Tại khoa Khám theo yêu cầu của BV Nhi T.Ư chiều 2/1, taxi tới tấp đưa bệnh nhi đến khám và điều trị.
Đến cuối giờ chiều qua, tại các phòng khám số 4 (khám đa khoa tiêu hóa); phòng khám số 3 (khám đa khoa hô hấp); phòng khám chuyên khoa tai mũi họng vẫn còn bệnh nhi chờ khám. Đến gần 17 giờ, trời sập tối, mẹ một bé trai 4 tuổi ở Cầu Giấy vẫn cố chờ với số thứ tự 70 trước phòng khám tiêu hóa. Trước cửa phòng khám số 3 khám đa khoa hô hấp, số thứ tự đã lên đến 84 nhưng vẫn khá đông bệnh nhi chờ đến lượt.
Vào ngày nghỉ, mưa rét nhưng vẫn có hàng trăm lượt trẻ đến khám và cấp cứu tại BV Nhi T.Ư. Các bác sĩ phòng cấp cứu khá bận rộn với số thứ tự khám lên đến 127 (đến thời điểm cuối giờ chiều qua). Còn chuyên khoa Tai mũi họng số thứ tự khám cũng lên đến 71 mà vẫn chưa hết bệnh nhi chờ đợi.
Trong khi đó, tại khoa Khám bệnh nhi của BV Xanh Pôn, chỉ trong 30 phút, chúng tôi đếm được hơn 40 trẻ vào khám. Càng về chiều, số bệnh nhân càng đông. Phía ngoài hành lang khu khám bệnh, bà Vân, nhà ở chân cầu Chương Dương, cho biết: “Sáng nay trời mưa phùn và sương mù nhưng bố mẹ cháu vẫn chở bé đi siêu thị. Đến trưa thì cháu sốt cao, nôn ói liên tục, chúng tôi đã cho uống thuốc hạ sốt nhưng không giảm nên cả nhà phải cho vào viện”.
Trước cửa phòng cấp cứu, chị Hà (ở phố Nguyễn Thái Học) vừa bế bé trai 16 tháng tuổi vừa phải trông bé gái 4 tuổi, cả hai đều bị sốt từ đêm qua. Chị Hà cho biết: “Cứ trời rét là 2 đứa lại cùng ốm. Bệnh thường gặp là viêm phế quản, nhưng đến đêm các cháu thường sốt cao nên gia đình rất lo lắng”.
Theo y tá Thuận, y tá trực phòng cấp cứu, viêm họng, nôn, tiêu chảy là các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ mỗi khi trời chuyển lạnh. Hà Nội và miền Bắc mấy hôm nay lạnh đột ngột nên trẻ mắc bệnh tăng đột biến. Đến 3 giờ chiều qua, đã có hơn 120 lượt bệnh nhi đến khám. Dự báo, nếu trời còn lạnh, số bệnh nhi còn đông hơn.
Bệnh nhi đến khám và điều trị ở các bệnh viện tăng vọt - Ảnh: Ngọc Thắng
Trao đổi với báo chí, TS Dũng, Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai, cho biết dịp này ca mắc hô hấp, tiêu chảy đang tăng. Đáng lưu ý, tiêu chảy thường do vi rút Rota gây ra, còn gọi là tiêu chảy mùa đông. Trẻ bị bệnh thường sốt nhẹ, quấy khóc, hơi mệt, nôn, tiêu chảy nhiều lần, phân lỏng. Trẻ dễ mất nước, mất điện giải.
Nếu nặng có thể tử vong nếu không được bù nước, bù điện giải kịp thời. Theo TS Dũng, khi trẻ bị tiêu chảy mùa đông phải bù điện giải cho trẻ, tốt nhất là bằng oresol pha thật chính xác đến từng ml theo quy định ghi ở bao bì và cho trẻ uống từng ít một, liên tục và rải rác trong ngày.
Không chỉ gây ra nhiều bệnh hô hấp, tiêu hóa đối với trẻ em, trời lạnh còn gây nguy hiểm cho người mắc bệnh tim mạch. BS Nguyễn Ngọc Cảnh, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu BV Châm cứu T.Ư, lưu ý thời tiết ấm chuyển sang lạnh rất nguy hiểm cho cơ thể, đặc biệt với người tăng huyết áp trên 65 tuổi. Bệnh nhân có thể cảm thấy yếu chi, ngã khuỵu xuống thậm chí hôn mê.
Theo BS Cảnh, mùa lạnh, bệnh nhân bị tai biến mạch não tăng hơn khoảng 30% so với bình thường. Khoảng 2/3 số người bị tai biến, đột quỵ não trên 65 tuổi. "Tuy nhiên, bệnh nhân tai biến ngày càng xuất hiện nhiều ở lứa tuổi trẻ, trung niên chứ không phải chỉ ở nhóm người cao tuổi", ông Cảnh nói.
BS Đồng Văn Thành, khoa Khám bệnh BV Bạch Mai, cũng lưu ý bệnh nhân tăng huyết áp cần lưu ý vì trời lạnh làm tăng nguy cơ huyết áp tăng vọt, gây tai biến mạch máu não. Đáng lưu ý số bệnh nhân trẻ, dưới 40, bị tăng huyết áp đang tăng cao, chiếm khoảng 10-15% tổng số khám.
AloBacsi.
Đến cuối giờ chiều qua, tại các phòng khám số 4 (khám đa khoa tiêu hóa); phòng khám số 3 (khám đa khoa hô hấp); phòng khám chuyên khoa tai mũi họng vẫn còn bệnh nhi chờ khám. Đến gần 17 giờ, trời sập tối, mẹ một bé trai 4 tuổi ở Cầu Giấy vẫn cố chờ với số thứ tự 70 trước phòng khám tiêu hóa. Trước cửa phòng khám số 3 khám đa khoa hô hấp, số thứ tự đã lên đến 84 nhưng vẫn khá đông bệnh nhi chờ đến lượt.
Vào ngày nghỉ, mưa rét nhưng vẫn có hàng trăm lượt trẻ đến khám và cấp cứu tại BV Nhi T.Ư. Các bác sĩ phòng cấp cứu khá bận rộn với số thứ tự khám lên đến 127 (đến thời điểm cuối giờ chiều qua). Còn chuyên khoa Tai mũi họng số thứ tự khám cũng lên đến 71 mà vẫn chưa hết bệnh nhi chờ đợi.
Trong khi đó, tại khoa Khám bệnh nhi của BV Xanh Pôn, chỉ trong 30 phút, chúng tôi đếm được hơn 40 trẻ vào khám. Càng về chiều, số bệnh nhân càng đông. Phía ngoài hành lang khu khám bệnh, bà Vân, nhà ở chân cầu Chương Dương, cho biết: “Sáng nay trời mưa phùn và sương mù nhưng bố mẹ cháu vẫn chở bé đi siêu thị. Đến trưa thì cháu sốt cao, nôn ói liên tục, chúng tôi đã cho uống thuốc hạ sốt nhưng không giảm nên cả nhà phải cho vào viện”.
Trước cửa phòng cấp cứu, chị Hà (ở phố Nguyễn Thái Học) vừa bế bé trai 16 tháng tuổi vừa phải trông bé gái 4 tuổi, cả hai đều bị sốt từ đêm qua. Chị Hà cho biết: “Cứ trời rét là 2 đứa lại cùng ốm. Bệnh thường gặp là viêm phế quản, nhưng đến đêm các cháu thường sốt cao nên gia đình rất lo lắng”.
Theo y tá Thuận, y tá trực phòng cấp cứu, viêm họng, nôn, tiêu chảy là các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ mỗi khi trời chuyển lạnh. Hà Nội và miền Bắc mấy hôm nay lạnh đột ngột nên trẻ mắc bệnh tăng đột biến. Đến 3 giờ chiều qua, đã có hơn 120 lượt bệnh nhi đến khám. Dự báo, nếu trời còn lạnh, số bệnh nhi còn đông hơn.
Bệnh nhi đến khám và điều trị ở các bệnh viện tăng vọt - Ảnh: Ngọc Thắng
Nếu nặng có thể tử vong nếu không được bù nước, bù điện giải kịp thời. Theo TS Dũng, khi trẻ bị tiêu chảy mùa đông phải bù điện giải cho trẻ, tốt nhất là bằng oresol pha thật chính xác đến từng ml theo quy định ghi ở bao bì và cho trẻ uống từng ít một, liên tục và rải rác trong ngày.
Không chỉ gây ra nhiều bệnh hô hấp, tiêu hóa đối với trẻ em, trời lạnh còn gây nguy hiểm cho người mắc bệnh tim mạch. BS Nguyễn Ngọc Cảnh, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu BV Châm cứu T.Ư, lưu ý thời tiết ấm chuyển sang lạnh rất nguy hiểm cho cơ thể, đặc biệt với người tăng huyết áp trên 65 tuổi. Bệnh nhân có thể cảm thấy yếu chi, ngã khuỵu xuống thậm chí hôn mê.
Theo BS Cảnh, mùa lạnh, bệnh nhân bị tai biến mạch não tăng hơn khoảng 30% so với bình thường. Khoảng 2/3 số người bị tai biến, đột quỵ não trên 65 tuổi. "Tuy nhiên, bệnh nhân tai biến ngày càng xuất hiện nhiều ở lứa tuổi trẻ, trung niên chứ không phải chỉ ở nhóm người cao tuổi", ông Cảnh nói.
BS Đồng Văn Thành, khoa Khám bệnh BV Bạch Mai, cũng lưu ý bệnh nhân tăng huyết áp cần lưu ý vì trời lạnh làm tăng nguy cơ huyết áp tăng vọt, gây tai biến mạch máu não. Đáng lưu ý số bệnh nhân trẻ, dưới 40, bị tăng huyết áp đang tăng cao, chiếm khoảng 10-15% tổng số khám.
AloBacsi.
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,362
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,136
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,316
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,170