Nhà sản xuất túi sưởi khuyến cáo với người tiêu dùng nguy cơ bục, nổ túi sưởi là có thể xảy ra và đã được cảnh báo trước.
Rơle nhiệt không ngắt, dung dịch vẫn đun
Theo KS Nguyễn Dũng, Viện Kỹ thuật Hóa học, Đại học Bách khoa Hà Nội, ở bộ phận đun của túi sưởi có một rơle nhiệt nhằm mục đích ngắt điện khi dung dịch được đun đến mức nhiệt độ cố định trước.
Tuy nhiên, rơle này cũng có thể vì lý do nào đó mà bị trục trặc và không ngắt điện được. Khi đó nhiệt độ dung dịch trong túi sưởi gia tăng quá mức, dẫn đến lớp vỏ bọc bên ngoài có thể không chịu được nên bục vỡ.
Bà Trịnh Thị Thanh Huyền, phó giám đốc Công ty Cổ phần Bagico, đơn vị sản xuất túi sưởi Mimosa, nhãn hiệu túi sưởi bị nổ cho biết, nguyên nhân gây mất an toàn cho người sử dụng đã được nhà sản xuất lường trước và cảnh báo cho người sử dụng trong phần hướng dẫn sử dụng sản phẩm.
"Đây là một sản phẩm dùng điện nên cũng như những sản phẩm điện khác cần phải tuân thủ các hướng dẫn để đảm bảo sử dụng an toàn", bà Huyền nhấn mạnh.
Cụ thể, điốt khống chế nhiệt của túi sưởi có thể gặp trục trặc. Điều này làm cho dung dịch bên trong đáng lẽ chỉ nóng đến 700 sẽ dừng nhưng lại vẫn tiếp tục gia nhiệt đến ngưỡng sôi. Khi áp suất cao có thể khiến túi bị bục nổ. Tuy nhiên, trước khi xảy ra khả năng này, túi sẽ có hiện tượng bị phồng, căng quá mức và người dùng cần ngắt điện kịp thời.
Ngoài ra, một nguyên nhân khác khiến túi cũng có thể bị nổ là do có áp lực bên ngoài đè lên hoặc có tác động vần túi, lăn qua lăn lại khiến thiết bị đun bên trong bị nổi lên khỏi mặt nước và dẫn đến nổ.
"Tất cả các yếu tố này đã được công ty lường trước và hướng dẫn sử dụng đúng cách cho người dùng. Thậm chí để chắc chắn tờ hướng dẫn không bị thất lạc, chúng tôi đã in ngay ở vỏ hộp sản phẩm", bà Huyền cho hay.
Không nên ôm túi sưởi trong khi cắm điện
Về sự việc cháu H.T. bị bỏng do dùng túi sưởi, bà Huyền đưa ra hai nhận định dựa trên cách dùng chưa hợp lý. Có thể do người dùng vừa cắm điện vừa ôm vào trong người.
"Điều này hoàn toàn sai khuyến cáo khi túi cắm điện không được sử dụng mà phải để cách người 2m. Bởi khi để xa, túi không may bị bục nổ, ít có khả năng dung dịch bắn vào người, nếu có chỉ là một vài vết bỏng nhỏ do các tia, giọt dung dịch bắn tung tóe khắp người. Trong khi đó, trường hợp bé H.T. bị bỏng do chảy dịch vào người là chính, tạo nên cả một dòng chảy rất mượt chủ yếu trên phần mông, đùi dưới của cháu", bà Huyền nhận định.
Hoặc cách lý giải thứ hai, theo bà Huyền, cũng có thể do người dùng ôm hoặc vần vào người hay đè lên sản phẩm khiến khi túi nổ làm chảy dung dịch vào phần dưới cơ thể.
Ngắt điện ngay khi túi bị phồng
Theo KS Nguyễn Dũng, Viện Kỹ thuật Hóa học, Đại học Bách khoa Hà Nội, dung dịch trong túi sưởi hoàn toàn không độc hại nên khi bắn ra chỉ có nguy cơ bỏng còn không có ảnh hưởng về hóa chất.
Theo tìm hiểu, dung dịch có trong túi sưởi là nước muối biển. Ngoài ra, túi được làm bằng hai lớp, với lớp trong bằng nhựa nguyên chất, chịu nhiệt và có sự đàn hồi tốt. Lớp ngoài cũng có hai mảng bằng vải pha nilon vừa chịu nhiệt, giữ nhiệt, chống nước và trang trí. Điều này cũng giúp giảm áp lực, giữ nhiệt cho sản phẩm.
Theo các chuyên gia, khi sử dụng túi, cần tránh không dùng khi đang cắm điện. Bởi đây là thiết bị điện, sinh nhiệt nên cần đảm bảo tuân thủ đúng hướng dẫn. Bên cạnh đó, khi dùng túi sưởi tránh chà đạp, nằm đè lên hoặc ném, đẩy. Điều này không những làm ảnh hưởng đến thiết bị điện, gây nguy cơ cháy nổ mà còn có thể làm đứt mối hàn điện bên trong khiến túi không nóng.
Khi cắm điện cần chú ý theo dõi, trường hợp nếu thấy túi bị phồng phải ngắt điện ngay lập tức. Sở dĩ có hiện tượng này là do rơle hỏng khiến dung dịch bị đun sôi hoặc do túi sử dụng lâu ngày đã cạn bớt dung dịch, khi đun nóng không khí bên trong bị phồng lên. Cả hai trường hợp này đều có thể dẫn đến nguy cơ gây bục nổ túi, nên cần kịp thời ngắt nguồn điện.
"Khi được biết chuyện xảy ra với cháu H.T., đại diện Công ty Bagico cũng đã thể hiện sự quan tâm, trách nhiệm của mình kịp thời đến hỏi thăm cháu. Chúng tôi cũng đã bước đầu hỗ trợ gia đình tiền và một bộ đệm nước cho cháu nằm, cùng với toàn bộ nước tinh khiết để vệ sinh cho cháu. Chúng tôi cũng liên tục đến bệnh viện, điện thoại cho mẹ cháu để thăm hỏi và theo sát tình hình của cháu".
AloBacsi.
Rơle nhiệt không ngắt, dung dịch vẫn đun
Theo KS Nguyễn Dũng, Viện Kỹ thuật Hóa học, Đại học Bách khoa Hà Nội, ở bộ phận đun của túi sưởi có một rơle nhiệt nhằm mục đích ngắt điện khi dung dịch được đun đến mức nhiệt độ cố định trước.
Tuy nhiên, rơle này cũng có thể vì lý do nào đó mà bị trục trặc và không ngắt điện được. Khi đó nhiệt độ dung dịch trong túi sưởi gia tăng quá mức, dẫn đến lớp vỏ bọc bên ngoài có thể không chịu được nên bục vỡ.
Bà Trịnh Thị Thanh Huyền, phó giám đốc Công ty Cổ phần Bagico, đơn vị sản xuất túi sưởi Mimosa, nhãn hiệu túi sưởi bị nổ cho biết, nguyên nhân gây mất an toàn cho người sử dụng đã được nhà sản xuất lường trước và cảnh báo cho người sử dụng trong phần hướng dẫn sử dụng sản phẩm.
"Đây là một sản phẩm dùng điện nên cũng như những sản phẩm điện khác cần phải tuân thủ các hướng dẫn để đảm bảo sử dụng an toàn", bà Huyền nhấn mạnh.
Cụ thể, điốt khống chế nhiệt của túi sưởi có thể gặp trục trặc. Điều này làm cho dung dịch bên trong đáng lẽ chỉ nóng đến 700 sẽ dừng nhưng lại vẫn tiếp tục gia nhiệt đến ngưỡng sôi. Khi áp suất cao có thể khiến túi bị bục nổ. Tuy nhiên, trước khi xảy ra khả năng này, túi sẽ có hiện tượng bị phồng, căng quá mức và người dùng cần ngắt điện kịp thời.
Ngoài ra, một nguyên nhân khác khiến túi cũng có thể bị nổ là do có áp lực bên ngoài đè lên hoặc có tác động vần túi, lăn qua lăn lại khiến thiết bị đun bên trong bị nổi lên khỏi mặt nước và dẫn đến nổ.
"Tất cả các yếu tố này đã được công ty lường trước và hướng dẫn sử dụng đúng cách cho người dùng. Thậm chí để chắc chắn tờ hướng dẫn không bị thất lạc, chúng tôi đã in ngay ở vỏ hộp sản phẩm", bà Huyền cho hay.
Không nên ôm túi sưởi trong khi cắm điện
Về sự việc cháu H.T. bị bỏng do dùng túi sưởi, bà Huyền đưa ra hai nhận định dựa trên cách dùng chưa hợp lý. Có thể do người dùng vừa cắm điện vừa ôm vào trong người.
"Điều này hoàn toàn sai khuyến cáo khi túi cắm điện không được sử dụng mà phải để cách người 2m. Bởi khi để xa, túi không may bị bục nổ, ít có khả năng dung dịch bắn vào người, nếu có chỉ là một vài vết bỏng nhỏ do các tia, giọt dung dịch bắn tung tóe khắp người. Trong khi đó, trường hợp bé H.T. bị bỏng do chảy dịch vào người là chính, tạo nên cả một dòng chảy rất mượt chủ yếu trên phần mông, đùi dưới của cháu", bà Huyền nhận định.
Hoặc cách lý giải thứ hai, theo bà Huyền, cũng có thể do người dùng ôm hoặc vần vào người hay đè lên sản phẩm khiến khi túi nổ làm chảy dung dịch vào phần dưới cơ thể.
Ngắt điện ngay khi túi bị phồng
Theo KS Nguyễn Dũng, Viện Kỹ thuật Hóa học, Đại học Bách khoa Hà Nội, dung dịch trong túi sưởi hoàn toàn không độc hại nên khi bắn ra chỉ có nguy cơ bỏng còn không có ảnh hưởng về hóa chất.
Theo tìm hiểu, dung dịch có trong túi sưởi là nước muối biển. Ngoài ra, túi được làm bằng hai lớp, với lớp trong bằng nhựa nguyên chất, chịu nhiệt và có sự đàn hồi tốt. Lớp ngoài cũng có hai mảng bằng vải pha nilon vừa chịu nhiệt, giữ nhiệt, chống nước và trang trí. Điều này cũng giúp giảm áp lực, giữ nhiệt cho sản phẩm.
Theo các chuyên gia, khi sử dụng túi, cần tránh không dùng khi đang cắm điện. Bởi đây là thiết bị điện, sinh nhiệt nên cần đảm bảo tuân thủ đúng hướng dẫn. Bên cạnh đó, khi dùng túi sưởi tránh chà đạp, nằm đè lên hoặc ném, đẩy. Điều này không những làm ảnh hưởng đến thiết bị điện, gây nguy cơ cháy nổ mà còn có thể làm đứt mối hàn điện bên trong khiến túi không nóng.
Khi cắm điện cần chú ý theo dõi, trường hợp nếu thấy túi bị phồng phải ngắt điện ngay lập tức. Sở dĩ có hiện tượng này là do rơle hỏng khiến dung dịch bị đun sôi hoặc do túi sử dụng lâu ngày đã cạn bớt dung dịch, khi đun nóng không khí bên trong bị phồng lên. Cả hai trường hợp này đều có thể dẫn đến nguy cơ gây bục nổ túi, nên cần kịp thời ngắt nguồn điện.
"Khi được biết chuyện xảy ra với cháu H.T., đại diện Công ty Bagico cũng đã thể hiện sự quan tâm, trách nhiệm của mình kịp thời đến hỏi thăm cháu. Chúng tôi cũng đã bước đầu hỗ trợ gia đình tiền và một bộ đệm nước cho cháu nằm, cùng với toàn bộ nước tinh khiết để vệ sinh cho cháu. Chúng tôi cũng liên tục đến bệnh viện, điện thoại cho mẹ cháu để thăm hỏi và theo sát tình hình của cháu".
AloBacsi.