Chết người tại thẩm mỹ viện Linh Nhung: sốc phản vệ?


Bác sĩ Phượng

Well-Known Member
1,996
73
48
Xu
0
"Theo những biểu hiện của nạn nhân Trần Thị Thu Hương sau khi đi phẫu thuật thẩm mỹ tại Thẩm mỹ viện Linh Nhung, nạn nhân có thể bị sốc phản vệ".


Đó là nhận định của PGS. TS Nguyễn Huy Thọ, Nguyên Chủ nhiệm Khoa phẫu thuật Hàm mặt - Tạo hình, Bệnh viện 108 cho biết. Ông cho biết: "Dù tỉ lệ phản ứng sốc phản vệ trong thẩm mỹ khá thấp chỉ là 1/10000 người. Nhưng khi bị sốc phản vệ mà không được cấp cứu kịp thời, nguy cơ tử vong là rất lớn",


Thẩm mỹ sẹo dẫn đến...sốc?


Như chúng tôi đã đưa tin, ngày 4/1/2013 một phụ nữ đến Thẩm mỹ viện Linh Nhung (255 Xã Đàn, Quận Đống Đa, Hà Nội) để làm đẹp và đã tử vong. Nạn nhân Trần Thị Thu Hương (SN 1971, quốc tịch Hong Kong) đến Trung tâm thẩm mỹ Linh Nhung, nhằm thẩm mỹ lại vết sẹo trên mặt. Khoảng 5 tiếng sau chị Hương bị ngất và được mọi người đưa vào Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu. Tại đây, chị Hương được các bác sĩ bệnh viện nhiệt tình cứu chữa, tuy nhiên đến 1h30 ngày 5/1, chị Hương đã tử vong.
Trao đổi với PV Kiến Thức, Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Việt Cường, cho biết nhiều khả năng nguyên nhân bà Hương tử vong do sốc phản vệ. Cũng theo ông Cường, thẩm mỹ viện Linh Nhung chỉ được cấp phép làm những thủ thuật đơn giản (cắt mí mắt, xăm mắt, xóa sẹo…).






Chánh thanh tra sở y tế Hà Nội Nguyễn Việt Cường

PGS.TS Đại tá Nguyễn Huy Thọ, nguyên Chủ nhiệm Khoa phẫu thuật Hàm mặt - Tạo hình, Bệnh viện 108 cho biết, theo những biểu hiện của nạn nhân này, khả năng bị sốc phản vệ là rất lớn. Những dấu hiệu như trụy tim mạch do phản ứng của cơ thể với các chất lạ thuốc gây mê, gây tê, thuốc kháng sinh dẫn đến sốc phản vệ.


"Mặc dù trong ngành thẩm mỹ, tỉ lệ phản ứng sốc phản vệ rất thấp, chỉ 1/10.000 người bị sốc do thuốc gây mê. Nhưng nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Trong 37 năm tôi làm việc tại Bệnh viện 108, mới có 8 trường hợp bị sốc phản vệ. Nhưng 8 trường hợp này đều được cấp cứu kịp thời nên không ảnh hưởng đến tính mạng", PGS. TS Nguyễn Huy Thọ cho biết.


"Theo quy định của Bộ Y Tế, khi sử dụng thuốc gây mê thì phải thử phản ứng. Nếu gây tê mà phản ứng với thuốc thì không được sử dụng. Nếu cơ địa người phụ nữ yếu thì càng không được sử dụng vì dễ dẫn đến sốc phản vệ, khả năng tử vong sẽ cao nếu không phát hiện, xử lý kịp thời, PGS. TS Nguyễn Huy Thọ cho biết.

Quản thẩm mỹ tư thế nào?


Trường hợp tử vong của nạn nhân Trần Thị Thu Hương do đi thẩm mỹ tại Thẩm mỹ viện Linh Nhung không phải là trường hợp đầu tiên. Trước đó đã có rất nhiều nạn nhân đã phải chết tức tưởi khi đi làm đẹp tại các trung tâm thẩm mỹ tư nhân. Năm 2011, dư luận cả nước vô cùng bức xúc khi chị Bùi Bích Lộc (38 tuổi, ở phố Lê Duẩn) đã đến Trung tâm thẩm mỹ Hà Nội (257 Giải Phóng) để bơm ngực với giá 2600 USD. Mặc dù cơ sở này không có giấy phép phẫu thuật bơm ngực, nhưng cơ sở vẫn nhận làm cho chị Lộc. Sau ca làm đẹp không lâu, chị Lộc thấy khó thở, buồn nôn rồi tử vong. Mặc dù nguy cơ tử vong từ việc phẫu thuật thẩm mỹ cao, đòi hỏi các cơ sở y tế về thẩm mỹ phẫu thuật phải có tay nghề bác sĩ cao, có nhiều kinh nghiệm, trang thiết bị đầy đủ. Tuy nhiên, do nghề thẩm mỹ phẫu thuật là nghề "hái ra tiền", nên số lượng các Trung tâm thẩm mỹ viện mọc lên ngày càng lớn, bất chấp thiếu bác sĩ tay nghề, trang thiết bị.

"Thông tư 01/2004/TT-BYT của Bộ Y tế hướng dẫn về hành nghề y, dược tư nhân qui định rõ các phòng khám giải phẫu thẩm mỹ “không được phẫu thuật tạo hình như nâng ngực, hút mỡ bụng, hút mỡ chi...”. Bởi tai nạn phẫu thuật thẩm mỹ có khi khá phức tạp, dễ xảy ra những tai biến của ngành phẫu thuật chung, như phản ứng thuốc, do gây mê, do bệnh tiềm ẩn của khách hàng. Nhưng vì lợi nhuận, nhiều trung tâm thẩm mỹ tư không đủ điều kiện vẫn hoạt động chui, gây ra những hậu quả đáng tiếc", một bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ tại Viện 108 cho biết.


"Tại các bệnh viện, việc phẫu thuật thẩm mỹ phải có bác sĩ chuyên khoa 1 mới được phép làm. Nhưng ở các cơ sở tư nhân thì tiêu chuẩn này nhiều khi không được chú trọng. Trong phẫu thuật thẩm mỹ luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Khi xảy ra nguy cơ, nếu ở bệnh viện có nhân lực đầy đủ cùng với thuốc, trang thiết bị cần thiết để xử trí kịp thời các tai biến, thì tại một số phòng khám tư không đủ điều kiện này. Hầu hết các phòng khám tư, để tiết giảm chi phí, người ta không chọn các bác sĩ gây mê có tay nghề, thậm chí có bác sỹ phẫu thuật kiêm luôn gây mê. Khi bệnh nhân có biến chứng mới đưa lên các bệnh viện Trung ương cấp cứu thì đã quá muộn", BS Nguyễn Huy Thọ cho biết.

“Sẽ còn bao nhiêu nạn nhân nữa do tắc trách, sai sót chuyên môn, do hành nghề trái phép hay do sự vô cảm của các cơ quan hữu quan, của chúng ta hôm qua và hôm nay? Sự vô cảm cũng sẽ đồng nghĩa với tội ác”. Không thể lặp lại mãi điệp khúc “rút kinh nghiệm”, “sẽ tiếp tục kiểm tra”, mà phải có người chịu trách nhiệm khi để xảy ra hậu quả thương tâm vì phẫu thuật thẩm mỹ ở lĩnh vực, địa bàn mình phụ trách." BS Nguyễn Anh Tuấn (Khoa tạo hình – thẩm mỹ Bệnh viện ĐH Y dược TP HCM)

Dân trí.
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl