Ong độc đốt người: Chết như chơi!


Bác sĩ Phượng

Well-Known Member
1,996
73
48
Xu
0
Hàng chục vụ ong đốt gây tử vong hoặc biến chứng cho người đã xảy ra trong năm 2011. Giới khoa học cảnh báo: Hãy tránh xa các loài ong độc.


Mỗi năm có từ 40 đến 60 trường hợp bị ong đốt phải nhập viện, theo số liệu thống kê tại BV Nhi Đồng 1 (TP HCM). Còn theo ghi nhận của Trung tâm chống độc - BV Bạch Mai, ngộ hàng năm có vài chục trường hợp bị ong độc đốt phải đến trung tâm cấp cứu.


Ong đốt dễ chết


Một nghiên cứu trên 70 bệnh nhân của Trung tâm chống độc (BV Bạch Mai) cho thấy, có nhiều loại ong độc đốt, nhất là ong bò vẽ (38 bệnh nhân), ong bắp cày (3 bệnh nhân), ong mật (8 bệnh nhân)... Có bệnh nhân bị ong đốt đến gần 300 nốt. Trong 70 bệnh nhân này có tới 15 người bị suy thận cấp (chiếm 21,4% số người bị ong đốt) và đa số phải sống nhờ chạy thận nhân tạo.







Điều trị tại TT chống độc BV Bạch Mai (A, BV Bạch Mai)​

TS Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm chống độc BV Bạch Mai cho biết,, trong nọc ong có chứa các enzim, protein lạ gây sốc phản vệ, vỡ hồng cầu (tan máu), hoại tử tế bào, tổn thương thận, gan và có thể gây tử vong.

Dấu hiệu nghi ngờ bị sốc phản vệ là nổi mề đay, thân mệt, tay chân lạnh, mạch yếu hoặc không có mạch, đau bụng, khó thở, tụt huyết áp. Nếu có trên 40 vết đốt của ong vò vẽ, một thanh niên khỏe mạnh đã có thể tử vong nếu không được cấp cứu đúng cách trước 24 tiếng đồng hồ. Chữa trị bị ong độc đốt rất phức tạp, phải nằm viện kéo dài và tốn kém.
Ths Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Bộ môn Chăn nuôi, Khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng, Đại học Cần Thơ giải thích, trong thế giới loài ong có 2 loại, một loại tiêu thụ sản phẩm từ mật hoa, sống thành bầy đàn nên được gọi là ong mật. Một loại khác sống đơn lẻ vài ba chục con thức ăn không phải là thực vật, mật hoa mà là chất dịch từ động vật tiết ra. Những con ong đơn lẻ này rất nguy hiểm. Có nhiều loại: ong bò vẽ, ong nghệ, ong mặt quỷ, ong đất.


Tránh xa ong độc


TS Nguyễn Thị Phương Liên, phòng Sinh thái học côn trùng, viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật (Viện KH-CN Việt Nam) cho biết, nếu ngòi đốt của ong mật do có ngạnh nên khi đốt xong, rút ngòi ra thì cái ngạnh đó vướng lại ở dưới da và rút theo ruột của chúng nên bị chết. Còn những loài ong độc vì ngòi đốt rất trơn và thẳng nên sau khi đốt xong chúng lại rút ngòi ra được và đi đốt tiếp nốt khác. Vì thế mà có những trường hợp bị cả trăm nốt ong đốt không phải là bị cả trăm con ong cùng đốt, có khi chỉ vài ba chục con đốt, đốt hết nốt này đến nốt khác.


Những loại ong độc thường có đặc trưng là có màu vàng và đen, cơ thể to lớn, kích thước trung bình từ 3-5cm. Tổ của những loài ong độc thường to, bên trong xếp thành từng tầng lớp, có màu xám hay nâu xẫm và có một lớp vỏ cứng bao bọc bên ngoài. Bên trong có khi có tới hàng trăm con.

Bình thường, ong không tự tấn công người, mà chỉ tấn công khi bị tác động vào tổ của chúng như ném đất đá, chọc phá hay vô tình dẫm đạp vào tổ. Trừ ong mặt quỷ, chỉ cần ngửi thấy mùi mồ hôi toát ra do lao động hay tụ tập đông người gần tổ là chúng sẵn sàng lao ra tấn công.
Theo TS Trương Xuân Lam, trưởng phòng Côn trùng học (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật), ong mặt quỷ là loài ong to, ăn thịt. Giống nhiều loài ong khác, khi đốt, ong mặt quỷ để lại phần vòi (gai) trong cơ thể đối tượng bị đốt, gây sưng tấy, gây sốt. Với trẻ nhỏ, chỉ cần 3-5 con ong mặt quỷ đốt có thể gây tử vong.


Theo TS Liên, nếu thấy ong làm tổ thì nên tìm cách xua đi, nhất là những loài ong độc. Khi bị ong tấn công hãy bình tĩnh, che vùng đầu, bốc đất cát vung lên cao để xua ong (không dùng cành cây, quần áo xua vì ong càng bu lại). Khi ong bay đến, không nên chạy mà đứng hoặc ngồi im và không cử động, ong sẽ không nhìn thấy nữa.

AloBacsi.
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl