Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
BỆNH THƯỜNG GẶP
Răng hàm mặt
Những điều cần biết về kem đánh răng
Nội dung
<p>[QUOTE="blue, post: 11879, member: 2"]</p><p>Fluor được xem là một trong top 10 những thành tựu của y tế cộng đồng thế kỷ 20, fluor được biết đến nhiều nhất trong các mặt hàng vô cùng gần gũi với đời sống hàng ngày đó là kem đánh răng. Theo các tài liệu khoa học, fluor có nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể như giúp ngăn ngừa sâu răng, tham gia cấu trúc xương và dây chằng, kích thích tổng hợp collagen ở giai đoạn đầu để khôi phục xương gãy, kích thích các tế bào xương làm tăng khối lượng xương dùng trong điều trị bệnh loãng xương.</p><p></p><p>Men răng là tổ chức cứng nhất của cơ thể, thành phần chủ yếu của men răng là apatit, fluor có thể ngấm vào men răng và tạo thành fluoroapatit, làm cho răng cứng chắc hơn và ít bị ăn mòn bởi acid, từ đó tránh bị sâu răng. Tất cả những tác dụng trên là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Đình Hòe, Đại học Khoa học Tự nhiên cho biết, bất cứ chất gì cũng có mặt lợi và hại. Chúng chỉ thực sự hữu ích khi được dùng đúng tiêu chuẩn cho phép.</p><p></p><p style="text-align: center"><img src="http://news.bacsi.com/wp-content/uploads/2012/12/nhung-dieu-can-biet-ve-kem-danh-rang.jpg" data-url="http://news.bacsi.com/wp-content/uploads/2012/12/nhung-dieu-can-biet-ve-kem-danh-rang.jpg" class="bbImage " style="" alt="" title="" /></p><p></p><p>PGS Hòe cho biết, theo tiêu chuẩn Việt Nam quy định, hàm lượng fluor từ 0,5 - 1mg/l là an toàn, nếu hàm lượng này được sử dụng trên mức quy định thì sẽ dẫn đến hội chứng giòn, gãy xương. Điều này đã được minh chứng rõ tại vùng Phú Yên, Khánh Hòa - những vùng đất có nguồn nước nhiễm fluor được mệnh danh là “vùng đất không có nụ cười”.</p><p></p><p>Là nhà khoa học từng có đề tài nghiên cứu về ô nhiễm fluor trong nước tại những vùng trên, PGS Hòe cảnh báo: Những vùng có ô nhiễm fluor thì việc dùng kem đánh răng có chứa fluor chẳng khác nào trát thêm chất độc vào răng. Có một thực tế, gần như chưa có một khuyến cáo nào của nhà sản xuất rằng người dân ở vùng nào thì không nên sử dụng kem đánh răng có chứa chất fluor. Mặc nhiên những quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng đều cho người ta ngầm hiểu: kem đánh răng phải có fluor và có fluor mới là tốt nhất.</p><p></p><p>Bên cạnh đó, những hình ảnh quảng cáo chiếc bàn chải đầy ắp lớp kem cũng khiến người tiêu dùng ngầm hiểu, phải một lượng như vậy thì mới đảm bảo răng được làm sạch. “Điều này không hoàn toàn đúng”- PGS.TS Nguyễn Đình Hòe cho biết. PGS Hòe cũng cho biết, tại các nước, người ta sản xuất hai loại kem đánh răng, loại có fluor và loại không có fluor để người tiêu dùng lựa chọn. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất cũng khuyến cáo đối tượng nào nên sử dụng kem đánh răng có fluor và công bố tiêu chuẩn rõ ràng.</p><p></p><p>Còn ở Việt Nam, dường như mặc định, đã là kem đánh răng thì phải có fluor, không cần biết, đặc điểm nước vùng đó có nhiễm fluor hay không. TS Nguyễn Hữu Hoan, Viện Hóa học Công nghiệp cũng đồng ý với quan điểm trên. TS Hoan cho biết: Bản thân chất fluor là một hóa chất cực độc. Nếu là fluor nguyên chất chỉ cần một lượng rất nhỏ dính vào móng tay cũng đủ làm mủn móng. Việc phối trộn fluor trong kem đánh răng là cần thiết nhưng phải được kiểm soát chặt chẽ và cần khuyến cáo nên sử dụng ở mức độ vừa phải.</p><p></p><p>TS Nguyễn Hữu Hoan cho rằng, với trẻ em từ 1- 6 tuổi thì không nên sử dụng kem đánh răng có fluor. Với người trưởng thành, chỉ cần bôi một lớp mỏng trên bề mặt bàn chải chứ không cần một lớp dày như quảng cáo. “Chưa kể đến tác hại của việc thừa fluor, việc bôi nhiều kem đánh răng cũng là điều rất lãng phí”- TS Nguyễn Hữu Hoan cho biết.</p><p></p><p>Còn PGS.TS Nguyễn Đình Hòe, đưa ra lời khuyên: Nếu đánh răng ngày 2 lần thì 1 lần đánh với kem đánh răng có fluor và 1 lần đánh răng với nước muối loãng. Chú ý, những vùng có ô nhiễm fluor thì tuyệt đối không sử dụng kem đánh răng có chứa fluor.</p><p></p><p>(Theo Nông Nghiệp Việt Nam)</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="blue, post: 11879, member: 2"] Fluor được xem là một trong top 10 những thành tựu của y tế cộng đồng thế kỷ 20, fluor được biết đến nhiều nhất trong các mặt hàng vô cùng gần gũi với đời sống hàng ngày đó là kem đánh răng. Theo các tài liệu khoa học, fluor có nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể như giúp ngăn ngừa sâu răng, tham gia cấu trúc xương và dây chằng, kích thích tổng hợp collagen ở giai đoạn đầu để khôi phục xương gãy, kích thích các tế bào xương làm tăng khối lượng xương dùng trong điều trị bệnh loãng xương. Men răng là tổ chức cứng nhất của cơ thể, thành phần chủ yếu của men răng là apatit, fluor có thể ngấm vào men răng và tạo thành fluoroapatit, làm cho răng cứng chắc hơn và ít bị ăn mòn bởi acid, từ đó tránh bị sâu răng. Tất cả những tác dụng trên là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Đình Hòe, Đại học Khoa học Tự nhiên cho biết, bất cứ chất gì cũng có mặt lợi và hại. Chúng chỉ thực sự hữu ích khi được dùng đúng tiêu chuẩn cho phép. [CENTER][IMG]http://news.bacsi.com/wp-content/uploads/2012/12/nhung-dieu-can-biet-ve-kem-danh-rang.jpg[/IMG][/CENTER] PGS Hòe cho biết, theo tiêu chuẩn Việt Nam quy định, hàm lượng fluor từ 0,5 - 1mg/l là an toàn, nếu hàm lượng này được sử dụng trên mức quy định thì sẽ dẫn đến hội chứng giòn, gãy xương. Điều này đã được minh chứng rõ tại vùng Phú Yên, Khánh Hòa - những vùng đất có nguồn nước nhiễm fluor được mệnh danh là “vùng đất không có nụ cười”. Là nhà khoa học từng có đề tài nghiên cứu về ô nhiễm fluor trong nước tại những vùng trên, PGS Hòe cảnh báo: Những vùng có ô nhiễm fluor thì việc dùng kem đánh răng có chứa fluor chẳng khác nào trát thêm chất độc vào răng. Có một thực tế, gần như chưa có một khuyến cáo nào của nhà sản xuất rằng người dân ở vùng nào thì không nên sử dụng kem đánh răng có chứa chất fluor. Mặc nhiên những quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng đều cho người ta ngầm hiểu: kem đánh răng phải có fluor và có fluor mới là tốt nhất. Bên cạnh đó, những hình ảnh quảng cáo chiếc bàn chải đầy ắp lớp kem cũng khiến người tiêu dùng ngầm hiểu, phải một lượng như vậy thì mới đảm bảo răng được làm sạch. “Điều này không hoàn toàn đúng”- PGS.TS Nguyễn Đình Hòe cho biết. PGS Hòe cũng cho biết, tại các nước, người ta sản xuất hai loại kem đánh răng, loại có fluor và loại không có fluor để người tiêu dùng lựa chọn. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất cũng khuyến cáo đối tượng nào nên sử dụng kem đánh răng có fluor và công bố tiêu chuẩn rõ ràng. Còn ở Việt Nam, dường như mặc định, đã là kem đánh răng thì phải có fluor, không cần biết, đặc điểm nước vùng đó có nhiễm fluor hay không. TS Nguyễn Hữu Hoan, Viện Hóa học Công nghiệp cũng đồng ý với quan điểm trên. TS Hoan cho biết: Bản thân chất fluor là một hóa chất cực độc. Nếu là fluor nguyên chất chỉ cần một lượng rất nhỏ dính vào móng tay cũng đủ làm mủn móng. Việc phối trộn fluor trong kem đánh răng là cần thiết nhưng phải được kiểm soát chặt chẽ và cần khuyến cáo nên sử dụng ở mức độ vừa phải. TS Nguyễn Hữu Hoan cho rằng, với trẻ em từ 1- 6 tuổi thì không nên sử dụng kem đánh răng có fluor. Với người trưởng thành, chỉ cần bôi một lớp mỏng trên bề mặt bàn chải chứ không cần một lớp dày như quảng cáo. “Chưa kể đến tác hại của việc thừa fluor, việc bôi nhiều kem đánh răng cũng là điều rất lãng phí”- TS Nguyễn Hữu Hoan cho biết. Còn PGS.TS Nguyễn Đình Hòe, đưa ra lời khuyên: Nếu đánh răng ngày 2 lần thì 1 lần đánh với kem đánh răng có fluor và 1 lần đánh răng với nước muối loãng. Chú ý, những vùng có ô nhiễm fluor thì tuyệt đối không sử dụng kem đánh răng có chứa fluor. (Theo Nông Nghiệp Việt Nam) [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
BỆNH THƯỜNG GẶP
Răng hàm mặt
Những điều cần biết về kem đánh răng
Top
Dưới