Nghén là phản ứng tự nhiên của các bà bầu
Theo các chuyên gia, nghén là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Mặc dù chưa có nguyên nhân cụ thể vì sao phụ nữ lại bị ốm nghén khi có thai. Nhưng đây được coi là phản ứng của cơ thể người phụ nữ đối với nội tiết tố thai kỳ. Phản ứng này nhằm để cơ thể chấp nhận có thêm một mầm sống mới - đó chính là bé yêu của bạn.
Nội tiết tố đạt đến đỉnh vào khoảng tuần thứ 8-9 của thai kỳ sau đó giảm dần và đến 14-16 tuần thì chấm dứt. Tuy nhiên cũng có những khoảng 20% phụ nữ bị nghén kéo dài suốt cả thai kỳ (do cơ thể quá nhạy cảm với nội tiết tố).
Yếu tố tinh thần cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng hiện tượng nghén. Bạn đừng nên để bị áp lực về việc phải ăn uống thế này hay thế kia cho đủ chất và tăng cân. Điều đó cũng làm cho bạn mệt mỏi hơn rất nhiều, và càng dễ bị nghén.
Nôn ói kéo dài cùng với hiện tượng không ăn uống được có thể gây sút cân, mất nước, rối loạn chuyển hóa, ảnh hưởng đến hấp thu dinh dưỡng.
Các loại quả chống lại cơn nghén
- Quả quýt: nếu bạn cảm thấy bị nghén cả ngày, nhất là trong thời gian đầu thai kỳ thì tinh dầu quả quýt hay vỏ quả quýt khô sẽ giúp bạn giảm căng thẳng. Massage tinh dầu quả quýt vào bàn chân của bạn để mang tới trạng thái vui vẻ.
- Chanh: cắt nửa quả chanh và ngửi hoặc xắt chanh thành vài lát mỏng, cho vào cốc nước lọc ấm giúp bạn giảm nghén tốt.
- Bạc hà: đây là loại mùi mạnh nhưng nhiều thai phụ thấy rằng, liếm một lá bạc hà hoặc uống trà bạc hà giúp giảm ốm nghén.
- Dưa hấu, dưa chuột: nước ép dưa hấu hay dưa chuột khiến bạn không bị mất nước khi nôn nhiều, lại tránh được nghén.
Ngoài ra, vấn đề tâm lý cũng rất quan trọng trong việc giảm bớt cơn ốm nghén. Trong suốt thai kỳ, bạn cũng nên tránh các xung đột hay những tình huống gây ức chế thần kinh khác.
Trao đổi với những phụ nữ khác đã từng bị ốm nghén cũng là một cách giúp bạn chống chọi lại cảm giác nghén. Một khi bạn biết rằng người khác cũng đã từng trải qua những cảm giác như vậy và nó cũng đã qua đi, thì bạn có thể khắc phục được cảm giác đó, vì nó cũng sẽ qua đi.
2dep
Theo các chuyên gia, nghén là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Mặc dù chưa có nguyên nhân cụ thể vì sao phụ nữ lại bị ốm nghén khi có thai. Nhưng đây được coi là phản ứng của cơ thể người phụ nữ đối với nội tiết tố thai kỳ. Phản ứng này nhằm để cơ thể chấp nhận có thêm một mầm sống mới - đó chính là bé yêu của bạn.
Nội tiết tố đạt đến đỉnh vào khoảng tuần thứ 8-9 của thai kỳ sau đó giảm dần và đến 14-16 tuần thì chấm dứt. Tuy nhiên cũng có những khoảng 20% phụ nữ bị nghén kéo dài suốt cả thai kỳ (do cơ thể quá nhạy cảm với nội tiết tố).
Yếu tố tinh thần cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng hiện tượng nghén. Bạn đừng nên để bị áp lực về việc phải ăn uống thế này hay thế kia cho đủ chất và tăng cân. Điều đó cũng làm cho bạn mệt mỏi hơn rất nhiều, và càng dễ bị nghén.
Nôn ói kéo dài cùng với hiện tượng không ăn uống được có thể gây sút cân, mất nước, rối loạn chuyển hóa, ảnh hưởng đến hấp thu dinh dưỡng.
Các loại quả chống lại cơn nghén
- Quả quýt: nếu bạn cảm thấy bị nghén cả ngày, nhất là trong thời gian đầu thai kỳ thì tinh dầu quả quýt hay vỏ quả quýt khô sẽ giúp bạn giảm căng thẳng. Massage tinh dầu quả quýt vào bàn chân của bạn để mang tới trạng thái vui vẻ.
- Chanh: cắt nửa quả chanh và ngửi hoặc xắt chanh thành vài lát mỏng, cho vào cốc nước lọc ấm giúp bạn giảm nghén tốt.
- Bạc hà: đây là loại mùi mạnh nhưng nhiều thai phụ thấy rằng, liếm một lá bạc hà hoặc uống trà bạc hà giúp giảm ốm nghén.
- Dưa hấu, dưa chuột: nước ép dưa hấu hay dưa chuột khiến bạn không bị mất nước khi nôn nhiều, lại tránh được nghén.
Ngoài ra, vấn đề tâm lý cũng rất quan trọng trong việc giảm bớt cơn ốm nghén. Trong suốt thai kỳ, bạn cũng nên tránh các xung đột hay những tình huống gây ức chế thần kinh khác.
Trao đổi với những phụ nữ khác đã từng bị ốm nghén cũng là một cách giúp bạn chống chọi lại cảm giác nghén. Một khi bạn biết rằng người khác cũng đã từng trải qua những cảm giác như vậy và nó cũng đã qua đi, thì bạn có thể khắc phục được cảm giác đó, vì nó cũng sẽ qua đi.
2dep