Bên cạnh việc tăng cường khẩu phần ăn hàng ngày và việc bổ sung vitamin trong thai kỳ thì uống sữa trong suốt thai kỳ cũng rất cần thiết, nó vừa bổ sung năng lượng và vi chất cho phụ nữ mang thai, vừa giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh hơn.
Bên cạnh việc tăng cường khẩu phần ăn hàng ngày và việc bổ sung vitamin trong thai kỳ thì uống sữa trong suốt thai kỳ cũng rất cần thiết, nó vừa bổ sung năng lượng và vi chất cho phụ nữ mang thai, vừa giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh hơn.
Tác dụng sữa bà bầu mang lại
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa bà bầu bổ sung nhiều vi chất cần thiết, tốt cho sức khỏe của bà bầu và thai nhi, nhất là những người bị thiếu hụt dưỡng chất khi mang thai như canxi, sắt, axit folic, các vitamin… Đây cũng là những chất dễ bị thiếu hụt khi bạn mang thai.
Ngoài ra, sữa bà bầu còn được bổ sung Omega3, Omega6, DHA, ARA,… là những chất cần thiết cho sự hình thành và phát triển của bộ não thai nhi.
Sữa bà bầu, bên cạnh việc tăng cường khẩu phần ăn hàng ngày và việc bổ sung vitamin trong thai kỳ thì uống sữa trong suốt thai kỳ cũng rất cần thiết, nó vừa bổ sung năng lượng và vi chất cho phụ nữ mang thai, vừa giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh hơn. Tất nhiên, uống sữa bà bầu không phải là cách duy nhất để bé khỏe nhưng nếu có điều kiện và cơ thể hợp với sữa, nhất là những thai phụ thiếu chất nên sử dụng vì những lợi ích thiết yếu của sữa dành cho bạn và bé.
Loại sữa nào tốt cho bà bầu
Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại sữa bổ dưỡng dành cho các bà bầu nhưng làm thế nào để chọn được loại sữa bà bầu phù hợp với bản thân, hợp với túi tiền của mình và biết cách uống sữa sao cho “ngon miệng” và hiệu quả nhất.
Các loại sữa bà bầu được chế biến theo công thức dành riêng cho thai phụ là tốt nhất cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, nếu không thích sữa bột, bạn có thể uống sữa tươi tiệt trùng. Nhiều người quan niệm uống sữa bò tươi, chưa tiệt trùng sẽ tốt hơn. Thế nhưng, sữa chưa tiệt trùng có chứa hàm lượng vi khuẩn listeria cao. Loại vi khuẩn này có thể gây nguy cơ sẩy thai, thai lưu hoặc trẻ sinh ra sẽ mắc một số bệnh nguy hiểm. Một số thai phụ không hấp thụ được sữa. Họ thường có cảm giác khó tiêu, tình trạng nghén trở nên trầm trọng hơn hoặc bị tiêu chảy. Đó có thể là do cơ thể bạn không đủ lượng men lactase để tiêu hóa đường lactose trong sữa. Trong trường hợp này, bạn có thể chuyển sang uống sữa đậu nành. Tuy nhiên, hàm lượng các chất như: carbohydrate, can-xi, phốt pho, omega-3 trong sữa đậu nành rất thấp. Do đó, khi uống sữa đậu nành, bạn cần bổ sung thêm các loại thực phẩm như: thịt, cá, trứng, rau xanh, ngũ cốc... để đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng trong thai kỳ.
Nên bắt đầu và kết thúc việc uống sữa bà bầu khi nào
Do chế độ ăn của người Việt hay bị thiếu canxi, khoáng chất nên thai phụ có thể uống sữa bầu ngay từ khi có em bé. Với những thai phụ nghén, không ăn được nhiều thì việc sử dụng sữa để bù lại năng lượng và vi chất lại càng trở nên hữu ích. Nếu không, bạn nên chọn thời điểm thai nhi được 20 tuần tuổi làm mốc uống sữa bà bầu bởi đây là lúc thai nhi phát triển mạnh về trí não, hệ xương và răng.
Có thể kết thúc việc sử dụng sữa bầu tận khi em bé của bạn đã chào đời an toàn và tròn 1 năm tuổi. Nhiều người quan niệm sinh bé xong rồi có thể ngừng uống sữa, điều đó cũng được thôi, song nếu có điều kiện, bạn vẫn nên tiếp tục uống để có nguồn sữa tốt lành cho bé bú.
Để thích nghi và uống sữa bà bầu một cách hiệu quả nhất
Trước khi uống, các thai phụ hãy chú ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên vỏ hộp hoặc xin tư vấn từ bác sỹ để nắm được cách uống sữa. Thông thường, trên bao bì sản phẩm đều ghi là nên uống 2 cốc/ngày, mỗi cốc khoảng 4 thìa 50g sữa/ngày. Thay vì uống mỗi lần một ly, bạn có thể chia ra uống nhiều lần trong ngày. Khi pha cũng có thể pha loãng sữa, uống từng ít một rồi tăng dần liều lượng.
Để đỡ “ngán” hơn, bà bầu nên chọn loại sữa có mùi vị mà mình ưa thích nhằm kích thích vị giác và tạo cảm giác ngon lành khi uống như vị cam, vani, sôcôla… không nên ép mình uống một loại cố định.
Nhiều chị em bầu bí lựa chọn phương pháp uống sữa bầu kèm theo bánh mỳ, bánh quy... Đây cũng là một cách hay để bạn tham khảo.
Nếu vẫn quá “dị ứng”, không uống được sữa bầu hoặc sữa tươi khi mang bầu, bạn có thể ăn sữa chua hoặc phô mai thay thế, kết hợp bổ sung cho cơ thể và thai nhi những dưỡng chất cần thiết thông qua các thực phẩm bổ dưỡng khác.
(Thuốc trực tuyến)
Bên cạnh việc tăng cường khẩu phần ăn hàng ngày và việc bổ sung vitamin trong thai kỳ thì uống sữa trong suốt thai kỳ cũng rất cần thiết, nó vừa bổ sung năng lượng và vi chất cho phụ nữ mang thai, vừa giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh hơn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa bà bầu bổ sung nhiều vi chất cần thiết, tốt cho sức khỏe của bà bầu và thai nhi, nhất là những người bị thiếu hụt dưỡng chất khi mang thai như canxi, sắt, axit folic, các vitamin… Đây cũng là những chất dễ bị thiếu hụt khi bạn mang thai.
Ngoài ra, sữa bà bầu còn được bổ sung Omega3, Omega6, DHA, ARA,… là những chất cần thiết cho sự hình thành và phát triển của bộ não thai nhi.
Sữa bà bầu, bên cạnh việc tăng cường khẩu phần ăn hàng ngày và việc bổ sung vitamin trong thai kỳ thì uống sữa trong suốt thai kỳ cũng rất cần thiết, nó vừa bổ sung năng lượng và vi chất cho phụ nữ mang thai, vừa giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh hơn. Tất nhiên, uống sữa bà bầu không phải là cách duy nhất để bé khỏe nhưng nếu có điều kiện và cơ thể hợp với sữa, nhất là những thai phụ thiếu chất nên sử dụng vì những lợi ích thiết yếu của sữa dành cho bạn và bé.
Loại sữa nào tốt cho bà bầu
Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại sữa bổ dưỡng dành cho các bà bầu nhưng làm thế nào để chọn được loại sữa bà bầu phù hợp với bản thân, hợp với túi tiền của mình và biết cách uống sữa sao cho “ngon miệng” và hiệu quả nhất.
Các loại sữa bà bầu được chế biến theo công thức dành riêng cho thai phụ là tốt nhất cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, nếu không thích sữa bột, bạn có thể uống sữa tươi tiệt trùng. Nhiều người quan niệm uống sữa bò tươi, chưa tiệt trùng sẽ tốt hơn. Thế nhưng, sữa chưa tiệt trùng có chứa hàm lượng vi khuẩn listeria cao. Loại vi khuẩn này có thể gây nguy cơ sẩy thai, thai lưu hoặc trẻ sinh ra sẽ mắc một số bệnh nguy hiểm. Một số thai phụ không hấp thụ được sữa. Họ thường có cảm giác khó tiêu, tình trạng nghén trở nên trầm trọng hơn hoặc bị tiêu chảy. Đó có thể là do cơ thể bạn không đủ lượng men lactase để tiêu hóa đường lactose trong sữa. Trong trường hợp này, bạn có thể chuyển sang uống sữa đậu nành. Tuy nhiên, hàm lượng các chất như: carbohydrate, can-xi, phốt pho, omega-3 trong sữa đậu nành rất thấp. Do đó, khi uống sữa đậu nành, bạn cần bổ sung thêm các loại thực phẩm như: thịt, cá, trứng, rau xanh, ngũ cốc... để đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng trong thai kỳ.
Nên bắt đầu và kết thúc việc uống sữa bà bầu khi nào
Do chế độ ăn của người Việt hay bị thiếu canxi, khoáng chất nên thai phụ có thể uống sữa bầu ngay từ khi có em bé. Với những thai phụ nghén, không ăn được nhiều thì việc sử dụng sữa để bù lại năng lượng và vi chất lại càng trở nên hữu ích. Nếu không, bạn nên chọn thời điểm thai nhi được 20 tuần tuổi làm mốc uống sữa bà bầu bởi đây là lúc thai nhi phát triển mạnh về trí não, hệ xương và răng.
Có thể kết thúc việc sử dụng sữa bầu tận khi em bé của bạn đã chào đời an toàn và tròn 1 năm tuổi. Nhiều người quan niệm sinh bé xong rồi có thể ngừng uống sữa, điều đó cũng được thôi, song nếu có điều kiện, bạn vẫn nên tiếp tục uống để có nguồn sữa tốt lành cho bé bú.
Để thích nghi và uống sữa bà bầu một cách hiệu quả nhất
Trước khi uống, các thai phụ hãy chú ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên vỏ hộp hoặc xin tư vấn từ bác sỹ để nắm được cách uống sữa. Thông thường, trên bao bì sản phẩm đều ghi là nên uống 2 cốc/ngày, mỗi cốc khoảng 4 thìa 50g sữa/ngày. Thay vì uống mỗi lần một ly, bạn có thể chia ra uống nhiều lần trong ngày. Khi pha cũng có thể pha loãng sữa, uống từng ít một rồi tăng dần liều lượng.
Để đỡ “ngán” hơn, bà bầu nên chọn loại sữa có mùi vị mà mình ưa thích nhằm kích thích vị giác và tạo cảm giác ngon lành khi uống như vị cam, vani, sôcôla… không nên ép mình uống một loại cố định.
Nhiều chị em bầu bí lựa chọn phương pháp uống sữa bầu kèm theo bánh mỳ, bánh quy... Đây cũng là một cách hay để bạn tham khảo.
Nếu vẫn quá “dị ứng”, không uống được sữa bầu hoặc sữa tươi khi mang bầu, bạn có thể ăn sữa chua hoặc phô mai thay thế, kết hợp bổ sung cho cơ thể và thai nhi những dưỡng chất cần thiết thông qua các thực phẩm bổ dưỡng khác.
(Thuốc trực tuyến)