Mới sinh vài hôm, thấy con quấy khóc nhiều dù không hề ngạt mũi hay sốt, chị Nhu mời bác sĩ tới khám và rất ngạc nhiên thấy bé nín ngay sau khi được cởi bớt vài lớp áo.
"Dù bên ngoài trời lạnh, nhưng trong phòng đã điều chỉnh nhiệt độ khá ấm, nên không cần phải ủ quá nhiều lớp cho bé. Trẻ nóng nhẹ thì quấy khóc, nặng có thể bị nhiễm lạnh do toát mồ hôi gây bệnh thêm", bác sĩ hô hấp nhi cảnh báo với chị Nhu sau khi chỉ cho chị thấy cổ con dấp dính mồ hôi vì được quấn quá kỹ.
"Có lần tôi giật mình khi đến khám cho một bé bị sốt. Mặt cháu đỏ phừng phừng, người vật vã khó chịu. Hóa ra, bé đã nóng vì sốt, lại được bố mẹ ủ không biết bao nhiêu lớp áo len áo khoác nên càng khó chịu. Người nhà thì không biết chính họ đã khiến con sốt cao thêm", vị bác sĩ này cho biết.
Ảnh minh họa: Minh Thùy
Những ngày mùa đông lạnh giá, những bà mẹ có con nhỏ, nhất là các bé mới sinh, thường tìm cách ủ cho con thật ấm, vì sợ bé nhiễm lạnh có thể mang bệnh. Tuy nhiên, mặc quá nhiều quần áo đôi khi lại không tốt cho bé.
Một số nghiên cứu trên thế giới còn chỉ ra rằng việc mặc quá ấm trong mùa đông khiến bé sơ sinh tăng thân nhiệt quá mức và có thể gây đột tử.
Tiến sĩ Khu Thị Khánh Dung, phó giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương cho biết, bệnh viện chưa từng gặp trường hợp nào trẻ đột tử do nguyên nhân trực tiếp là mặc chật, mặc nóng, nhưng hiện tượng này cũng cần được cảnh báo. Theo bà, thường đột tử liên quan đến bệnh tim mạch, tư thế nằm (nằm sấp khi có sẵn dị tật như tim bẩm sinh, tụt hãm lưỡi...).
Bác sĩ cảnh báo, không nên mặc quá nhiều quần áo hay bó bé quá chặt để giữ ấm vì trẻ sơ sinh và nhũ nhi thở bụng chứ không thở ngực nên nếu bị bó chặt sẽ hạn chế động tác thở, gây thở kém, suy thở. Nhiều bé cáu gắt, khóc lóc vì bị mặc quá nóng. Không khuyến khích mặc nhiều áo len cho bé.
Theo bác sĩ, việc giữ ấm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất quan trọng, vì trẻ tỏa nhiệt rất nhanh do tỉ lệ diện tích da/kg cân nặng rất lớn. Tuy nhiên, giữ ấm cần ở mức độ hợp lý và đúng cách. Cách ủ ấm tốt nhất cho các cháu mới sinh là ở trong lòng mẹ để mẹ truyền hơi ấm cho, chứ không phải quấn cho con thật nhiều lớp quần áo, chăn ủ.
Cần chú ý giữ ấm ở các vùng trẻ dễ bị nhiễm lạnh như lòng bàn chân, bàn tay, thóp và ngực. Nên mặc cho bé các lớp quần áo có thể dễ dàng cởi nếu trẻ nóng hay mỗi lần nôn trớ.
Ngoài ra, ở các bé mới sinh, đầu tạo ra khoảng 40% thân nhiệt, đồng thời giải phóng đến 85% nhiệt độ cơ thể nên cần đội mũ và dùng băng quấn thóp cho bé.
Theo bác sĩ Khánh Dung nhiều bà mẹ sai lầm khi nghĩ rằng cần cho con mặc thật ấm khi đi ngủ. Thực ra, khi bé nằm, nên cho con mặc thoáng khi nằm ngủ, có thể là một áo cotton bên trong và một áo len mỏng hay bộ body bên ngoài, đầu đội mũ. Để bé nằm cạnh mẹ cũng là cách giữ ấm tốt cho con.
Ngoài ra, điều quan trọng là nhiệt độ trong phòng chứ không phải là nhiệt độ của trẻ. Nên tạo nhiệt độ phòng khoảng 28 độ C, tránh gió lùa nhưng không quá bí. Nếu ủ cho bé thật ấm nhưng nhiệt độ môi trường sống vẫn quá lạnh thì cũng không có hiệu quả nhiều.
Một bác sĩ hô hấp nhi Bệnh viện Xanh Pôn cho biết, mặc quá nhiều quần áo khiến bé có thể bị nóng, ra nhiều mồ hôi, làm nhiễm lạnh ngược và dễ viêm phổi. Ngoài ra, việc ủ quá nhiều lớp áo, chăn gây nóng còn dễ khiến làn da mỏng manh của trẻ bị viêm, ngứa.
Để biết bé nóng hay lạnh, không nên chỉ căn cứ vào độ ấm của tay chân, mà cần sờ vào bụng, cổ trẻ. Các bé nhũ nhi chưa biết nói, thì bố mẹ có thể đọc những dấu hiệu cho thấy con nóng là: bé đổ mồ hôi (lưng, cổ...), thở nhanh, trán nóng, cáu kỉnh, bứt rứt khó chịu...
AloBacsi.
"Dù bên ngoài trời lạnh, nhưng trong phòng đã điều chỉnh nhiệt độ khá ấm, nên không cần phải ủ quá nhiều lớp cho bé. Trẻ nóng nhẹ thì quấy khóc, nặng có thể bị nhiễm lạnh do toát mồ hôi gây bệnh thêm", bác sĩ hô hấp nhi cảnh báo với chị Nhu sau khi chỉ cho chị thấy cổ con dấp dính mồ hôi vì được quấn quá kỹ.
"Có lần tôi giật mình khi đến khám cho một bé bị sốt. Mặt cháu đỏ phừng phừng, người vật vã khó chịu. Hóa ra, bé đã nóng vì sốt, lại được bố mẹ ủ không biết bao nhiêu lớp áo len áo khoác nên càng khó chịu. Người nhà thì không biết chính họ đã khiến con sốt cao thêm", vị bác sĩ này cho biết.
Ảnh minh họa: Minh Thùy
Một số nghiên cứu trên thế giới còn chỉ ra rằng việc mặc quá ấm trong mùa đông khiến bé sơ sinh tăng thân nhiệt quá mức và có thể gây đột tử.
Tiến sĩ Khu Thị Khánh Dung, phó giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương cho biết, bệnh viện chưa từng gặp trường hợp nào trẻ đột tử do nguyên nhân trực tiếp là mặc chật, mặc nóng, nhưng hiện tượng này cũng cần được cảnh báo. Theo bà, thường đột tử liên quan đến bệnh tim mạch, tư thế nằm (nằm sấp khi có sẵn dị tật như tim bẩm sinh, tụt hãm lưỡi...).
Bác sĩ cảnh báo, không nên mặc quá nhiều quần áo hay bó bé quá chặt để giữ ấm vì trẻ sơ sinh và nhũ nhi thở bụng chứ không thở ngực nên nếu bị bó chặt sẽ hạn chế động tác thở, gây thở kém, suy thở. Nhiều bé cáu gắt, khóc lóc vì bị mặc quá nóng. Không khuyến khích mặc nhiều áo len cho bé.
Theo bác sĩ, việc giữ ấm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất quan trọng, vì trẻ tỏa nhiệt rất nhanh do tỉ lệ diện tích da/kg cân nặng rất lớn. Tuy nhiên, giữ ấm cần ở mức độ hợp lý và đúng cách. Cách ủ ấm tốt nhất cho các cháu mới sinh là ở trong lòng mẹ để mẹ truyền hơi ấm cho, chứ không phải quấn cho con thật nhiều lớp quần áo, chăn ủ.
Cần chú ý giữ ấm ở các vùng trẻ dễ bị nhiễm lạnh như lòng bàn chân, bàn tay, thóp và ngực. Nên mặc cho bé các lớp quần áo có thể dễ dàng cởi nếu trẻ nóng hay mỗi lần nôn trớ.
Ngoài ra, ở các bé mới sinh, đầu tạo ra khoảng 40% thân nhiệt, đồng thời giải phóng đến 85% nhiệt độ cơ thể nên cần đội mũ và dùng băng quấn thóp cho bé.
Theo bác sĩ Khánh Dung nhiều bà mẹ sai lầm khi nghĩ rằng cần cho con mặc thật ấm khi đi ngủ. Thực ra, khi bé nằm, nên cho con mặc thoáng khi nằm ngủ, có thể là một áo cotton bên trong và một áo len mỏng hay bộ body bên ngoài, đầu đội mũ. Để bé nằm cạnh mẹ cũng là cách giữ ấm tốt cho con.
Ngoài ra, điều quan trọng là nhiệt độ trong phòng chứ không phải là nhiệt độ của trẻ. Nên tạo nhiệt độ phòng khoảng 28 độ C, tránh gió lùa nhưng không quá bí. Nếu ủ cho bé thật ấm nhưng nhiệt độ môi trường sống vẫn quá lạnh thì cũng không có hiệu quả nhiều.
Một bác sĩ hô hấp nhi Bệnh viện Xanh Pôn cho biết, mặc quá nhiều quần áo khiến bé có thể bị nóng, ra nhiều mồ hôi, làm nhiễm lạnh ngược và dễ viêm phổi. Ngoài ra, việc ủ quá nhiều lớp áo, chăn gây nóng còn dễ khiến làn da mỏng manh của trẻ bị viêm, ngứa.
Để biết bé nóng hay lạnh, không nên chỉ căn cứ vào độ ấm của tay chân, mà cần sờ vào bụng, cổ trẻ. Các bé nhũ nhi chưa biết nói, thì bố mẹ có thể đọc những dấu hiệu cho thấy con nóng là: bé đổ mồ hôi (lưng, cổ...), thở nhanh, trán nóng, cáu kỉnh, bứt rứt khó chịu...
AloBacsi.
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,360
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,134
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,314
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,167