Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
TƯ VẤN LÀM ĐẸP
Hướng dẫn làm đẹp
“Thần dược” tiêm da, thiên nga hóa quạ
Nội dung
<p>[QUOTE="Bác sĩ Phượng, post: 11531, member: 738"]</p><p>Hiện nay, nhiều chị em đã tìm đến các loại thuốc tiêm để có làn da trắng nõn nà hay nâu sôcôla cuốn hút với giá hàng chục triệu đồng mà không hề biết nguy hiểm có thể dẫn đến chết người của phương pháp này.</p><p>Rước họa vào thân</p><p></p><p></p><p>Chỉ cần ngồi vào máy tính và gõ “thuốc tiêm da” lên trang mạng tìm kiếm Google, bạn có thể thấy hàng nghìn kết quả với những trang quảng cáo, viện thẩm mỹ điều trị làm trắng hoặc đen da bằng phương pháp tiêm thuốc. Chị Terri Sotherton, 21 tuổi, sống ở Bolton, Anh đã đặt mua qua mạng một loại thuốc có tên Melanotan với giá chỉ 25 bảng rồi về nhà tự tiêm. Trang web chị tìm mua khẳng định chỉ với 1miligram loại thuốc siêu tốc này, chị Terri sẽ sở hữu làn da rám nắng hoàn hảo còn nhanh hơn cả tắm nắng giữa trưa.</p><p></p><p></p><p>Tuy nhiên, chỉ 2 ngày sau mũi tiêm đầu tiên, mặt của Terri sưng phù lên, ngứa ngáy, đau rát khắp người đến nỗi không thể chạm vào được. Terri phải nhập viện ngay lập tức. Các bác sĩ tại bệnh viện A & E Bolton, nơi Terri điều trị khẳng định, các độc tố trong thuốc tiêm chị Terri sử dụng đã khiến da bị bỏng, viêm nhiễm rồi bị ung thư da.</p><p></p><p></p><p>Chị Catherine Allcock, 22 tuổi, ở Bolton, Anh, cũng là một trường hợp tương tự. Sau khi mua và tự tiêm thuốc Melanotan vào người, chị Catherine cảm thấy buồn nôn, hoa mắt chóng mặt sau đó nhập viện với thân hình tàn tạ đầy những nốt như nám, tàn nhang và các vết lở loét khắp người. Catherine cho rằng, loại thuốc tiêm này đã làm tổn hại đến hệ thống miễn dịch của chị. Trong khi đó, một bệnh nhân nam nằm cạnh giường bệnh của chị cũng bị bệnh viêm màng não sau khi dùng loại thuốc tiêm da đó.</p><p></p><p></p><p>Bác sĩ Bevis Man của Tổ chức Da liễu Anh bày tỏ lo ngại khi hiện có nhiều người đã phớt lờ những cảnh báo y tế về những loại thuốc tiêm để có làn da siêu tốc như mong muốn. Ông Bevis cũng khẳng định, hầu hết các bệnh nhân đều sử dụng các loại sản phẩm không rõ nguồn gốc và không có giấy phép. “Đây là một thực trạng đáng báo động bởi những tác động nguy hại của các loại thuốc tiêm da này có thể kéo dài lâu hơn mọi người nghĩ”, bác sĩ Bevis nói.</p><p></p><p style="text-align: center"><img src="http://l3.yimg.com/bt/api/res/1.2/YRW2Guyk5crO1Ws4.MmQww--/YXBwaWQ9eW5ld3M7cT04NTt3PTQwMA--/http://media.zenfs.com/vi_VN/News/giadinhtre/4c790c53-de15-4c7e-93ac-40e37393892f.jpg" data-url="http://l3.yimg.com/bt/api/res/1.2/YRW2Guyk5crO1Ws4.MmQww--/YXBwaWQ9eW5ld3M7cT04NTt3PTQwMA--/http://media.zenfs.com/vi_VN/News/giadinhtre/4c790c53-de15-4c7e-93ac-40e37393892f.jpg" class="bbImage " style="" alt="" title="" /></p><p></p><p></p><p><strong>Trắng da từ thuốc điều trị ung thư?</strong></p><p></p><p></p><p>Hầu hết các loại thuốc tiêm trắng da hiện nay đều có chứa chất Glutathione, tuy nhiên việc Glutathione có công dụng làm trắng da hay không thì vẫn chưa được chứng minh lâm sàng.</p><p></p><p></p><p>Glutathione là một chất tự nhiên, tiết ra từ gan và được coi là “chất chống ôxy hóa tổng thể” có khả năng tái tạo tế bào, Glutathione còn được phát hiện trong các mô động vật và thực vật. Chất này cũng có trong trái cây, rau và thịt. Glutathione là protein bao gồm 3 loại acid amin: cycteine, glutamine và glycine. Hầu như tất cả các tế bào của con người đều có Glutathione nhưng chất chống ôxy hóa này tập trung nhiều nhất ở lá lách, gan, tuyến tụy và mắt.</p><p></p><p></p><p>Nhiều người uống thuốc chứa Glutathione để điều trị đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp, ngăn ngừa lão hóa, điều trị hoặc ngăn ngừa chứng nghiện rượu, bệnh hen suyễn, ung thư, bệnh tim mạch (xơ vữa động mạch và lượng cholesterol cao), viêm gan, bệnh gan, bệnh làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể (bao gồm cả AIDS và hội chứng mệt mỏi mãn tính), mất trí nhớ, bệnh Alzheimer, viêm xương khớp, bệnh Parkinson, ngăn ngừa tác dụng phụ của điều trị ung thư bằng phương pháp hóa trị, điều trị vô sinh ở nam giới… Hiện chưa có nghiên cứu nào cho thấy Glutathione là chất làm trắng da. Kể từ khi Glutathione tự nhiên lần đầu tiên được phát hiện trong cơ thể người vào năm 1888, có hơn 90.000 nghiên cứu được công bố cho rằng Glutathione là chất chống ôxy hóa. Tuy nhiên thí nghiệm trên động vật cho thấy, nồng độ cysteine cao (thành phần chính của Glutathione) làm giảm việc sản xuất melanin - sắc tố cấu thành màu sắc của da. Nếu số lượng melanin giảm, da sẽ sáng lên. Do đó, những người có mức cysteine cao thì da sẽ hơi ngả sang màu vàng. </p><p></p><p></p><p>Tiêm Glutathione đã trở thành “mốt” bởi vì phương pháp này mang lại hiệu quả hơn hẳn việc dùng thuốc. Người dùng có thể ngay lập tức có được làn da trắng sáng chỉ sau một vài mũi tiêm. Từ đó các loại thuốc tiêm Glutathione giả xuất hiện tràn lan trên thị trường.</p><p></p><p></p><p>Tháng 5-2011, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Philippines (FDA) đã cảnh báo việc tiêm </p><p>Glutathione có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe trầm trọng, thậm chí là tử vong nếu dùng với liều lượng cao. </p><p>Glutathione chỉ được phép dùng để điều trị ung thư. Ngoài ra, người dân không nên đều đặn tiêm Glutathione vì có thể hóa chất này đang được phân phối bất hợp pháp.</p><p></p><p></p><p>Theo FDA, tác dụng phụ thường gặp liên quan đến việc tiêm Glutathione quá liều rất đa dạng, từ phát ban trên da, đau bụng, bệnh về tuyến giáp đến những căn bệnh nghiêm trọng có khả năng gây tử vong như suy thận, hội chứng Stevens-Johnson và hoại tử thượng bì nhiễm độc. “Sự gia tăng đáng báo động trong việc tiêm Glutathione liều cao trực tiếp vào tĩnh mạch nhằm làm trắng da không an toàn và có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng tác động đến sức khỏe của người sử dụng”, FDA cho biết. </p><p></p><p>An Ninh Thu Đô.</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Bác sĩ Phượng, post: 11531, member: 738"] Hiện nay, nhiều chị em đã tìm đến các loại thuốc tiêm để có làn da trắng nõn nà hay nâu sôcôla cuốn hút với giá hàng chục triệu đồng mà không hề biết nguy hiểm có thể dẫn đến chết người của phương pháp này. Rước họa vào thân Chỉ cần ngồi vào máy tính và gõ “thuốc tiêm da” lên trang mạng tìm kiếm Google, bạn có thể thấy hàng nghìn kết quả với những trang quảng cáo, viện thẩm mỹ điều trị làm trắng hoặc đen da bằng phương pháp tiêm thuốc. Chị Terri Sotherton, 21 tuổi, sống ở Bolton, Anh đã đặt mua qua mạng một loại thuốc có tên Melanotan với giá chỉ 25 bảng rồi về nhà tự tiêm. Trang web chị tìm mua khẳng định chỉ với 1miligram loại thuốc siêu tốc này, chị Terri sẽ sở hữu làn da rám nắng hoàn hảo còn nhanh hơn cả tắm nắng giữa trưa. Tuy nhiên, chỉ 2 ngày sau mũi tiêm đầu tiên, mặt của Terri sưng phù lên, ngứa ngáy, đau rát khắp người đến nỗi không thể chạm vào được. Terri phải nhập viện ngay lập tức. Các bác sĩ tại bệnh viện A & E Bolton, nơi Terri điều trị khẳng định, các độc tố trong thuốc tiêm chị Terri sử dụng đã khiến da bị bỏng, viêm nhiễm rồi bị ung thư da. Chị Catherine Allcock, 22 tuổi, ở Bolton, Anh, cũng là một trường hợp tương tự. Sau khi mua và tự tiêm thuốc Melanotan vào người, chị Catherine cảm thấy buồn nôn, hoa mắt chóng mặt sau đó nhập viện với thân hình tàn tạ đầy những nốt như nám, tàn nhang và các vết lở loét khắp người. Catherine cho rằng, loại thuốc tiêm này đã làm tổn hại đến hệ thống miễn dịch của chị. Trong khi đó, một bệnh nhân nam nằm cạnh giường bệnh của chị cũng bị bệnh viêm màng não sau khi dùng loại thuốc tiêm da đó. Bác sĩ Bevis Man của Tổ chức Da liễu Anh bày tỏ lo ngại khi hiện có nhiều người đã phớt lờ những cảnh báo y tế về những loại thuốc tiêm để có làn da siêu tốc như mong muốn. Ông Bevis cũng khẳng định, hầu hết các bệnh nhân đều sử dụng các loại sản phẩm không rõ nguồn gốc và không có giấy phép. “Đây là một thực trạng đáng báo động bởi những tác động nguy hại của các loại thuốc tiêm da này có thể kéo dài lâu hơn mọi người nghĩ”, bác sĩ Bevis nói. [CENTER][IMG]http://l3.yimg.com/bt/api/res/1.2/YRW2Guyk5crO1Ws4.MmQww--/YXBwaWQ9eW5ld3M7cT04NTt3PTQwMA--/http://media.zenfs.com/vi_VN/News/giadinhtre/4c790c53-de15-4c7e-93ac-40e37393892f.jpg[/IMG][/CENTER] [B]Trắng da từ thuốc điều trị ung thư?[/B] Hầu hết các loại thuốc tiêm trắng da hiện nay đều có chứa chất Glutathione, tuy nhiên việc Glutathione có công dụng làm trắng da hay không thì vẫn chưa được chứng minh lâm sàng. Glutathione là một chất tự nhiên, tiết ra từ gan và được coi là “chất chống ôxy hóa tổng thể” có khả năng tái tạo tế bào, Glutathione còn được phát hiện trong các mô động vật và thực vật. Chất này cũng có trong trái cây, rau và thịt. Glutathione là protein bao gồm 3 loại acid amin: cycteine, glutamine và glycine. Hầu như tất cả các tế bào của con người đều có Glutathione nhưng chất chống ôxy hóa này tập trung nhiều nhất ở lá lách, gan, tuyến tụy và mắt. Nhiều người uống thuốc chứa Glutathione để điều trị đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp, ngăn ngừa lão hóa, điều trị hoặc ngăn ngừa chứng nghiện rượu, bệnh hen suyễn, ung thư, bệnh tim mạch (xơ vữa động mạch và lượng cholesterol cao), viêm gan, bệnh gan, bệnh làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể (bao gồm cả AIDS và hội chứng mệt mỏi mãn tính), mất trí nhớ, bệnh Alzheimer, viêm xương khớp, bệnh Parkinson, ngăn ngừa tác dụng phụ của điều trị ung thư bằng phương pháp hóa trị, điều trị vô sinh ở nam giới… Hiện chưa có nghiên cứu nào cho thấy Glutathione là chất làm trắng da. Kể từ khi Glutathione tự nhiên lần đầu tiên được phát hiện trong cơ thể người vào năm 1888, có hơn 90.000 nghiên cứu được công bố cho rằng Glutathione là chất chống ôxy hóa. Tuy nhiên thí nghiệm trên động vật cho thấy, nồng độ cysteine cao (thành phần chính của Glutathione) làm giảm việc sản xuất melanin - sắc tố cấu thành màu sắc của da. Nếu số lượng melanin giảm, da sẽ sáng lên. Do đó, những người có mức cysteine cao thì da sẽ hơi ngả sang màu vàng. Tiêm Glutathione đã trở thành “mốt” bởi vì phương pháp này mang lại hiệu quả hơn hẳn việc dùng thuốc. Người dùng có thể ngay lập tức có được làn da trắng sáng chỉ sau một vài mũi tiêm. Từ đó các loại thuốc tiêm Glutathione giả xuất hiện tràn lan trên thị trường. Tháng 5-2011, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Philippines (FDA) đã cảnh báo việc tiêm Glutathione có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe trầm trọng, thậm chí là tử vong nếu dùng với liều lượng cao. Glutathione chỉ được phép dùng để điều trị ung thư. Ngoài ra, người dân không nên đều đặn tiêm Glutathione vì có thể hóa chất này đang được phân phối bất hợp pháp. Theo FDA, tác dụng phụ thường gặp liên quan đến việc tiêm Glutathione quá liều rất đa dạng, từ phát ban trên da, đau bụng, bệnh về tuyến giáp đến những căn bệnh nghiêm trọng có khả năng gây tử vong như suy thận, hội chứng Stevens-Johnson và hoại tử thượng bì nhiễm độc. “Sự gia tăng đáng báo động trong việc tiêm Glutathione liều cao trực tiếp vào tĩnh mạch nhằm làm trắng da không an toàn và có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng tác động đến sức khỏe của người sử dụng”, FDA cho biết. An Ninh Thu Đô. [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
TƯ VẤN LÀM ĐẸP
Hướng dẫn làm đẹp
“Thần dược” tiêm da, thiên nga hóa quạ
Top
Dưới