Nếu bị hóa chất gây bỏng da, hãy làm theo các bước sau:
- Loại bỏ nguyên nhân gây bỏng bằng cách rửa sạch hóa chất ra khỏi bề mặt da dưới vòi nước lạnh trong 15 phút trở lên. Nếu hóa chất gây bỏng là chất dạng bột như vôi, hãy chải sạch nó khỏi da trước khi rửa.
- Cởi bỏ quần áo hoặc đồ trang sức đã bị dính hóa chất
- Che phủ vùng bị bỏng bằng băng gạc khô, vô trùng hoặc quần áo sạch.
Bỏng hóa chất nhẹ thường liền mà không cần điều trị gì thêm.
Đến ngay cơ sở y tế nếu:
- Nạn nhân có dấu hiệu sốc, như ngất, da xanh tái hoặc thở nông.
- Bỏng hóa chất thâm qua lớp da ngoài cùng, và gây bỏng độ 2 trên diện tích có đường kính trên 5 - 8cm.
- Bỏng hóa chất xảy ra ở mắt, bàn tay, bàn chân, mặt, bẹn hoặc mông hoặc ở khớp lớn.
Nếu bạn không biết chắc liệu chất đó có độc hay không, hãy gọi ngay cho trung tâm chống độc. Nếu bạn đến cơ sở y tế, hãy mang theo hộp đựng hóa chất hoặc bản mô tả đầy đủ về hóa chất đó để nhận dạng.
Hóa chất bắn vào mắt
Nếu bạn bị hóa chất bắn vào mắt, hãy thực hiện ngay các bước sau:
1. Rửa sạch mắt bằng nước.
- Dùng nước sạch chảy từ vòi nước ấm trong ít nhất 20 phút, và sử dụng những cách sau đây là nhanh nhất:
- Dùng vòi hoa sen phun nước ấm lên trán cho nước chảy tràn qua bên mắt bị hóa chất. Hoặc hướng vòi phun vào phần sống mũi giữa hai mắt nếu cả hai mắt đều bị dính hóa chất.
- Cúi đầu dưới vòi nước và nghiêng sang một bên. Sau đó cố mở bên mắt bị hóa chất trong khi cho nước chảy nhẹ nhàng.
- Với trẻ em, tốt nhất là cho trẻ nằm trong bồn tắm hoặc ngửa đầu vào bồn rửa trong khi bạn phun nhẹ nước lên trán ở bên mắt bị dính hóa chất hoặc vào chỗ sống mũi giữa hai mắt. Nhớ rửa trong ít nhất 20 phút cho dù bạn dùng cách nào.
2. Rửa tay bạn bằng xà phòng và nước. Rửa tay thật kỹ để đảm bảo không còn hóa chất hoặc xà phòng dính trên đó. Mục tiêu trước nhất của bạn là loại bỏ hóa chất ra khỏi bề mặt mắt, nhưng sau đó bạn cần đảm bảo loại bỏ hóa chất ra khỏi tay.
3. Tháo kính áp tròng. Nếu kính chưa bị tuột ra trong khi rửa, thì bạn hãy tháo chúng ra.
Thận trọng:
- Không dụi mắt, dụi mắt có thể gây tổn thương thêm
- Không cho bất kỳ thứ gì ngoài nước hoặc nước muối sinh lý để rửa kính áp tròng vào mắt, và không dùng thuốc nhỏ mắt trừ khi bác sĩ khuyên bạn làm như vậy.
Đến ngay cơ sở y tế
Sau khi làm theo các bước ở trên, hãy đến ngay cơ sở y tế hoặc gọi cấp cứu. Mang theo hộp đựng hóa chất hoặc tên hóa chất khi bạn đến cơ sở y tế. Nếu có thể, hãy đeo kính râm vì mắt bạn sẽ rất nhạy cảm với ánh sáng.
Chấn thương cột sống
Nếu bạn nghi có chấn thương lưng hoặc cổ (cột sống), không di chuyển người bệnh. Liệt vĩnh viễn và các biến chứng nghiêm trọng khác có thể xảy ra nếu bạn làm như vậy. Hãy coi một người nào đó là bị chấn thương cột sống nếu:
- Có bằng chứng về tổn thương vùng đầu với sự thay đổi liên tục trong mức độ nhận thức của người bệnh.
- Người bệnh kêu đau nhiều ở cổ hoặc lưng
- Người bệnh không cử động cổ
- Chấn thương gây một lực mạnh vào vùng lưng hoặc đầu.
- Người bệnh khai bị yếu, tê bì, liệt hoặc không điều khiển được các chi, bàng quang và ruột
- Cổ hoặc lưng bị vặn hoặc có tư thế kỳ cục
Nếu bạn nghi ngờ ai đó bị tổn thương cột sống:
- Hãy gọi cấp cứu hoặc trợ giúp y tế
- Mục đích của sơ cứu đối với chấn thương cột sống là giữ cho người bệnh ở nguyên tư thế như khi được tìm thấy. Giữ nguyên bệnh nhân. Chèn một khăn tắm dày vào cả hai bên cổ hoặc cố định đầu và cổ không cho di chuyển.
- Sơ cứu hết khả năng mà không dịch chuyển đầu hoặc cổ người bệnh. Nếu bệnh nhân không có dấu hiệu của tuần hoàn (thở, ho hoặc cử động), bắt đầu phương pháp hồi sức tim phổi, nhưng không đẩy đầu ngửa ra sau để mở đường hô hấp. Dùng ngón tay của bạn nắm nhẹ lấy cằm và nhấc cằm hướng về phía trước.
- Nếu bạn buộc phải lăn nạn nhân vì nạn đang nôn, ngạt, chảy máu, hoặc có nguy cơ bị tổn thương thêm, hãy nhờ ít nhất là 2 người cùng làm để giữ đầu, cổ và lưng người bệnh thẳng trong khi lăn người bệnh sang một bên.
Benh.vn
- Loại bỏ nguyên nhân gây bỏng bằng cách rửa sạch hóa chất ra khỏi bề mặt da dưới vòi nước lạnh trong 15 phút trở lên. Nếu hóa chất gây bỏng là chất dạng bột như vôi, hãy chải sạch nó khỏi da trước khi rửa.
- Cởi bỏ quần áo hoặc đồ trang sức đã bị dính hóa chất
- Che phủ vùng bị bỏng bằng băng gạc khô, vô trùng hoặc quần áo sạch.
Bỏng hóa chất nhẹ thường liền mà không cần điều trị gì thêm.
Đến ngay cơ sở y tế nếu:
- Nạn nhân có dấu hiệu sốc, như ngất, da xanh tái hoặc thở nông.
- Bỏng hóa chất thâm qua lớp da ngoài cùng, và gây bỏng độ 2 trên diện tích có đường kính trên 5 - 8cm.
- Bỏng hóa chất xảy ra ở mắt, bàn tay, bàn chân, mặt, bẹn hoặc mông hoặc ở khớp lớn.
Nếu bạn không biết chắc liệu chất đó có độc hay không, hãy gọi ngay cho trung tâm chống độc. Nếu bạn đến cơ sở y tế, hãy mang theo hộp đựng hóa chất hoặc bản mô tả đầy đủ về hóa chất đó để nhận dạng.
Hóa chất bắn vào mắt
Nếu bạn bị hóa chất bắn vào mắt, hãy thực hiện ngay các bước sau:
1. Rửa sạch mắt bằng nước.
- Dùng nước sạch chảy từ vòi nước ấm trong ít nhất 20 phút, và sử dụng những cách sau đây là nhanh nhất:
- Dùng vòi hoa sen phun nước ấm lên trán cho nước chảy tràn qua bên mắt bị hóa chất. Hoặc hướng vòi phun vào phần sống mũi giữa hai mắt nếu cả hai mắt đều bị dính hóa chất.
- Cúi đầu dưới vòi nước và nghiêng sang một bên. Sau đó cố mở bên mắt bị hóa chất trong khi cho nước chảy nhẹ nhàng.
- Với trẻ em, tốt nhất là cho trẻ nằm trong bồn tắm hoặc ngửa đầu vào bồn rửa trong khi bạn phun nhẹ nước lên trán ở bên mắt bị dính hóa chất hoặc vào chỗ sống mũi giữa hai mắt. Nhớ rửa trong ít nhất 20 phút cho dù bạn dùng cách nào.
2. Rửa tay bạn bằng xà phòng và nước. Rửa tay thật kỹ để đảm bảo không còn hóa chất hoặc xà phòng dính trên đó. Mục tiêu trước nhất của bạn là loại bỏ hóa chất ra khỏi bề mặt mắt, nhưng sau đó bạn cần đảm bảo loại bỏ hóa chất ra khỏi tay.
3. Tháo kính áp tròng. Nếu kính chưa bị tuột ra trong khi rửa, thì bạn hãy tháo chúng ra.
Thận trọng:
- Không dụi mắt, dụi mắt có thể gây tổn thương thêm
- Không cho bất kỳ thứ gì ngoài nước hoặc nước muối sinh lý để rửa kính áp tròng vào mắt, và không dùng thuốc nhỏ mắt trừ khi bác sĩ khuyên bạn làm như vậy.
Đến ngay cơ sở y tế
Sau khi làm theo các bước ở trên, hãy đến ngay cơ sở y tế hoặc gọi cấp cứu. Mang theo hộp đựng hóa chất hoặc tên hóa chất khi bạn đến cơ sở y tế. Nếu có thể, hãy đeo kính râm vì mắt bạn sẽ rất nhạy cảm với ánh sáng.
Chấn thương cột sống
Nếu bạn nghi có chấn thương lưng hoặc cổ (cột sống), không di chuyển người bệnh. Liệt vĩnh viễn và các biến chứng nghiêm trọng khác có thể xảy ra nếu bạn làm như vậy. Hãy coi một người nào đó là bị chấn thương cột sống nếu:
- Có bằng chứng về tổn thương vùng đầu với sự thay đổi liên tục trong mức độ nhận thức của người bệnh.
- Người bệnh kêu đau nhiều ở cổ hoặc lưng
- Người bệnh không cử động cổ
- Chấn thương gây một lực mạnh vào vùng lưng hoặc đầu.
- Người bệnh khai bị yếu, tê bì, liệt hoặc không điều khiển được các chi, bàng quang và ruột
- Cổ hoặc lưng bị vặn hoặc có tư thế kỳ cục
Nếu bạn nghi ngờ ai đó bị tổn thương cột sống:
- Hãy gọi cấp cứu hoặc trợ giúp y tế
- Mục đích của sơ cứu đối với chấn thương cột sống là giữ cho người bệnh ở nguyên tư thế như khi được tìm thấy. Giữ nguyên bệnh nhân. Chèn một khăn tắm dày vào cả hai bên cổ hoặc cố định đầu và cổ không cho di chuyển.
- Sơ cứu hết khả năng mà không dịch chuyển đầu hoặc cổ người bệnh. Nếu bệnh nhân không có dấu hiệu của tuần hoàn (thở, ho hoặc cử động), bắt đầu phương pháp hồi sức tim phổi, nhưng không đẩy đầu ngửa ra sau để mở đường hô hấp. Dùng ngón tay của bạn nắm nhẹ lấy cằm và nhấc cằm hướng về phía trước.
- Nếu bạn buộc phải lăn nạn nhân vì nạn đang nôn, ngạt, chảy máu, hoặc có nguy cơ bị tổn thương thêm, hãy nhờ ít nhất là 2 người cùng làm để giữ đầu, cổ và lưng người bệnh thẳng trong khi lăn người bệnh sang một bên.
Benh.vn
Bài viết cùng chủ đề
- Điều Trị Sau khi bị bỏng
- 2
- 2,639
- [Hỏi] về bệnh uốn ván
- 6
- 6,838