Những đứa trẻ khỏe mạnh và không đau ốm luôn là điều mong ước của bất cứ cha mẹ nào.
1. Uống nhiều nước
Uống nhiều nước là một trong những cách giúp nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ. Nước trong cơ thể có tác dụng chống lại sự phát triển của vi khuẩn có hại. Khi trẻ ở độ tuổi đi học, cha mẹ cũng nên trang bị cho trẻ một chai nước để mang theo bên mình. Hình thành cho con thói quen uống nhiều nước ngay từ khi còn nhỏ là sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của con.
2. Sạch quá chưa hẳn đã tốt
Hệ thống miễn dịch trong cơ thể có tác dụng chống lại các căn bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, nếu môi trường bé sống là môi trường quá sạch sẽ và vô khuẩn thì sức đề kháng của cơ thể sẽ tự động giảm đi dẫn đến sự rối loạn hệ miễn dịch.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo về vấn đề các sản phẩm sạch kháng khuẩn sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là cha mẹ cho phép trẻ được ăn ở không sạch sẽ. Hãy tạo cho con thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
3. Ngủ đủ giấc
Ngủ không đủ giấc sẽ tạo điều kiện cho các loại virus phát triển. Các chuyên gia sức khỏe cho rằng, mỗi ngày trẻ em nên ngủ từ 8 đến 10 tiếng. Nếu con ngủ ban đêm không đủ giấc thì cha mẹ nên để con ngủ thêm một giấc ngủ ngắn trong ngày.
4. Để con tin tưởng vào sức khỏe của cơ thể
Quá lo lắng và vội vàng cho con dùng các loại thuốc khi trẻ mới chớm sổ mũi hay ho nhẹ không phải là cách tốt để bảo vệ con. Thực tế, mẹ nên để trẻ hiểu về cơ thể và biết rõ khi nào mình cần phải dùng đến thuốc ngay từ khi trẻ được 10 tuổi trở lên. Bạn đừng nghĩ rằng con còn nhỏ thì không biết được điều đó. Nhấn mạnh điểm yếu về sức khỏe sẽ chỉ làm cho con cảm thấy lo lắng hơn chứ không có tác dụng trong việc chữa bệnh.
5. Tiếp xúc với bạn bè cùng lứa
Theo nghiên cứu công bố trong "Tạp chí Y học New England” vào năm 2000 thì trẻ em dưới 13 tuổi thường xuyên tiếp xúc, chơi với bạn bè cùng lứa sẽ giảm được một nửa nguy cơ mắc bệnh hen suyễn trong tương lai. Việc tiếp xúc với trẻ đồng lứa sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm cơ hội phản ứng với các chất dây dị ứng.
6. Bổ sung các acid béo thiết yếu cho cơ thể trẻ
Acid béo giúp cung cấp các thành phần quan trọng của màng tế bào giúp nâng cao chế độ miễn dịch của các tế bào miễn dịch. Acid béo tự nhiên có nhiều trong hải sản, trái cây, cá hồi, cá trích, cá mòi, quả óc chó, hạnh nhân và các loại hạt khác như hạt lanh dầu, dầu hướng dương, dầu cây rum.
7. Ăn nhiều rau xanh và trái cây
Chế độ ăn nhiều rau xanh và tái cây sẽ giúp cung cấp vitamin và tăng cường sức đề kháng của trẻ.
8. Giảm ô nhiễm
Môi trường sống ô nhiễm là một trong những nguyên nhân khiến hệ miễn dịch suy yếu. Chính vì vậy, để sức khỏe của con được đảm bảo thì cha mẹ nên mở cửa thông gió ít nhất hai lần mỗi ngày. Buổi sáng từ 9h đến 11h và buổi chiều từ 3h đến 5h.
Ngoài ra, mẹ nên thường xuyên đưa con đến công viên, nơi có nhiều cây xanh để hít thở không khí trong lành. Để con tham gia các hoạt động ngoài trời cũng là cách giúp nâng cao hệ miễn dịch của trẻ nhỏ. Hơn nữa, cha mẹ tốt nhất là không nên hút thuốc trước mặt hoặc trong phòng của trẻ nhỏ.
(Nguồn: Afamily)
1. Uống nhiều nước
Uống nhiều nước là một trong những cách giúp nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ. Nước trong cơ thể có tác dụng chống lại sự phát triển của vi khuẩn có hại. Khi trẻ ở độ tuổi đi học, cha mẹ cũng nên trang bị cho trẻ một chai nước để mang theo bên mình. Hình thành cho con thói quen uống nhiều nước ngay từ khi còn nhỏ là sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của con.
2. Sạch quá chưa hẳn đã tốt
Hệ thống miễn dịch trong cơ thể có tác dụng chống lại các căn bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, nếu môi trường bé sống là môi trường quá sạch sẽ và vô khuẩn thì sức đề kháng của cơ thể sẽ tự động giảm đi dẫn đến sự rối loạn hệ miễn dịch.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo về vấn đề các sản phẩm sạch kháng khuẩn sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là cha mẹ cho phép trẻ được ăn ở không sạch sẽ. Hãy tạo cho con thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
3. Ngủ đủ giấc
Ngủ không đủ giấc sẽ tạo điều kiện cho các loại virus phát triển. Các chuyên gia sức khỏe cho rằng, mỗi ngày trẻ em nên ngủ từ 8 đến 10 tiếng. Nếu con ngủ ban đêm không đủ giấc thì cha mẹ nên để con ngủ thêm một giấc ngủ ngắn trong ngày.
4. Để con tin tưởng vào sức khỏe của cơ thể
Quá lo lắng và vội vàng cho con dùng các loại thuốc khi trẻ mới chớm sổ mũi hay ho nhẹ không phải là cách tốt để bảo vệ con. Thực tế, mẹ nên để trẻ hiểu về cơ thể và biết rõ khi nào mình cần phải dùng đến thuốc ngay từ khi trẻ được 10 tuổi trở lên. Bạn đừng nghĩ rằng con còn nhỏ thì không biết được điều đó. Nhấn mạnh điểm yếu về sức khỏe sẽ chỉ làm cho con cảm thấy lo lắng hơn chứ không có tác dụng trong việc chữa bệnh.
5. Tiếp xúc với bạn bè cùng lứa
Theo nghiên cứu công bố trong "Tạp chí Y học New England” vào năm 2000 thì trẻ em dưới 13 tuổi thường xuyên tiếp xúc, chơi với bạn bè cùng lứa sẽ giảm được một nửa nguy cơ mắc bệnh hen suyễn trong tương lai. Việc tiếp xúc với trẻ đồng lứa sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm cơ hội phản ứng với các chất dây dị ứng.
6. Bổ sung các acid béo thiết yếu cho cơ thể trẻ
Acid béo giúp cung cấp các thành phần quan trọng của màng tế bào giúp nâng cao chế độ miễn dịch của các tế bào miễn dịch. Acid béo tự nhiên có nhiều trong hải sản, trái cây, cá hồi, cá trích, cá mòi, quả óc chó, hạnh nhân và các loại hạt khác như hạt lanh dầu, dầu hướng dương, dầu cây rum.
7. Ăn nhiều rau xanh và trái cây
Chế độ ăn nhiều rau xanh và tái cây sẽ giúp cung cấp vitamin và tăng cường sức đề kháng của trẻ.
8. Giảm ô nhiễm
Môi trường sống ô nhiễm là một trong những nguyên nhân khiến hệ miễn dịch suy yếu. Chính vì vậy, để sức khỏe của con được đảm bảo thì cha mẹ nên mở cửa thông gió ít nhất hai lần mỗi ngày. Buổi sáng từ 9h đến 11h và buổi chiều từ 3h đến 5h.
Ngoài ra, mẹ nên thường xuyên đưa con đến công viên, nơi có nhiều cây xanh để hít thở không khí trong lành. Để con tham gia các hoạt động ngoài trời cũng là cách giúp nâng cao hệ miễn dịch của trẻ nhỏ. Hơn nữa, cha mẹ tốt nhất là không nên hút thuốc trước mặt hoặc trong phòng của trẻ nhỏ.
(Nguồn: Afamily)
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,360
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,134
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,314
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,167