Xin chúc mừng bạn đã lên chức làm cha làm mẹ. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui hân hoan khi một thành viên mới xuất hiện thì bạn cũng cần trang bị tốt cho mình những kỹ năng chăm sóc con tốt nhất.
1. Cho bé ăn
Ngay sau khi bé ra đời, bạn càng cho bé "ti" sớm bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu, nhất là cho bé tận dụng được nguồn sữa non của mẹ.
Bà mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, chị em đi trước để biết được tư thế chuẩn khi cho bé bú. Việc bú đúng tư thế sẽ giúp bé ăn dễ dàng, mẹ tiết nhiều sữa hơn.
Tư thế bế bé được khuyên: Bế làm sao cho đầu và lưng bé thẳng hàng, bụng con áp sát vào bụng mẹ, miệng trẻ đối diện bầu vú mẹ. Bà mẹ nên cho bé ăn theo nhu cầu, bú đều cả hai bên bầu ngực.
2. Ngủ
Sau khi ra đời, bạn hãy làm tất cả các cách có thể để khiến bé ổn định giờ giấc ngủ nghỉ một cách nhanh nhất theo đúng lịch trình. Một lịch ngủ nghỉ cụ thể, đúng lúc sẽ khiến bé có giấc ngủ sâu hơn, sức khỏe, trí thông minh được cải thiện rõ rệt.
3. Chăm sóc da
Kem chống nắng không được khuyên dùng cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi. Vì thế, cha mẹ nên giữ bé trong bóng râm hơn là cho bé phơi nắng trong những ngày trưa nắng chói chang bởi lúc này làn da của bé rất nhạy cảm. Bạn nên cho bé tắm nắng để hấp thụ vitamin D trước 9 giờ sáng.
Cấu trúc da của bé mỏng manh, ít đàn hồi nên rất dễ bị tổn thương do trầy xước vì vậy cha mẹ nên cẩn thận khi tiếp xúc với da bé. Nên mặc quần áo bằng vải cotton dày, có thể mặc đồ len nhưng tránh để len dính vào da vì chúng có thể gây ngứa cho bé.
4. Chơi
Ngay cả khi bé nằm trong nôi, cha mẹ vẫn có rất nhiều trò chơi dành cho bé: trốn tìm, làm mặt cười, cho bé sờ sờ bóp bóp mấy chiếc đồ chơi mềm mềm kêu tít tít chẳng hạn. Tuy những trò chơi này khá đơn giản nhưng nó phù hợp với bé, có tác dụng giải trí cho bé sơ sinh, kích thích não bộ phát triển. Bé sẽ phản ứng với sự kích thích và tận hưởng sự tương tác này một cách vô cùng thích thú.
5. Du lịch
Bạn nên biết rằng, trẻ khỏe hơn, phát triển mạnh mẽ hơn trên mỗi chuyến đi. Vì thế, hãy năng cho con đi thật nhiều nơi, trải nghiệm những không gian mới ngay từ thuở nhỏ. Tuy nhiên bạn vẫn cần phải đảm bảo bé được giữ ấm trong những ngày lạnh và khô thoáng trong những ngày nắng nóng.
Bạn cần phải giữ nguyên thói quen ăn uống, sinh hoạt của con trên cả lịch trình của chuyến đi, bất cứ một sự thay đổi nào cũng chưa chắc đã làm bé hưởng ứng. Việc giữ nguyên nếp sinh hoạt sẽ khiến bé thích thú và có một tâm trạng tốt nhất sẵn sàng nhập cuộc.
6. Khóc
Bé khóc – một hiện tượng vô cùng bình thường, bạn nên biết rằng, khóc chính là phương tiện để bé giao tiếp, truyền tải thông tin với thế giới xung quanh.
Sau khi bạn kiểm tra mọi vấn đề xung quanh bé: tã bé có bị bẩn hay không, bé đói, môi trường quá náo nhiệt ồn ào và làm bé khó chịu… bạn hãy tìm cách thay đổi và chiều lòng bé. Bạn nên nhớ rằng bé có hơn 40 tuần nằm an toàn, ấm áp và yên tĩnh trong bụng bạn vì thế sau khi chào đời, thế giới này còn bao điều lạ lẫm với bé.
Nếu bé khóc, bạn có thể quấn bé thật kỹ, giữ ấm bé và du dưỡng, vỗ về, an ủi bé.
7. Tắm
Tắm rất cần thiết cho sự phát triển của bé sơ sinh. Tuy nhiên, nếu tắm quá nhiều và quá thường xuyên, điều này sẽ loại bỏ hết các chất nhờn tự nhiên có chức năng bảo vệ da, làm cho da của con rất dễ bị tổn thương và phản ứng với các chất kích ứng, dị ứng ở bên ngoài.
Bên cạnh đó, trong những ngày lạnh giá hoặc tiết trời thất thường như hiện nay, các bác sỹ nhi khuyến cáo cha mẹ không cần thiết phải tắm hàng ngày cho bé. Tắm cho bé chỉ từ 3- 4 lần 1 tuần là hợp lý.
Những ngày bé không tắm, cha mẹ vẫn nên làm vệ sinh sạch sẽ cho bé ở tay, chân, miệng, lau sạch mỗi khi bé đi vệ sinh.
(Afamily)
1. Cho bé ăn
Ngay sau khi bé ra đời, bạn càng cho bé "ti" sớm bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu, nhất là cho bé tận dụng được nguồn sữa non của mẹ.
Bà mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, chị em đi trước để biết được tư thế chuẩn khi cho bé bú. Việc bú đúng tư thế sẽ giúp bé ăn dễ dàng, mẹ tiết nhiều sữa hơn.
Tư thế bế bé được khuyên: Bế làm sao cho đầu và lưng bé thẳng hàng, bụng con áp sát vào bụng mẹ, miệng trẻ đối diện bầu vú mẹ. Bà mẹ nên cho bé ăn theo nhu cầu, bú đều cả hai bên bầu ngực.
Sau khi ra đời, bạn hãy làm tất cả các cách có thể để khiến bé ổn định giờ giấc ngủ nghỉ một cách nhanh nhất theo đúng lịch trình. Một lịch ngủ nghỉ cụ thể, đúng lúc sẽ khiến bé có giấc ngủ sâu hơn, sức khỏe, trí thông minh được cải thiện rõ rệt.
3. Chăm sóc da
Kem chống nắng không được khuyên dùng cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi. Vì thế, cha mẹ nên giữ bé trong bóng râm hơn là cho bé phơi nắng trong những ngày trưa nắng chói chang bởi lúc này làn da của bé rất nhạy cảm. Bạn nên cho bé tắm nắng để hấp thụ vitamin D trước 9 giờ sáng.
Cấu trúc da của bé mỏng manh, ít đàn hồi nên rất dễ bị tổn thương do trầy xước vì vậy cha mẹ nên cẩn thận khi tiếp xúc với da bé. Nên mặc quần áo bằng vải cotton dày, có thể mặc đồ len nhưng tránh để len dính vào da vì chúng có thể gây ngứa cho bé.
4. Chơi
Ngay cả khi bé nằm trong nôi, cha mẹ vẫn có rất nhiều trò chơi dành cho bé: trốn tìm, làm mặt cười, cho bé sờ sờ bóp bóp mấy chiếc đồ chơi mềm mềm kêu tít tít chẳng hạn. Tuy những trò chơi này khá đơn giản nhưng nó phù hợp với bé, có tác dụng giải trí cho bé sơ sinh, kích thích não bộ phát triển. Bé sẽ phản ứng với sự kích thích và tận hưởng sự tương tác này một cách vô cùng thích thú.
5. Du lịch
Bạn nên biết rằng, trẻ khỏe hơn, phát triển mạnh mẽ hơn trên mỗi chuyến đi. Vì thế, hãy năng cho con đi thật nhiều nơi, trải nghiệm những không gian mới ngay từ thuở nhỏ. Tuy nhiên bạn vẫn cần phải đảm bảo bé được giữ ấm trong những ngày lạnh và khô thoáng trong những ngày nắng nóng.
Bạn cần phải giữ nguyên thói quen ăn uống, sinh hoạt của con trên cả lịch trình của chuyến đi, bất cứ một sự thay đổi nào cũng chưa chắc đã làm bé hưởng ứng. Việc giữ nguyên nếp sinh hoạt sẽ khiến bé thích thú và có một tâm trạng tốt nhất sẵn sàng nhập cuộc.
6. Khóc
Bé khóc – một hiện tượng vô cùng bình thường, bạn nên biết rằng, khóc chính là phương tiện để bé giao tiếp, truyền tải thông tin với thế giới xung quanh.
Sau khi bạn kiểm tra mọi vấn đề xung quanh bé: tã bé có bị bẩn hay không, bé đói, môi trường quá náo nhiệt ồn ào và làm bé khó chịu… bạn hãy tìm cách thay đổi và chiều lòng bé. Bạn nên nhớ rằng bé có hơn 40 tuần nằm an toàn, ấm áp và yên tĩnh trong bụng bạn vì thế sau khi chào đời, thế giới này còn bao điều lạ lẫm với bé.
Nếu bé khóc, bạn có thể quấn bé thật kỹ, giữ ấm bé và du dưỡng, vỗ về, an ủi bé.
7. Tắm
Tắm rất cần thiết cho sự phát triển của bé sơ sinh. Tuy nhiên, nếu tắm quá nhiều và quá thường xuyên, điều này sẽ loại bỏ hết các chất nhờn tự nhiên có chức năng bảo vệ da, làm cho da của con rất dễ bị tổn thương và phản ứng với các chất kích ứng, dị ứng ở bên ngoài.
Bên cạnh đó, trong những ngày lạnh giá hoặc tiết trời thất thường như hiện nay, các bác sỹ nhi khuyến cáo cha mẹ không cần thiết phải tắm hàng ngày cho bé. Tắm cho bé chỉ từ 3- 4 lần 1 tuần là hợp lý.
Những ngày bé không tắm, cha mẹ vẫn nên làm vệ sinh sạch sẽ cho bé ở tay, chân, miệng, lau sạch mỗi khi bé đi vệ sinh.
(Afamily)