Trước khi mang thai nên tiêm phòng bệnh gì?


Bác sĩ Phượng

Well-Known Member
1,996
73
48
Xu
0
Phụ nữ chuẩn bị mang thai cần tiêm phòng các loại bệnh như: rubella, thủy đậu, viêm gan và một số loại bệnh khác để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như thai nhi.


Tiêm phòng rubella


Virut rubella lây truyền qua đường hô hấp, thời gian ủ bệnh từ 12 - 23 ngày (trung bình là 18 ngày). Nhiễm rubella trong đầu thai kỳ (3 tháng đầu hoặc 20 tuần đầu) có thể gây thai chết hoặc hội chứng rubella bẩm sinh, hội chứng này đặc trưng bởi nhiều khuyết tật, đặc biệt là với não, tim, tai và mắt. Virut rubella có thể tồn tại lâu dài trong cơ thể trẻ mang dị tật bẩm sinh, thường là trên 1 năm và được bài xuất qua dịch tiết hầu họng, nước tiểu và đó là nguồn lây nhiễm cho những người tiếp xúc.


Tất cả phụ nữ, vị thành niên nữ đều có thể tiêm phòng rubella, trừ các trường hợp: dị ứng với thành phần của thuốc, suy giảm miễn dịch; thận trọng khi có tiền sử dị ứng trứng, hoãn tiêm khi sốt, bệnh cấp tính, có thai. Tác dụng phụ: đau, sưng tại chỗ tiêm, sốt, phát ban.




Lưu ý: Tránh có thai trong vòng 3 tháng sau tiêm.





Tư vấn tiêm phòng rubella cho phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Ảnh: TL

Tiêm phòng thủy đậu (trái rạ)


Phụ nữ chuẩn bị có thai được tiêm phòng thủy đậu sẽ tránh được tình trạng mẹ bị thủy đậu trong nửa đầu thai kỳ có thể gây dị tật bẩm sinh do lây nhiễm qua nhau thai. Những dị tật bẩm sinh gồm: viêm võng mạc bồ đào, teo vỏ não, thận ứ nước, những khiếm khuyết của da và xương chân. Nguy cơ cao nhất là 2% ở tuổi thai từ 13-20 tuần. Tác dụng phụ: đau, sưng tại chỗ tiêm, sốt, phát ban sau 1 - 3 tuần.


Không tiêm vắc - xin thủy đậu cho các trường hợp: quá mẫn với thành phần của thuốc, có thai, suy giảm miễn dịch, hoãn tiêm khi sốt, bệnh cấp tính, thận trọng 2 ngày trước tiêm khi bị dị ứng, co giật.


Lưu ý, nên tránh có thai trong vòng 3 tháng sau khi tiêm.


Tiêm phòng viêm gan B


Phụ nữ chuẩn bị mang thai muốn tiêm phòng viêm gan siêu vi B nên xét nghiệm huyết thanh học trước khi tiêm. Xét nghiệm huyết thanh học để đánh giá tình trạng nhiễm HBV đang được áp dụng phổ biến là xét nghiệm HBsAg và Anti-HBs. Cũng có thể xét nghiệm huyết thanh học cho cả chồng để có thêm dữ liệu về nguy cơ của người vợ, tình trạng nhiễm viêm gan B của chồng.


Các loại bệnh khác


Ngoài ra, phụ nữ chuẩn bị mang thai có thể tiêm phòng các loại bệnh khác như: cúm, viêm gan siêu vi A, thương hàn, phế cầu, viêm màng não do não mô cầu A+C…


Khi có ý định mang thai, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa sản, các trung tâm y tế dự phòng, trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.

AloBacsi.
 

blackmonster88

New Member
4
0
1
36
Xu
0
Những dấu hiệu bà bầu cần lưu ý trong thai kỳ


Tags: tong dai tu van suc khoe - tư vấn sức khỏe sinh sản online - tổng đài tư vấn tâm lý - so dien thoai tu van tam ly -bieu hien co thai -trieu chung HIV -den led

Được làm mẹ, sinh những đứa con khỏe mạnh là niềm hạnh phúc vô biên của người phụ nữ. Tuy nhiên, dân gian thường nói “chửa là cửa mả”, mỗi thai kỳ người mẹ lại phải đối mặt với nhiều nỗi lo. Dưới đây là những dấu hiệu mà chị em phải lưu ý trong mỗi thai kỳ:


Thai kỳ và những nỗi lo lắng chị em phải đối mặt

1. Chảy máu âm đạo hoặc bị rò rỉ ối

Cứ 4 phụ nữ mang bầu thì có 1 phụ nữ có thể bị chảy máu âm đạo tại một số thời điểm khi mang thai. Nó có thể không nghiêm trọng nhưng cũng có thể là một dấu hiệu của sự sẩy thai, mang thai ngoài dạ con hoặc có vấn đề với nhau thai. Đi thăm khám bác sỹ sớm để tìm ra nguyên nhân nếu bạn bị chảy máu âm đạo với bất kỳ dấu hiệu sau đây:

* Chảy rất nhiều máu

* Đau bụng nặng

* Ngất xỉu

* Em bé của bạn chuyển động ít hơn hoặc đột ngột chuyển động dồn dập

Rò rỉ ối rõ ràng có thể là dấu hiệu báo trước “ối của bạn đã bị vỡ” và bạn sắp phải sinh nở sớm.

2. Tự nhiên bị mờ mắt

Nếu tự nhiên bị mờ mắt trong khi mang thai có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai nghén (bị tiểu đường khi mang thai) hoặc triệu chứng tiền sản giật. Đây là một bệnh nghiêm trọng do huyết áp và chất đạm trong nước tiểu của bạn cao. Hãy cho bác sĩ biết ngay về sự mờ mắt của bạn.

3. Nặng bụng hoặc đau lưng

Điều này có nghĩa là bạn đang bị mang thai ngoài dạ con hoặc một vấn đề với nhau thai, thậm chí là dấu hiệu đẻ non. Hãy tìm kiếm sự trợ giúp của y tế khẩn cấp.

4. Đau và nhức đầu thường xuyên

Đây có thể là một triệu chứng của tiền sản giật. Hoặc nó cũng có thể là do sự thay đổi về hormon, tăng tuần hoàn máu hoặc các nguyên nhân khác.

Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn bị nhức đầu thường xuyên khi mang bầu. Đặc biệt phải đến ngay phòng cấp cứu nếu bạn bị nhức đầu trầm trọng kèm theo buồn nôn hoặc ói mửa.

5. Những cơn co thắt dồn dập

Có thể tín hiệu bạn sắp sinh nở. Hãy đến bệnh viện sớm và thực hiện theo các hướng dẫn mà bác sĩ hoặc bà đỡ của bạn hướng dẫn khi có dấu hiệu sau:

* Các cơn co thắt ngày một xuất hiện liên tục

* Bạn muốn đi tiêu hoặc đi tiểu

* Bạn chảy nhiều máu âm đạo

* Ối của bạn đã bị cạn và bạn nhìn thấy dây rốn nhô ra từ âm đạo hoặc cảm thấy như có cái gì đó trong âm đạo

* Em bé của bạn cảm giác như đã ngừng di chuyển

6. Em bé trong bụng giảm hoặc đột ngột hoạt động nhiều

Nếu thường ngày em bé thường di chuyển trong bụng bạn nhiều mà giờ đây bạn thấy em bé ít hoạt động hơn nó có thể là dấu hiệu của thai nhi đang gặp nguy hiểm. Nếu em bé hoạt động quá mạnh và khác thường cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy thai nhi đang gặp nguy hiểm. Tìm kiếm sự trợ giúp của y tế ngay lập tức.

7. Nôn mửa và tiêu chảy

Nếu bạn có những triệu chứng này, bạn có thể đang bị nhiễm trùng. Một nhiễm trùng có thể gây hại cho thai nhi nếu không chữa trị. Bạn có thể trở nên mất nước, nguy hiểm cho thai nhi.

Tìm kiếm sự giúp đỡ của y tế nhanh chóng nếu bạn có bệnh tiểu đường, dấu hiệu mất nước, hoặc nếu bị sốt, đau bụng nghiêm trọng hoặc đau đầu nặng cùng với nôn và buồn nôn.

8. Sốt hoặc ớn lạnh

Đây cũng có thể là dấu hiệu bị nhiễm trùng hoặc là triệu chứng của bệnh cúm. Trong thời gian mang thai, bạn có nhiều khả năng bị biến chứng của bệnh cúm và nhiễm trùng khác, do đó, điều quan trọng là tìm kiếm sự chăm sóc y tế sớm.

9. Đau hoặc rát khi đi tiểu

Điều này có thể là bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Nên điều trị nhanh chóng bởi vì một số bệnh nhiễm trùng âm đạo được liên kết với việc đẻ non hoặc cân nặng của trẻ sơ sinh nhẹ.
10. Sưng tay, sưng mặt hoặc chân có thể là dấu hiệu tiền sản giật

11. Chóng mặt hay co giật

Đây có thể là triệu chứng khác của tiền sản giật hoặc cũng có thể là triệu chứng của những tình trạng nguy hiểm hơn như sản giật có thể dẫn đến tổn thương các cơ quan. Gọi cấp cứu nếu bạn thấy chóng mặt, hoặc bị động kinh.

12. Bị trầm cảm

Nếu bạn có những triệu chứng của sự buồn chán, trầm cảm hãy nói chuyện với bác sỹ của bạn. Bác sỹ sẽ cho bạn nhiều cách điều trị hữu hiệu, kể cả việc sử dụng một số thuốc nhưng vẫn an toàn cho phụ nữ có bầu.
 


Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl