Bệnh tiểu đường tuýp 1 - Phần 1


Bệnh tiểu đường tuýp 1

Ở những người mắc Bệnh tiểu đường tuýp 1, tuyến tụy không thể tạo ra insulin. Hóc môn quan trọng này giúp cho các tế bào trong cơ thể chuyển đổi đường thành năng lượng. Nếu không có nó, lượng đường tích tụ trong máu nhiều và có thể đạt đến mức gây nguy hiểm. Để tránh các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng, người mắc Bệnh tiểu đường tuýp 1 cần phải tiêm insulin trong suốt cuộc đời của họ.
Dấu hiệu cảnh báo:

- Khát nước một cách không bình thường.
Các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1 thường diễn ra một cách đột ngột và bao gồm các triệu chứng sau:

  • Cảm thấy khát hơn bình thường
  • Khô miệng
  • Hơi thở có mùi ngọt
  • Thường xuyên đi tiểu
- Giảm cân
Khi lượng đường trong máu duy trì ở mức cao, người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 thường dẫn đến:

  • Giảm cân không chủ ý
  • Gia tăng cảm giác thèm ăn
  • Thiếu năng lượng, buồn ngủ
- Các vấn đề về da
Nhiều người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 thường gặp phải các vấn đề về da như:

  • Nhiễm trùng
  • Nhiễm nấm
  • Ngứa, khô da, tuần hoàn máu kém
Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 thường dễ bị nhiễm nấm ở vùng sinh dục. Trẻ em có thể phát bệnh candidas – một hình thức nghiêm trọng của bệnh phát ban tã gây ra bởi nấm men và dễ dàng lây lan qua các vùng da ở đùi và dạ dày
Những dấu hiệu nguy hiểm

Khi lượng đường trong máu không được kiểm soát, Bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như:

  • Tê hoặc ngứa ran ở bàn chân
  • Mờ mắt
  • Hạ đường huyết
  • Mất ý thức
Một số bệnh nhân không có các dấu hiệu cảnh báo rõ ràng trước khi rơi vào tình trạng hôn mê do tiểu đường do đó đòi hỏi phải điều trị khẩn cấp.
Những dấu hiệu nguy hiểm: Nhiễm keton acid

Nếu không được điều trị, bệnh tiểu đường tuýp 1sẽ lấy mất nguồn năng lượng cho các tế bào từ đường. Cơ thể bệnh nhân sẽ bắt đầu đốt cháy chất béo cho năng lượng thay thế và gây ra hiện tượng keton tích lũy trong máu vốn là những loại acid gây độc cho cơ thể. Mức độ acid cao trong máu và các triệu chứng bất thường khác là kết quả của sự thay đổi pH trong máu và tình trạng này có thể dẫn đến hôn mê nguy hiểm đến sự sống gọi là tình trạng nhiễm keton acid do bệnh tiểu đường. Trường hợp này đòi hỏi phải điều trị khẩn cấp.
So sánh giữa bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2:

Đối với bệnh tiểu đường tuýp 1, hệ thống miễn dịch của cơ thể bị nhầm lẫn, chúng tấn công và phá hủy các tế bào tuyến tụy sản xuất insulin. Trong bệnh tiểu đường tuýp 2, tuyến tụy không bị tấn công và vẫn sản xuất đủ lượng insulin cần thiết. Nhưng vì một số lý do, cơ thể không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả. Các triệu chứng của hai hình thức bệnh là tương tự nhưng thường xuất hiện nhanh hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1.
Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì?

Các bác sĩ vẫn không giải thích được nguyên nhân nào làm cho hệ thống miễn dịch kháng lại với tuyến tụy nhưng hầu hết đều cho rằng có một sự kết hợp giữa tính nhạy cảm mang tính di truyền và các yếu tố môi trường. Các nhà khoa học đã xác định được 50 gen hoặc những đoạn gen làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 1. Tuy nhiên vấn đề về di truyền không chịu trách nhiệm hoàn toàn cho rủi ro, vì thế nếu có những gen này không có nghĩa là bạn sẽ bị bệnh tiểu đường tuýp 1.
Một số nhà nghiên cứu tin rằng yếu tố môi trường là nguyên nhân, chẳng hạn như virus, chế độ ăn uống hoặc các yếu tố liên quan đến thai kỳ có thể đóng vai trò gây bệnh.
Ai có thể mắc bệnh tiểu đường?

Bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể phát triển ở bất cứ độ tuổi nào. Tuy nhiên nó chiếm hai phần ba các trường hợp mới của bệnh tiểu đường được chẩn đoán ở những người dưới 19 tuổi. Có 2 đỉnh trong thời điểm khởi đầu bệnh: trong thời thơ ấu và trong tuổi dậy thì. Hiện này xảy ra như nhau ở cả nam và nữ, nhưng phổ biến hơn ở người da trắng. Theo tổ chức y tế thế giới, bệnh tiểu đường tuýp 1 rất hiếm ở người châu Phi, người Mỹ bản địa và người châu Á.
Chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 1

Các xét nghiệm máu đơn giản cho phép chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 1. Kiểm tra đường huyết lúc đói hoặc kiểm tra đường máu một cách ngẫu nhiên (cùng với các triệu chứng kèm theo) hoặc thử nghiệm Ac1 cho thấy mức độ đường trong máu trung bình trong 2 – 3 tháng trước xét nghiệm cũng được sử dụng.Các kiểm tra nên được lặp lại vào hai ngày riêng biệt để chẩn đoán bệnh tiểu đường. Kiểm tra dung nạp glucose cũng là một cách để xem xét bệnh tiểu đường. Khi bạn được chẩn đoán bị bệnh tiểu đường tuýp 1, bác sĩ có thể xác định loại bệnh bằng cách kiểm tra kháng thể trong máu.
Các biến chứng lâu dài

Theo thời gian, lượng đường trong máu cao và kéo dài có thể gây phá hủy nhiều hệ thống của cơ thể, người bị bệnh tiểu đường loại 1 có nguy cơ cao bị các bệnh kèm theo sau:

  • Bệnh tim và đột quỵ
  • Suy thận
  • Có vấn đề về mắt và có thể bị mù
  • Các bệnh về nướu, rụng răng
  • Tổn thương dây thần kinh ở tay, chân và các cơ quan khác.
Theo dõi đường huyết như thế nào?

Điều đầu tiên cần làm để ngăn ngừa các biến chứng là thường xuyên theo dõi mức đường huyết hay mức glucose. Điều này đòi hỏi người bệnh phải chích đầu ngón tay, nhỏ một giọt máu lên một dãi kiểm tra, sau đó đặt dãi này vào máy đo đường huyết. Nhờ vào kết quả này, bạn có thể tối ưu hóa liệu trình điều trị bệnh. Khi đường huyết của bạn vẫn ở mức bình thường, cơ thể sẽ có nhiều năng lượng, ít các vấn đề về da, giảm nguy cơ bệnh tim và tổn thương thận.
Theo dõi đường huyết liên tục

Một cách khác để kiểm tra đường huyết là sử dụng hệ thống giám sát glucose liên tục. Người ta sử dụng một bộ phận cảm biến đo mức độ glucose trong mô mỗi 10 giây và gởi thông tin đến màn hình kiểm soát có kích thước chỉ bằng một chiếc điện thoại di động. Hệ thống sẽ tự động ghi lại giá trị đường huyết trung bình mỗi 5 phút và quá trình ghi nhận kéo dài đến 72 giờ. Thiết bị này thường không dùng để theo dõi đường huyết hàng ngày và không dùng để thay thế cho phương pháp theo dõi đường máu chuẩn hóa. Nó chỉ được dùng nhằm mục đích tìm ra xu hướng đường huyết.

Xem phần tiếp theo:

Bệnh tiểu đường tuýp 1 - Phần 2
 

Sửa lần cuối:
[h=3]Điều trị bệnh tiểu đường: tiêm insulin[/h]Người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 phải sử dụng insulin để hỗ trợ cho quá trình vận chuyển đường máu đến các tế bào trong cơ thể. Hầu hết các bệnh nhân đều đưa insulin vào cơ thể dưới dạng tiêm và cần tiêm nhiều lần trong ngày. Các trung tâm y tế sẽ hướng dẫn bạn điều chỉnh lượng insulin tiêm vào dựa trên các kết quả đường huyết thử nghiệm nhằm giữ cho mức glucose trong máu ở mức bình thường.
[h=3]Dấu hiệu cảnh báo phản ứng insulin[/h]Dùng quá nhiều insulin có thể làm giảm lượng đường máu đến mức nguy hiểm. Đây gọi là phản ứng insulin. Những phản ứng này có thể nhẹ, trung bình hoặc nặng và đòi hỏi cần có sự giúp đỡ của người khác. Các dấu hiệu cảnh báo bao gồm:

  • Kiệt sức hoặc ngáp quá mức
  • Không thể nói hoặc suy nghĩ rõ ràng
  • Mất phối hợp cơ bắp
  • Đổ mồ hôi, co giật, biến sắc
  • Động kinh
  • Mất ý thức
[h=3]Cách xử lý đối với phản ứng insulin[/h]Những người sử dụng insulin nên mang theo ít nhất 15 g nguồn carbohydrate có tác dụng nhanh. Nguồn carbohydrate này sẽ giúp tăng lượng đường máu lên nhanh chóng để chống lại phản ứng insulin, ví dụ:

  • ½ cốc nước ép trái cây hay nước sô đa không dành cho người ăn kiêng
  • 1 ly sữa
  • 2 muỗng lớn nho khô
  • 3 viên glucose
Sau 15 phút mà lượng đường máu vẫn còn thấp, hãy sử dụng tiếp 15 g nguồn carbohydrate có tác dụng nhanh nữa. Đối với phản ứng nghiêm trọng, gia đình bệnh nhân có thể sử dụng glucagon bằng cách tiêm trực tiếp dưới da
[h=3]Điều trị bệnh tiểu đường: bơm insulin[/h]Một cách để làm giảm tỉ lệ xảy ra phản ứng insulin là sử dụng máy bơm insulin. Thiết bị này cung cấp insulin thông qua một ống nhỏ được đưa vào dưới da. Nó cung cấp insulin 24/24 và không cần quá trình tiêm insulin thông thường. Máy bơm insulin có thể giúp giữ lượng đường trong máu ổn định hơn và cho phép linh hoạt hơn khẩu phần ăn của người bệnh. Tuy nhiên máy bơm insulin có một vài nhược điểm, nên trao đổi với bác sĩ để có lựa chọn đúng.
[h=3]Theo dõi quá trình điều trị[/h]Để tìm hiểu xem liệu quá trình điều trị có kết quả hay không, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện kiểm tra Ac1 mỗi 3 – 6 tháng. Xét nghiệm này cho thấy lượng đường trong máu đã được kiểm soát trong vòng 2 – 3 tháng qua. Nếu kết quả cho thấy kiểm soát đường huyết kém, bệnh nhân cần điều chỉnh lại liệu trình điều trị bằng insulin, các chế độ ăn và hoạt động thể chất.
[h=3]Cấy ghép cụm tế bào tụy tạng[/h]Nếu điều trị bằng insulin không kiểm soát được lượng đường trong máu hoặc có các phản ứng insulin thường xuyên, bệnh nhân nên nghĩ tới phương pháp cấy ghép cụm tế bào tuyến tụy. Bác sĩ phẫu thuật sẽ chuyển các tế bào lành mạnh có thể sản xuất ra insulin từ một người cho vào bệnh nhân bị Bệnh tiểu đường tuýp 1. Tuy nhiên, kết quả chỉ có thể kéo dài vài năm và bệnh nhân cần sử dụng các loại thuốc chống đào thải, đồng thời bệnh nhân có thể gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng.
[h=3]Bệnh tiểu đường tuýp 1 và tập thể dục[/h]Người bị bệnh tiểu đường tuýp 1 cần phải có các biện pháp phòng ngừa khi tập thể dục để ngăn chặn sự sụt giảm đột ngột đường huyết, bệnh nhân nên làm theo một số chỉ dẫn sau:

  • Kiểm tra đường huyết trước khi tập thể dục
  • Điều chỉnh liều insulin trước khi tập thể dục
  • Ăn một bữa ăn nhẹ trước hoặc trong khi tập thể dục
Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bệnh nhân kiểm tra keton trong nước tiểu – được xem là dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu quá cao. Lời khuyên là nên tránh các hoạt động quá mức nếu xét nghiệm cho thấy keton có mặt trong nước tiểu.
[h=3]Bệnh tiểu đường tuýp 1 và chế độ ăn uống[/h]Có nhiều lời đồn đại về những loại thực phẩm mà người bị bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể hoặc không thể sử dụng. Thực tế là không có ranh giới đó. Bệnh nhân có thể sử dụng đồ ngọt trong chế độ ăn cân bằng và liệu trình điều trị. Điều quan trọng là cân bằng điều trị bằng insulin, chế độ ăn và hoạt động thể chất.
[h=3]Bệnh tiểu đường tuýp 1 và thai kỳ[/h]Bênh nhân có thể chia sẻ các kế hoạch mang thai. Khi chưa kiểm soát được Bệnh tiểu đường tuýp 1, nó có thể gây ra các biến chứng cho thai nhi như các dị tật bẩm sinh. Việc kiểm soát tốt lượng đường huyết trước khi thụ thai có thể làm giảm nguy cơ sẩy thai và dị tật bẩm sinh. Nó cũng làm giảm nguy cơ biến chứng chẳng hạn như sự gia tăng nguy hiểm trong huyết áp và tổn thương võng mạc ở người mẹ.
[h=3]Bệnh tiểu đường tuýp 1 ở trẻ em[/h]Khi trẻ bị chẩn đoán mắc Bệnh tiểu đường tuýp 1, điều này sẽ ảnh hưởng đến cả gia đình trẻ. Cha mẹ phải giúp trẻ theo dõi lượng đường huyết, lên các kế hoạch về chế độ ăn uống và điều chỉnh lượng insulin cần thiết. Bởi vì bệnh tiểu đường đòi hỏi phải theo dõi suốt 24/24, việc điều trị phải thực hiện trong suốt thời gian học ở trường và các hoạt động ngoại khóa.
[h=3]Hy vọng mới cho bệnh nhân: tụy nhân tạo[/h]Các nhà nghiên cứu đang phát triển một hệ thống gọi là tuyến tụy nhân tạo – một sự kết hợp giữa máy bơm insulin và màn hình theo dõi glucose liên tục được kiểm soát bởi một chương trình máy tính phức tạp. Hệ thống này sẽ tự giải phóng insulin nhằm đáp ứng với lượng đường trong máu đồng thời giảm lượng insulin giải phóng khi đường máu giảm theo đúng cách mà tuyến tụy hoạt động trong cơ thể. Các thử nghiệm ban đầu cho thấy các phương pháp tiếp cận có thể cải thiện việc kiểm soát lượng đường huyết. Trong tương lai, tuyến tụy nhân tạo hoạt động hiệu quả có thể làm giảm việc duy trì liên tục đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 1.
TAGS: Đường ăn kiêng, duong an kieng, đường ăn kiêng nutrinose, đường cho người tiểu đường,Bệnh tiểu đường là gì, Bệnh tiểu đường
 


Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl