Ai cũng khen chị may mắn khi sở hữu nguồn sữa dồi dào thế nhưng điều này đôi khi khiến chị rất khó chịu.
Khó chịu vì căng tức bầu ngực
Chị Hoa Lý (Quận 7, TP HCM) còn nhớ như in thời gian đầu khi cho bé Su "ti" mẹ. Chị sinh mổ, tuần đầu ê ẩm vì vết khâu nhưng may mắn thay chị lại có rất nhiều sữa.
Thế nhưng, bé Su lúc đó còn yếu, sức bú chưa được nhiều nên sữa mẹ cứ thế mà dồn ứ lại. Một ngày chị sốt đùng đùng, cứ nghĩ do sức mình còn yếu nên nhờ bà chăm con hộ, nhưng đến chiều chị tức ngực không chịu nổi, lúc này chị mới dám nói với mẹ.
Mẹ chồng chị mới tá hỏa lên bảo vắt sữa ra ngay. Đúng là sau khi vắt ra xong, chị thấy đỡ mệt hẳn.
Chị Thiếu Hoa (Hàng Hành, Hà Nội) cũng bị căng tức sữa trong thời gian cho con bú. Sau 4 tháng, chị trở lại với công việc, cứ trưa chị lại về cho con "ti" nhưng thời gian đầu, ngày nào chị cũng bị căng tức ngực, sữa rỉ ra ướt đẫm áo.
Ai cũng khen chị may mắn khi sở hữu nguồn sữa dồi dào thế nhưng điều này đôi khi khiến chị rất khó chịu.
Ai cũng khen chị may mắn khi sở hữu nguồn sữa dồi dào thế nhưng điều này đôi khi khiến chị khó chịu vì đau đớn (Ảnh minh họa)
Nhiều khi căng tức quá, chị day mạnh những mong ngực đỡ đau nhưng không ăn thua mà "đau càng thêm đau". Lên mạng tìm hiểu, chị thấy nhiều chị em khuyên rằng thay vì day và xoa bóp mạnh cho bầu vú bớt tức, người mẹ nên mát-xa ngực nhẹ nhàng bằng tay hoặc dùng bơm hút sữa để làm mềm.
Ngay hôm sau, chị phải sắm và mang theo máy hút sữa cứu nguy cho mình mỗi khi ngực căng.
Hầu như mọi phụ nữ sau sinh khoảng 1 tuần đều có cảm giác căng tức ngực. Đây là một hiện tượng bình thường của quá trình tạo sữa cho con. Cảm giác đau tức ngực là do tình trạng phù nề mô tuyến sữa gây ra.
Căng ngực bình thường có thể chuyển sang dạng căng sữa nếu như người mẹ không cho con bú đủ, hoặc không biết cách làm giảm lượng sữa trong bầu sữa thường xuyên một cách hiệu quả.
Khi ngực bị căng lên, dịch xung quanh tuyến sữa sẽ tụ lại và tuyến sữa bắt đầu sưng lên, bầu vú của người mẹ cứng, đau, nhức đôi khi đi kèm theo sốt.
Khi căng sữa, nếu không biết cách nặn bỏ sữa thì mức độ căng sẽ tăng lên, dẫn đến mất sữa hoàn toàn do các mô tạo sữa không hoạt động. Nếu không cẩn thận, người mẹ có thể bị tắc ống sữa và viêm nhiễm tuyến vú.
Chườm lạnh: giải pháp đơn giản chống căng tức
Chị Minh Tuyết (Nguyễn Hữu Huân, Hà Nội) chia sẻ bí quyết của mình trong việc phòng ngừa hiện tượng căng sữa, đó là chị em cần thường xuyên cho con bú.
Lúc mới sinh, một ngày con trẻ có thể bú 10 – 14 lần (kể cả bữa đêm). Chị khẳng định rằng, chỉ cần “tập tành” thì cả hai mẹ con sẽ “giúp nhau” cực chuẩn, không còn lo bị căng tức sữa cho mẹ và bé no say.
Thêm vào đó, trong quá trình cho “ti”, người mẹ cần cố gắng cho con bú ít nhất 15 phút một bên bầu ngực trước khi chuyển sang bên kia. Sau mỗi lần cho bú, chị em nên lấy khăn hoặc túi chườm lạnh đắp vào bầu ngực để giảm sưng tuyến sữa.
Nếu khi nào thấy đau cứng ngực, chị em nên làm ngay động tác chườm lạnh này (túi chườm có thể cho vào tủ lạnh hoặc lấy lá rau cải bắp ướp lạnh đắp lên trên).
Chị Thanh Hà (Quận 1, TP HCM) cũng chia sẻ rằng trước đây cảm giác căng tức bầu ngực khi cho con bú luôn ghé thăm chị đều đặn, có lúc “bầu ngực như muốn nổ tung”, nhưng sau khi sinh 2 thằng cu, chị đúc rút ra rất nhiều kinh nghiệm.
Chị khuyên các bà mẹ khi bị căng tức sữa thì trước khi cho con bú, người mẹ nên xoa bóp, mát-xa nhẹ nhàng tuyến sữa bằng tay. Sau khi cho con bú, nếu tuyến sữa vẫn căng và đau thì cần hút sữa khoảng 5 - 10 phút để nhanh chóng lấy hết lượng sữa thừa. Việc này sẽ nhanh chóng giúp bầu sữa mềm hơn.
Theo MaskOnline
Khó chịu vì căng tức bầu ngực
Chị Hoa Lý (Quận 7, TP HCM) còn nhớ như in thời gian đầu khi cho bé Su "ti" mẹ. Chị sinh mổ, tuần đầu ê ẩm vì vết khâu nhưng may mắn thay chị lại có rất nhiều sữa.
Thế nhưng, bé Su lúc đó còn yếu, sức bú chưa được nhiều nên sữa mẹ cứ thế mà dồn ứ lại. Một ngày chị sốt đùng đùng, cứ nghĩ do sức mình còn yếu nên nhờ bà chăm con hộ, nhưng đến chiều chị tức ngực không chịu nổi, lúc này chị mới dám nói với mẹ.
Mẹ chồng chị mới tá hỏa lên bảo vắt sữa ra ngay. Đúng là sau khi vắt ra xong, chị thấy đỡ mệt hẳn.
Chị Thiếu Hoa (Hàng Hành, Hà Nội) cũng bị căng tức sữa trong thời gian cho con bú. Sau 4 tháng, chị trở lại với công việc, cứ trưa chị lại về cho con "ti" nhưng thời gian đầu, ngày nào chị cũng bị căng tức ngực, sữa rỉ ra ướt đẫm áo.
Ai cũng khen chị may mắn khi sở hữu nguồn sữa dồi dào thế nhưng điều này đôi khi khiến chị rất khó chịu.
Ai cũng khen chị may mắn khi sở hữu nguồn sữa dồi dào thế nhưng điều này đôi khi khiến chị khó chịu vì đau đớn (Ảnh minh họa)
Nhiều khi căng tức quá, chị day mạnh những mong ngực đỡ đau nhưng không ăn thua mà "đau càng thêm đau". Lên mạng tìm hiểu, chị thấy nhiều chị em khuyên rằng thay vì day và xoa bóp mạnh cho bầu vú bớt tức, người mẹ nên mát-xa ngực nhẹ nhàng bằng tay hoặc dùng bơm hút sữa để làm mềm.
Ngay hôm sau, chị phải sắm và mang theo máy hút sữa cứu nguy cho mình mỗi khi ngực căng.
Hầu như mọi phụ nữ sau sinh khoảng 1 tuần đều có cảm giác căng tức ngực. Đây là một hiện tượng bình thường của quá trình tạo sữa cho con. Cảm giác đau tức ngực là do tình trạng phù nề mô tuyến sữa gây ra.
Căng ngực bình thường có thể chuyển sang dạng căng sữa nếu như người mẹ không cho con bú đủ, hoặc không biết cách làm giảm lượng sữa trong bầu sữa thường xuyên một cách hiệu quả.
Khi ngực bị căng lên, dịch xung quanh tuyến sữa sẽ tụ lại và tuyến sữa bắt đầu sưng lên, bầu vú của người mẹ cứng, đau, nhức đôi khi đi kèm theo sốt.
Khi căng sữa, nếu không biết cách nặn bỏ sữa thì mức độ căng sẽ tăng lên, dẫn đến mất sữa hoàn toàn do các mô tạo sữa không hoạt động. Nếu không cẩn thận, người mẹ có thể bị tắc ống sữa và viêm nhiễm tuyến vú.
Chườm lạnh: giải pháp đơn giản chống căng tức
Chị Minh Tuyết (Nguyễn Hữu Huân, Hà Nội) chia sẻ bí quyết của mình trong việc phòng ngừa hiện tượng căng sữa, đó là chị em cần thường xuyên cho con bú.
Lúc mới sinh, một ngày con trẻ có thể bú 10 – 14 lần (kể cả bữa đêm). Chị khẳng định rằng, chỉ cần “tập tành” thì cả hai mẹ con sẽ “giúp nhau” cực chuẩn, không còn lo bị căng tức sữa cho mẹ và bé no say.
Thêm vào đó, trong quá trình cho “ti”, người mẹ cần cố gắng cho con bú ít nhất 15 phút một bên bầu ngực trước khi chuyển sang bên kia. Sau mỗi lần cho bú, chị em nên lấy khăn hoặc túi chườm lạnh đắp vào bầu ngực để giảm sưng tuyến sữa.
Nếu khi nào thấy đau cứng ngực, chị em nên làm ngay động tác chườm lạnh này (túi chườm có thể cho vào tủ lạnh hoặc lấy lá rau cải bắp ướp lạnh đắp lên trên).
Chị Thanh Hà (Quận 1, TP HCM) cũng chia sẻ rằng trước đây cảm giác căng tức bầu ngực khi cho con bú luôn ghé thăm chị đều đặn, có lúc “bầu ngực như muốn nổ tung”, nhưng sau khi sinh 2 thằng cu, chị đúc rút ra rất nhiều kinh nghiệm.
Chị khuyên các bà mẹ khi bị căng tức sữa thì trước khi cho con bú, người mẹ nên xoa bóp, mát-xa nhẹ nhàng tuyến sữa bằng tay. Sau khi cho con bú, nếu tuyến sữa vẫn căng và đau thì cần hút sữa khoảng 5 - 10 phút để nhanh chóng lấy hết lượng sữa thừa. Việc này sẽ nhanh chóng giúp bầu sữa mềm hơn.
Theo MaskOnline