Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
SỨC KHỎE GIỚI TÍNH
Bệnh phụ nữ
Làm sao để phát hiện sớm các bệnh ung thư phụ khoa?
Nội dung
<p>[QUOTE="Bác sỹ trực tuyến, post: 11636, member: 730"]</p><p>Việc phát hiện sớm ung thư phụ khoa còn nhiều khó khăn do các bộ phận nhiễm bệnh như buồng trứng, tử cung... đều nằm sâu bên trong. Bệnh tiến triển thầm lặng, khi người phụ nữ cảm nhận thấy rõ thì thường đã muộn.</p><p></p><p></p><p>Ung thư phụ khoa là cụm từ dành chung cho các ung thư xuất phát từ phần phụ của nữ giới. Tuy là phần phụ như quan niệm quen dùng song thực chất, đây là cơ quan chính có chức năng sinh sản, gồm các bộ phận quan trọng: buồng trứng, vòi trứng, tử cung (dạ con), cổ tử cung, âm đạo và bộ phận sinh dục ngoài. Phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ Á đông thường ngại, xấu hổ khi đi khám phụ khoa.</p><p></p><p></p><p>Những nỗ lực gần đây của các nhà khoa học đã giúp việc phòng và phát hiện sớm các bệnh ung thư phụ khoa thuận lợi hơn. Trong đó, các tiến bộ rõ rệt thuộc về phòng và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung. Trong thập kỷ qua, các nhà khoa học đã khám phá được một trong những nguyên nhân quan trọng của ung thư cổ tử cung là nhiễm virus gây u nhú ở người (human papilloma virus - HPV).</p><p></p><p></p><p style="text-align: center"><img src="http://l.f13.img.vnecdn.net/2012/12/24/ung-thu-1-jpg-1356333723_500x0.jpg" data-url="http://l.f13.img.vnecdn.net/2012/12/24/ung-thu-1-jpg-1356333723_500x0.jpg" class="bbImage " style="" alt="" title="" /></p><p></p><p></p><p>HPV lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, có tới hơn 80 loại HPV nhưng chỉ có 13 loại có liên quan với ung thư cổ tử cung. Sau khi virus này xâm nhập vào các tế bào của cổ tử cung, chúng làm biến đổi tế bào này, trải qua nhiều năm, chúng mới chuyển thành ác tính. Việc phát hiện sớm nhiễm các HPV liên quan đến ung thư cổ tử cung là cần thiết để phòng ngừa căn bệnh này.</p><p></p><p></p><p>Mới đây, các nhà khoa học đã dùng phương pháp sinh học phân tử tìm DNA để kiểm tra người phụ nữ có bị nhiễm bất kỳ loại nào trong 13 loại HPV nguy hiểm. Phương pháp đặc biệt có ích khi kết hợp với xét nghiệm phết Pap, cho thấy dù bị biến đổi tế bào dù nhẹ, người phụ nữ cũng cần điều trị tích cực (soi cổ tử cung, phẫu thuật thích hợp). Nếu chỉ nhiễm HPV gây ung thư, xét nghiệm phết Pap cho kết quả bình thưòng thì người phụ nữ cũng cần theo dõi sát.</p><p></p><p></p><p>Một bước tiến nữa liên quan tới HPV là việc nghiên cứu bào chế vắcxin phòng nhiễm virus này, từ đó có thể phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Các nhà khoa học đang thử nghiệm vắcxin cho các loại HPV có khả năng gây ung thư cổ tử cung nhiều nhất.</p><p></p><p></p><p>Các nhà khoa học cũng đã tìm cách cải tiến phương pháp tìm tế bào ác tính của cổ tử cung. Trong xét nghiệm phết Pap hiện nay, người ta lấy một que dẹt chuyên dụng gạt lấy chất nhày ở cổ tử cung, phết trực tiếp lên phiến kính, nhuộm và soi trên kính hiển vi nhằm tìm tế bào bất thường. Mặc dù phương pháp đã giúp ích rất nhiều trong việc chuẩn đoán sớm ung thư cổ tử cung nhưng cũng còn một số hạn chế. Các chất nhày cùng với mủ, máu, tạp chất bẩn đã làm mờ các tế bào, cùng với việc dàn mỏng không đủ, các tế bào có thể chồng lên nhau khiến bác sĩ chuẩn đoán khó khăn, kết quả có thể bị sai sót.</p><p></p><p></p><p>Với xét nghiệm Pap dùng dung dịch (liquid-based Pap test hoặc liquid- based cytology), chất nhày cổ tử cung cũng được lấy bằng que dẹt nhưng cho vào một lọ dung dịch, gửi tới phòng xét nghiệm. Tại đây, sau khi xử lý loại bỏ tạp chất, các tế bào được dán vào phiến kính và soi trên kính hiển vi. Phương pháp không chỉ giảm sai sót khi đọc kết quả mà còn giúp giảm tỷ lệ phụ nữ cần làm lại xét nghiệm. Khi bị gọi để xét nghiệm lại, mọi người thường hoang mang, lo lắng.</p><p></p><p></p><p>Đối với ung thư nội mạc tử cung - loại ung thư xuất phát từ lớp lót trong của dạ con, các nhà nghiên cứu đang đi sâu tìm hiểu về di truyền học phân tử. Trước đây, họ đã nhận thấy rằng những phụ nữ ở gia đình có hội chứng ung thư đại tràng không phải polyp (hereditary nonpolyposis colon cancer - HNPCC) là những người có nguy cơ cao bị ung thư nội mạc tử cung. Gần đây, người ta thấy những thay đổi hoặc mất ổn định của DNA là khâu sinh bệnh quan trọng. Một gen mới được tìm thấy có tên PTEN là gen bình thường giúp ức chế khối u phát triển. Khi gen này bị hỏng hóc dù một phần cũng có thể gây ung thư nội mạc tử cung. Một gen khác liên quan đến bộ phận tiếp nhận tác dụng của progesteron (chất nội tiết ở nữ), khi bị biến đổi cũng làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung.</p><p></p><p></p><p>Các nhà khoa học cũng thấy các gen khác như p53, Rb cũng góp phần vào quá trình diễn biến bệnh. Việc xét nghiệm di truyền học có thể giúp phòng ngừa, phát hiện sớm bệnh. Môt hy vọng được nhen lên là bằng phương pháp điều trị gen, các thầy thuốc có thể sửa chữa những sai sót của DNA có thể gây ung thư nội mạc tử cung nói riêng và các ung thư khác nói chung để phòng bệnh.</p><p></p><p></p><p>Ung thư buồng trứng vốn được coi là kẻ giết người thầm lặng bởi khi khối u nhỏ, người bệnh không thấy bất thường nên không đi khám. Hiện nay, y học thường sử sụng CA-125, một chất tăng lên trong máu khi có ung thư buồng trứng nhưng cũng tăng lên khi có những ung thư khác và một số bệnh lành tính. Do vậy, CA-125 ít giúp ích cho phát hiện bệnh sớm. Các nhà nghiên cứu đang hướng đến việc tìm chất khác như lysophosphatidic acid (LPA), osteopontin để chuẩn đoán sớm và theo dõi ung thư buồng trứng. Xét nghiệm di truyền tìm các đột biến ở gen BRCA1 và BRCA2 là một cách phòng bệnh ung thư buồng trứng.</p><p></p><p></p><p>Những phụ nữ bị đột biến dòng mầm các gen này và đã hoàn thành việc sinh đẻ có thể chọn biện pháp cắt bỏ buồng-vòi trứng hai bên. Một phương pháp mới dùng máy phân tích tìm những thành phần protein (proteomics) do tế bào ung thư tiết ra phóng thích vào máu đang được nghiên cứu và rất có triển vọng trong chuẩn đoán sớm ung thư buồng trứng.</p><p></p><p style="text-align: right"> <em> Tiến sĩ </em><strong>Bùi Diệu</strong><em>- Bác sĩ bệnh viện K</em></p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Bác sỹ trực tuyến, post: 11636, member: 730"] Việc phát hiện sớm ung thư phụ khoa còn nhiều khó khăn do các bộ phận nhiễm bệnh như buồng trứng, tử cung... đều nằm sâu bên trong. Bệnh tiến triển thầm lặng, khi người phụ nữ cảm nhận thấy rõ thì thường đã muộn. Ung thư phụ khoa là cụm từ dành chung cho các ung thư xuất phát từ phần phụ của nữ giới. Tuy là phần phụ như quan niệm quen dùng song thực chất, đây là cơ quan chính có chức năng sinh sản, gồm các bộ phận quan trọng: buồng trứng, vòi trứng, tử cung (dạ con), cổ tử cung, âm đạo và bộ phận sinh dục ngoài. Phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ Á đông thường ngại, xấu hổ khi đi khám phụ khoa. Những nỗ lực gần đây của các nhà khoa học đã giúp việc phòng và phát hiện sớm các bệnh ung thư phụ khoa thuận lợi hơn. Trong đó, các tiến bộ rõ rệt thuộc về phòng và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung. Trong thập kỷ qua, các nhà khoa học đã khám phá được một trong những nguyên nhân quan trọng của ung thư cổ tử cung là nhiễm virus gây u nhú ở người (human papilloma virus - HPV). [CENTER][IMG]http://l.f13.img.vnecdn.net/2012/12/24/ung-thu-1-jpg-1356333723_500x0.jpg[/IMG][/CENTER] HPV lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, có tới hơn 80 loại HPV nhưng chỉ có 13 loại có liên quan với ung thư cổ tử cung. Sau khi virus này xâm nhập vào các tế bào của cổ tử cung, chúng làm biến đổi tế bào này, trải qua nhiều năm, chúng mới chuyển thành ác tính. Việc phát hiện sớm nhiễm các HPV liên quan đến ung thư cổ tử cung là cần thiết để phòng ngừa căn bệnh này. Mới đây, các nhà khoa học đã dùng phương pháp sinh học phân tử tìm DNA để kiểm tra người phụ nữ có bị nhiễm bất kỳ loại nào trong 13 loại HPV nguy hiểm. Phương pháp đặc biệt có ích khi kết hợp với xét nghiệm phết Pap, cho thấy dù bị biến đổi tế bào dù nhẹ, người phụ nữ cũng cần điều trị tích cực (soi cổ tử cung, phẫu thuật thích hợp). Nếu chỉ nhiễm HPV gây ung thư, xét nghiệm phết Pap cho kết quả bình thưòng thì người phụ nữ cũng cần theo dõi sát. Một bước tiến nữa liên quan tới HPV là việc nghiên cứu bào chế vắcxin phòng nhiễm virus này, từ đó có thể phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Các nhà khoa học đang thử nghiệm vắcxin cho các loại HPV có khả năng gây ung thư cổ tử cung nhiều nhất. Các nhà khoa học cũng đã tìm cách cải tiến phương pháp tìm tế bào ác tính của cổ tử cung. Trong xét nghiệm phết Pap hiện nay, người ta lấy một que dẹt chuyên dụng gạt lấy chất nhày ở cổ tử cung, phết trực tiếp lên phiến kính, nhuộm và soi trên kính hiển vi nhằm tìm tế bào bất thường. Mặc dù phương pháp đã giúp ích rất nhiều trong việc chuẩn đoán sớm ung thư cổ tử cung nhưng cũng còn một số hạn chế. Các chất nhày cùng với mủ, máu, tạp chất bẩn đã làm mờ các tế bào, cùng với việc dàn mỏng không đủ, các tế bào có thể chồng lên nhau khiến bác sĩ chuẩn đoán khó khăn, kết quả có thể bị sai sót. Với xét nghiệm Pap dùng dung dịch (liquid-based Pap test hoặc liquid- based cytology), chất nhày cổ tử cung cũng được lấy bằng que dẹt nhưng cho vào một lọ dung dịch, gửi tới phòng xét nghiệm. Tại đây, sau khi xử lý loại bỏ tạp chất, các tế bào được dán vào phiến kính và soi trên kính hiển vi. Phương pháp không chỉ giảm sai sót khi đọc kết quả mà còn giúp giảm tỷ lệ phụ nữ cần làm lại xét nghiệm. Khi bị gọi để xét nghiệm lại, mọi người thường hoang mang, lo lắng. Đối với ung thư nội mạc tử cung - loại ung thư xuất phát từ lớp lót trong của dạ con, các nhà nghiên cứu đang đi sâu tìm hiểu về di truyền học phân tử. Trước đây, họ đã nhận thấy rằng những phụ nữ ở gia đình có hội chứng ung thư đại tràng không phải polyp (hereditary nonpolyposis colon cancer - HNPCC) là những người có nguy cơ cao bị ung thư nội mạc tử cung. Gần đây, người ta thấy những thay đổi hoặc mất ổn định của DNA là khâu sinh bệnh quan trọng. Một gen mới được tìm thấy có tên PTEN là gen bình thường giúp ức chế khối u phát triển. Khi gen này bị hỏng hóc dù một phần cũng có thể gây ung thư nội mạc tử cung. Một gen khác liên quan đến bộ phận tiếp nhận tác dụng của progesteron (chất nội tiết ở nữ), khi bị biến đổi cũng làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung. Các nhà khoa học cũng thấy các gen khác như p53, Rb cũng góp phần vào quá trình diễn biến bệnh. Việc xét nghiệm di truyền học có thể giúp phòng ngừa, phát hiện sớm bệnh. Môt hy vọng được nhen lên là bằng phương pháp điều trị gen, các thầy thuốc có thể sửa chữa những sai sót của DNA có thể gây ung thư nội mạc tử cung nói riêng và các ung thư khác nói chung để phòng bệnh. Ung thư buồng trứng vốn được coi là kẻ giết người thầm lặng bởi khi khối u nhỏ, người bệnh không thấy bất thường nên không đi khám. Hiện nay, y học thường sử sụng CA-125, một chất tăng lên trong máu khi có ung thư buồng trứng nhưng cũng tăng lên khi có những ung thư khác và một số bệnh lành tính. Do vậy, CA-125 ít giúp ích cho phát hiện bệnh sớm. Các nhà nghiên cứu đang hướng đến việc tìm chất khác như lysophosphatidic acid (LPA), osteopontin để chuẩn đoán sớm và theo dõi ung thư buồng trứng. Xét nghiệm di truyền tìm các đột biến ở gen BRCA1 và BRCA2 là một cách phòng bệnh ung thư buồng trứng. Những phụ nữ bị đột biến dòng mầm các gen này và đã hoàn thành việc sinh đẻ có thể chọn biện pháp cắt bỏ buồng-vòi trứng hai bên. Một phương pháp mới dùng máy phân tích tìm những thành phần protein (proteomics) do tế bào ung thư tiết ra phóng thích vào máu đang được nghiên cứu và rất có triển vọng trong chuẩn đoán sớm ung thư buồng trứng. [RIGHT] [I] Tiến sĩ [/I][B]Bùi Diệu[/B][I]- Bác sĩ bệnh viện K[/I][/RIGHT] [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
SỨC KHỎE GIỚI TÍNH
Bệnh phụ nữ
Làm sao để phát hiện sớm các bệnh ung thư phụ khoa?
Top
Dưới