cho sự phát triển của bào thai, dễ dẫn đến việc sinh non khi em bé chưa tròn 9 tháng 10 ngày. Nguy cơ sinh non ở phụ nữ lớn tuổi cao gấp 4 lần so với phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ.

Nguy cơ trẻ sinh ra bị thiếu năng cao:

Chất lượng trứng ở phụ nữ cao niên không còn tốt, nhiễm sắc thể có thể có những biến chứng khiến em bé sinh ra bị những bệnh bẩm sinh, đặc biệt là những dị chứng về trí tuệ cao hơn so với những trẻ em được sinh ra bởi những bà mẹ ở độ tuổi thích hợp. Tỷ lệ sinh con bị thiểu năng ở phụ nữ từ 25 – 34 tuổi là 1/1350 trong khi ở phụ nữ từ 35 – 39 tuổi là 1/260.

Nguy cơ phát triển cao huyết áp trong khi mang thai:

Một số nghiên cứu cho rằng huyết áp cao trong thời kỳ mang thai trước 20 tuần (tăng huyết áp mãn tính), sau 20 tuần (tăng huyết áp thai kỳ) hoặc sau 20 tuần và đi kèm với protein trong nước tiểu phổ biến ở phụ nữ lớn tuổi. Bạn nên theo dõi huyết áp rất thường xuyên để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé.

Tâm lý không ổn định:

Phụ nữ lớn tuổi khi mang thai, tâm lý lo lắng, bất ổn là không thể tránh khỏi và điều này ở cấp độ cao hơn so với những phụ nữ bình thường. Áp lực công việc, xã hội… và nhiều gánh nặng khác tác động rất nhiều đến tâm lý của sản phụ cao niên, điều này dẫn đến những tác động xấu cho sức khỏe của bà mẹ và thai nhi.

Khó sinh:

Ở phụ nữ lớn tuổi, cổ tử cung và khung xương chậu đã trở nên cứng hơn, độ co giãn không còn thích hợp để sinh em bé. Đại đa số những phụ nữ cao niên gặp khó khăn với cách sinh thường.

Bên cạnh những nguy cơ dễ gặp phải, phụ nữ lớn tuổi mang thai có một số lợi thế nhất định. Họ thường trưởng thành hơn, ổn định về tài chính và có sự trải nghiệm để nuôi dạy con cái khôn ngoan hơn so với những phụ nữ trẻ. Hơn nữa, các bà mẹ lớn tuổi sinh con sẵn sàng nuôi con bằng sữa mẹ – sự lựa chọn dinh dưỡng khỏe mạnh cho đứa trẻ bởi họ thấy quý trọng việc mình có con hơn.

Cần làm gì để mẹ và bé đều khỏe mạnh?

Chuẩn bị cho thai kỳ và sinh nở khỏe mạnh cần được các chị em xác định là vấn đề quan trọng. Việc chuẩn bị sức khỏe thật tốt trước thời gian mang thai sẽ giúp giảm phần nào những bất lợi trong quá trình mang thai. Ngoài ra, khi có kế hoạch mang thai, các bà mẹ cũng nên tiêm phòng những bệnh như Rubella, cảm cúm, thủy đậu… từ 3-6 tháng trước khi có thai. Tuân thủ đầy đủ lịch thăm khám thai của bác sĩ là rất quan trọng.

Chế độ ăn phù hợp. Phụ nữ mang thai, đặc biệt là phụ nữ mang thai khi đã lớn tuổi hoặc những người thường xuyên gặp rủi ro khi mang thai nên có một chế độ ăn giàu axít folic, canxi, sắt và protein. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung một số loại uống vitamin trước khi mang thai, trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh.

Kiểm soát được sự tăng cân sẽ tốt cho sức khỏe của con và giúp giảm bớt cân nặng thừa khi đẻ. Chỉ nên tăng cân khoảng 11 – 16 kg cho suốt cả thai kì đối với phụ nữ đã có cân nặng hợp lý từ trước khi có thai.

Phụ nữ mang thai không nên uống đồ uống có cồn, hút thuốc hoặc ở những nơi có khói thuốc. Điều này đặc biệt với những phụ nữ mang thai khi đã lớn tuổi vì khả năng thâm nhập độc tố vào cơ thể cao hơn.

(Hạnh phúc gia đình)
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl