Điều tra của Tổng cục Thống kê vừa công bố tháng 12 /2011 cho thấy, có tới gần 40% trẻ em Việt Nam bị thiếu cân, thấp còi, gầy còm.
Điều lo ngại là khi mới sinh trẻ không bị suy dinh dưỡng như vậy.
Chăm sóc đúng cách đảm bảo con bạn khỏe mạnh cả về thể lực lẫn tinh thần. Ảnh: T.K
Chỉ 17% trẻ được bú mẹ hoàn toàn
Tỷ lệ trẻ được tiêm vaccine viêm gan B giảm báo động
Tỷ lệ tiêm chủng bạch hầu - ho gà - uốn ván và bại liệt giảm đáng kể giữa mũi thứ nhất và mũi thứ hai. Tỷ lệ thấp nhất là với vaccine phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh.
Thông tin trên được đưa ra tại buổi "Công bố Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ Việt Nam 2010-2011" lần thứ tư (MICS4), do Tổng cục Thống kê phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tổ chức ngày 16/12 tại Hà Nội. Nghiên cứu có sự tham gia của gần 12.000 hộ gia đình ở 63 tỉnh, thành trên cả nước.
Trong quá trình thu thập số liệu điều tra MICS4, số liệu về trọng lượng và chiều cao của trẻ em dưới 5 tuổi cho thấy có tới gần 40% trẻ em Việt Nam ở thể bị thiếu cân, thấp còi, gầy còm. Trong đó có 11,7% trẻ thiếu cân - suy dinh dưỡng (SDD) cân nặng theo tuổi, 22,7% trẻ thấp còi - SDD chiều cao theo tuổi và 4,1% bị gầy còm - SDD cân nặng theo chiều cao. Đồng thời, có 4,4% trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân. Các tỉ lệ này có sự chênh lệch rất lớn giữa thành thị và nông thôn, giữa trẻ em người Kinh và trẻ em thuộc các dân tộc thiểu số, giữa các nhóm giàu nghèo và theo trình độ học vấn của bà mẹ.
Tuy nhiên trên thực tế, khi mới sinh ra trẻ vốn không bị tình trạng thiếu cân, thấp còi, gầy còm như vậy. Một kết quả đáng ngạc nhiên và đáng suy nghĩ là trong khoảng 93% trẻ em dưới 5 tuổi được cân lúc mới sinh ra, trẻ bị thiếu cân chỉ chiếm có 5,1%.
Một trong những nguyên nhân là do các bà mẹ đã chăm sóc và nuôi dưỡng con không đúng cách đã gây nên tình trạng trên. Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất để phát triển thể chất, ngăn ngừa bệnh tật lúc trưởng thành đã không được các bà mẹ quan tâm.
Theo ông Nguyễn Phong, Vụ trưởng Vụ Thống kê Xã hội và Môi trường, Tổng cục Thống kê, cứ 5 trẻ em ở Việt Nam thì có 2 trẻ (chiếm 39,7%) được bú sữa mẹ lần đầu tiên đúng thời gian thích hợp (trong vòng 1 giờ sau sinh) và dưới 1/5 số trẻ (chiếm 17%) được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
Chăm sóc đúng cách đảm bảo con bạn khỏe mạnh cả về thể lực lẫn tinh thần. Ảnh: T.K
Trẻ chưa được nuôi dưỡng đúng cách
Suy dinh dưỡng có liên quan đến hơn một nửa trường hợp tử vong của trẻ em trên toàn thế giới. Do đó, cung cấp cho con nguồn dinh dưỡng quý giá đầu đời là một việc làm rất quan trọng. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, nuôi con bằng sữa mẹ trong những năm đầu đời sẽ bảo vệ trẻ em không bị nhiễm bệnh. Đây là nguồn dinh dưỡng lý tưởng, là cách nuôi trẻ an toàn và kinh tế.
Theo UNICEF, tình trạng dinh dưỡng của trẻ em thể hiện tình trạng sức khỏe chung của các em. Nếu trẻ được cung cấp thức ăn đầy đủ, không thường xuyên đau ốm, được chăm sóc tốt thì các em sẽ phát triển đầy đủ tiềm năng của mình. Đồng thời, tại Việt Nam nhiều bà mẹ còn thiếu kiến thức nuôi dưỡng cũng như chăm sóc trẻ khi bị ốm. Chỉ có 1 trong 20 bà mẹ hoặc người chăm sóc trẻ nhận thức được dấu hiệu nguy hiểm của bệnh viêm phổi.
Tiêm vaccine phòng bệnh là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe của trẻ nhưng chỉ có 40,1% trẻ từ 1 - 2 tuổi được tiêm phòng đầy đủ. Tỷ lệ này ở trẻ dân tộc thiểu số thậm chí chưa đến 20%. Tại Việt Nam, một trẻ được coi là tiêm chủng đầy đủ nếu nhận được 7 loại kháng thể phòng lao, bạch hầu -ho gà - uốn ván, bại liệt, sởi và viêm gan B.
Kết quả điều tra trên cho thấy, tỷ lệ trẻ được tiêm đầy đủ rất thấp. Ông Đỗ Thức, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, tỷ lệ này có sự chênh lệch, khoảng cách lớn giữa khu vực thành thị và nông thôn. Ở thành thị, 1/2 số trẻ được tiêm chủng đầy đủ, trong khi đó, ở nông thôn tỷ lệ này chỉ là 1/3.
Bên cạnh đó, việc sử dụng muối i-ốt tại các gia đình chưa được các bà mẹ chú trọng. Rối loạn do thiếu i-ốt (IDD) là nguyên nhân chủ yếu trên thế giới dẫn đến chậm phát triển trí tuệ và suy giảm phát triển tâm thần ở trẻ nhỏ. Ăn đủ muối i-ốt có thể phòng được bệnh này. Ở nước ta, nửa số hộ dân (45,1%) đã sử dụng muối i-ốt có hàm lượng thích hợp hơn 15 micro gam/dl (15+ppm) trong bữa ăn.
Tuy nhiên, tỉ lệ này vẫn thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn quốc tế. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và UNICEF khuyến cáo phổ cập muối i-ốt là một giải pháp an toàn, hiệu quả với chi phí thấp và có tính bền vững nhằm đảm bảo cung cấp đủ i-ốt, có nghĩa là phải có ít nhất 90% hộ gia đình sử dụng muối i- ốt.
AloBacsi.
Điều lo ngại là khi mới sinh trẻ không bị suy dinh dưỡng như vậy.
Chăm sóc đúng cách đảm bảo con bạn khỏe mạnh cả về thể lực lẫn tinh thần. Ảnh: T.K
Chỉ 17% trẻ được bú mẹ hoàn toàn
Tỷ lệ trẻ được tiêm vaccine viêm gan B giảm báo động
Tỷ lệ tiêm chủng bạch hầu - ho gà - uốn ván và bại liệt giảm đáng kể giữa mũi thứ nhất và mũi thứ hai. Tỷ lệ thấp nhất là với vaccine phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh.
Thông tin trên được đưa ra tại buổi "Công bố Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ Việt Nam 2010-2011" lần thứ tư (MICS4), do Tổng cục Thống kê phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tổ chức ngày 16/12 tại Hà Nội. Nghiên cứu có sự tham gia của gần 12.000 hộ gia đình ở 63 tỉnh, thành trên cả nước.
Trong quá trình thu thập số liệu điều tra MICS4, số liệu về trọng lượng và chiều cao của trẻ em dưới 5 tuổi cho thấy có tới gần 40% trẻ em Việt Nam ở thể bị thiếu cân, thấp còi, gầy còm. Trong đó có 11,7% trẻ thiếu cân - suy dinh dưỡng (SDD) cân nặng theo tuổi, 22,7% trẻ thấp còi - SDD chiều cao theo tuổi và 4,1% bị gầy còm - SDD cân nặng theo chiều cao. Đồng thời, có 4,4% trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân. Các tỉ lệ này có sự chênh lệch rất lớn giữa thành thị và nông thôn, giữa trẻ em người Kinh và trẻ em thuộc các dân tộc thiểu số, giữa các nhóm giàu nghèo và theo trình độ học vấn của bà mẹ.
Tuy nhiên trên thực tế, khi mới sinh ra trẻ vốn không bị tình trạng thiếu cân, thấp còi, gầy còm như vậy. Một kết quả đáng ngạc nhiên và đáng suy nghĩ là trong khoảng 93% trẻ em dưới 5 tuổi được cân lúc mới sinh ra, trẻ bị thiếu cân chỉ chiếm có 5,1%.
Một trong những nguyên nhân là do các bà mẹ đã chăm sóc và nuôi dưỡng con không đúng cách đã gây nên tình trạng trên. Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất để phát triển thể chất, ngăn ngừa bệnh tật lúc trưởng thành đã không được các bà mẹ quan tâm.
Theo ông Nguyễn Phong, Vụ trưởng Vụ Thống kê Xã hội và Môi trường, Tổng cục Thống kê, cứ 5 trẻ em ở Việt Nam thì có 2 trẻ (chiếm 39,7%) được bú sữa mẹ lần đầu tiên đúng thời gian thích hợp (trong vòng 1 giờ sau sinh) và dưới 1/5 số trẻ (chiếm 17%) được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
Chăm sóc đúng cách đảm bảo con bạn khỏe mạnh cả về thể lực lẫn tinh thần. Ảnh: T.K
Trẻ chưa được nuôi dưỡng đúng cách
Suy dinh dưỡng có liên quan đến hơn một nửa trường hợp tử vong của trẻ em trên toàn thế giới. Do đó, cung cấp cho con nguồn dinh dưỡng quý giá đầu đời là một việc làm rất quan trọng. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, nuôi con bằng sữa mẹ trong những năm đầu đời sẽ bảo vệ trẻ em không bị nhiễm bệnh. Đây là nguồn dinh dưỡng lý tưởng, là cách nuôi trẻ an toàn và kinh tế.
Theo UNICEF, tình trạng dinh dưỡng của trẻ em thể hiện tình trạng sức khỏe chung của các em. Nếu trẻ được cung cấp thức ăn đầy đủ, không thường xuyên đau ốm, được chăm sóc tốt thì các em sẽ phát triển đầy đủ tiềm năng của mình. Đồng thời, tại Việt Nam nhiều bà mẹ còn thiếu kiến thức nuôi dưỡng cũng như chăm sóc trẻ khi bị ốm. Chỉ có 1 trong 20 bà mẹ hoặc người chăm sóc trẻ nhận thức được dấu hiệu nguy hiểm của bệnh viêm phổi.
Tiêm vaccine phòng bệnh là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe của trẻ nhưng chỉ có 40,1% trẻ từ 1 - 2 tuổi được tiêm phòng đầy đủ. Tỷ lệ này ở trẻ dân tộc thiểu số thậm chí chưa đến 20%. Tại Việt Nam, một trẻ được coi là tiêm chủng đầy đủ nếu nhận được 7 loại kháng thể phòng lao, bạch hầu -ho gà - uốn ván, bại liệt, sởi và viêm gan B.
Kết quả điều tra trên cho thấy, tỷ lệ trẻ được tiêm đầy đủ rất thấp. Ông Đỗ Thức, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, tỷ lệ này có sự chênh lệch, khoảng cách lớn giữa khu vực thành thị và nông thôn. Ở thành thị, 1/2 số trẻ được tiêm chủng đầy đủ, trong khi đó, ở nông thôn tỷ lệ này chỉ là 1/3.
Bên cạnh đó, việc sử dụng muối i-ốt tại các gia đình chưa được các bà mẹ chú trọng. Rối loạn do thiếu i-ốt (IDD) là nguyên nhân chủ yếu trên thế giới dẫn đến chậm phát triển trí tuệ và suy giảm phát triển tâm thần ở trẻ nhỏ. Ăn đủ muối i-ốt có thể phòng được bệnh này. Ở nước ta, nửa số hộ dân (45,1%) đã sử dụng muối i-ốt có hàm lượng thích hợp hơn 15 micro gam/dl (15+ppm) trong bữa ăn.
Tuy nhiên, tỉ lệ này vẫn thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn quốc tế. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và UNICEF khuyến cáo phổ cập muối i-ốt là một giải pháp an toàn, hiệu quả với chi phí thấp và có tính bền vững nhằm đảm bảo cung cấp đủ i-ốt, có nghĩa là phải có ít nhất 90% hộ gia đình sử dụng muối i- ốt.
AloBacsi.
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,360
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,134
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,314
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,167