Là một chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sản phụ. Tôi đã từng được làm việc và nói chuyện với rất nhiều mẹ bầu, sản phụ sau sinh. Họ có rất nhiều băn khoăn và lo lắng trong quá trình mang thai. Trong đó có những câu hỏi, thắc mắc về lợi ích và tác dụng của việc massage mang lại.
Massage có lợi gì? Tại sao phải massage?
Khi mang thai, cơ thể chịu nhiều thay đổi. Sự gia tăng kích thước của bào thai trong cơ thể người mẹ, khiến tăng cảm giác căng, nặng ở vùng ngực, bụng và chậu hông. Khí huyết hông điều hòa, vùng cơ thịt co cứng. Đồng thời với đó là sự thay đổi nội tiết, khiến người mẹ thay đổi tâm tính, trở nên cau có, khó chịu. Việc massage, giúp cơ thể thư giãn nhẹ nhàng, thả lỏng. Tăng lượng máu lưu thông tuần hoàn, tăng nhu cầu sử dụng oxy của cơ thể, giảm sự căng thẳng trên các khớp xương. Khi mang thai, sản phụ rất dễ mắc chứng chuột rút, co cơ, phù nề do sự chèn ép của bào thai. Việc massage toàn thân nhẹ nhàng và đúng cách có thể làm giảm và hạn chế các triệu chứng trên. Massage còn khiến các mẹ bầu được thư giãn tối đa, giảm stress, tăng cường sức khỏe cho mẹ và kích thích sự phát triển toàn diện của bào thai. Ngoài ra, rất nhiều phụ nữ, trong quá trình mang thai, do thay đổi nội tiết và sinh lý, khiến thai phụ mất ngủ triền miên. Massage là một phương án cực kỳ hiệu quả để các mẹ bầu thư giãn và cải thiện giấc ngủ.
Massage có gây sảy thai và ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi thai?
Để trả lời được câu hỏi này! Trước tiên cần phải nói về nguyên nhân gây sảy thai. Bao gồm: Dị dạng nhiễm sắc thể của bố hoặc của mẹ, dinh dưỡng phôi thai kém, các bệnh lý của người mẹ ảnh hưởng đến phôi thai như tiểu đường, ưu năng, nhược năng tuyến giáp… Hoặc dị dạng cấu trúc tử cung người mẹ như tử cung dạng sừng, tử cung dạng vách, bệnh lý tử cung như u xơ tử cung, u nang buồng trứng… tiền sử sảy thai, nạo hút thai nhiều lần hoặc đơn giản như cổ tử cung ngắn cũng làm tăng nguy cơ sảy thai và đẻ non. Ngoài ra, nếu trong quá trình mang thai, phụ nữ bị chấn thương, đi bộ hoặc vận động quá nhiều hoặc chịu sự tác động quá mạnh cũng làm tăng nguy cơ gây sảy thai. Massage đúng kỹ thuật và khoa học không gây ảnh hưởng đến thai kỳ, vì quá trình massage kết hợp tinh dầu, là sự tác động nhẹ nhàng bên ngoài vùng da toàn cơ thể nên không những không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé, mà còn tăng lưu thông tuần hoàn máu trong cơ thể khiến cơ thể được thư giãn, tăng hấp thu dinh dưỡng từ tinh dầu, giúp da tăng độ đàn hồi, tránh được các vết nám da, sạm da.
Có nên chỉ massage đơn thuần? Khi mang thai, làn da cần bổ sung những dưỡng chất gì để ngăn ngừa tối đa các vết rạn da, vết sạm nám?
Massage kết hợp với các loại tinh dầu sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất. Trong thời gian mang thai, làn da của mẹ bầu cần được bổ sung các loại dưỡng chất như vitamin D, E, các hợp chất chống oxy hóa, các acid amin…các dưỡng chất này sẽ tăng khả năng hồi phục của các lớp tế bào biểu bì, tăng sự chun giãn, đàn hồi của các sợi collagen, elastin trong da, dinh dưỡng cho da và mang lại sự sảng khoái thoải mái cho cơ thể mẹ bầu. Ngoài việc massage kết hợp với tinh dầu, thai phụ có thể ngâm chân với thảo mộc để mang lại sự thư giãn và chăm sóc sức khỏe toàn diện.
Nên tiến hành massage từ khi nào? Thực hiện ra sao để có hiệu quả tốt nhất?
Việc massage được thực hiện càng sớm càng tốt. Trong quá trình mang thai, ngay cả trong 3 tháng đầu, việc massage giúp cơ thể người mẹ dễ dàng thích nghi được với những thay đổi do quá trình mang thai. Massage giúp giảm các trạng thái nghén, giúp da tăng độ đàn hồi và tăng sự chắc chắn của các sợi collagen. Nhờ đó, mà chống sự rạn da trong quá trình mang bầu và sau khi sinh.
Massage mang lại nhiều hiệu quả cho các mẹ bầu, nhưng quan trọng là phải biết massage đúng cách. Trong 3 tháng đầu, sự thay đổi của thai phụ là rất lớn, việc massage cũng cần phải được thực hiện đúng bài bản và chuyên nghiệp.
Chú ý trong thời điểm này, massage vùng da mặt, vùng cổ vai, tay, chân có thể tiến hành bình thường. Nhưng đối với massage vùng bụng chỉ nên dùng ngón tay giữa và ô mô cái xoa nhẹ nhàng xoay tròn từ trên xuống dưới, tiến hành trong vòng từ 5 đến 10 phút và tiến hành 2 đến 3 lần trong tuần. Trong quá trình massage không nên vê đầu nhũ hoa, vì nó có thể tăng tiết một loại hormone là oxytocin làm tăng cơn co tử cung ảnh hưởng đến thai kỳ.
Sau khi sinh bé khoảng từ 7 đến 15 ngày, tùy thuộc vào việc sinh thường hay sinh mổ và sức khỏe, cơ địa của từng sản phụ để tiến hành việc massage phục hồi sức khỏe. Việc massage toàn cơ thể kết hợp tinh dầu, đặc biệt massage vùng bụng sẽ tránh sự chảy xệ và tăng sự hồi phục của các sợi liên kết, sợi collagen, sợi elastin trong da. Nhờ đó mà phụ nữ mau chóng lấy được vóc dánh ban đầu.
BeautyMom chuyên gia chăm sóc bà bầu, chăm sóc sản phụ, làm đẹp sau sinh. Với bí quyết chăm sóc mẹ bầu và sản phụ, kết hợp các biện pháp trị liệu khoa học cùng đội ngũ chăm sóc viên là các y tá, nữ hộ sinh, điều dưỡng đa khoa nhiều kinh nghiệm, sẽ mang lại những hiệu quả bất ngờ dành cho các mẹ. BeautyMom có thể chia sẻ, giúp đỡ các mẹ thực hiện massage, chăm sóc ngăn ngừa tối đa các vết rạn da trong quá trình mang bầu và sau khi sinh. Đồng thời sẽ giúp các bà mẹ trẻ hiểu hơn về massage và hướng dẫn các ông bố trẻ còn nhiều bỡ ngỡ, cách massage chăm sóc cho vợ của mình. Phụ nữ trong thời gian mang thai rất cần được chăm sóc nâng niu, nhận được sự quan tâm chia sẻ của các ông chồng là điều thực sự cần thiết, để các mẹ tận hưởng cuộc sống của những ngày tháng mang nặng đẻ đau thêm ý nghĩa.
Massage cho bà bầu khoa học và đúng cách là một tuyệt chiêu đối với các mẹ trẻ, đó không chỉ là biện pháp giúp cải thiện sức khỏe của các bà mẹ mà nó còn là biện pháp thư giãn, cải thiện tâm lý tuyệt vời.
Để được tư vấn thêm về cách chăm sóc massage cho bà bầu, an toàn và hiệu quả. Các mẹ vui lòng liên hệ:
Công Ty TNHH Chăm Sóc & Làm Đẹp BEAUTYMOM
Dịch vụ: chăm sóc bà bầu, chăm sóc sản phụ, chăm sóc sau sinh, làm đẹp sau sinh
VPGD: Phòng B304 tòa nhà Bộ Tổng Tham Mưu - Mỹ Đình - Hà Nội
Tel: 0422 456 877 - 0422 456 022 hoặc Hotline: 0985 123 066
Website: www.lamdepsausinh.com;
www.chamsocbabau.info; www.chamsocsanphu.info; www.chamsocsausinh.info
Bác sỹ YHCT Thùy Trang
Massage có lợi gì? Tại sao phải massage?
Khi mang thai, cơ thể chịu nhiều thay đổi. Sự gia tăng kích thước của bào thai trong cơ thể người mẹ, khiến tăng cảm giác căng, nặng ở vùng ngực, bụng và chậu hông. Khí huyết hông điều hòa, vùng cơ thịt co cứng. Đồng thời với đó là sự thay đổi nội tiết, khiến người mẹ thay đổi tâm tính, trở nên cau có, khó chịu. Việc massage, giúp cơ thể thư giãn nhẹ nhàng, thả lỏng. Tăng lượng máu lưu thông tuần hoàn, tăng nhu cầu sử dụng oxy của cơ thể, giảm sự căng thẳng trên các khớp xương. Khi mang thai, sản phụ rất dễ mắc chứng chuột rút, co cơ, phù nề do sự chèn ép của bào thai. Việc massage toàn thân nhẹ nhàng và đúng cách có thể làm giảm và hạn chế các triệu chứng trên. Massage còn khiến các mẹ bầu được thư giãn tối đa, giảm stress, tăng cường sức khỏe cho mẹ và kích thích sự phát triển toàn diện của bào thai. Ngoài ra, rất nhiều phụ nữ, trong quá trình mang thai, do thay đổi nội tiết và sinh lý, khiến thai phụ mất ngủ triền miên. Massage là một phương án cực kỳ hiệu quả để các mẹ bầu thư giãn và cải thiện giấc ngủ.
Massage có gây sảy thai và ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi thai?
Để trả lời được câu hỏi này! Trước tiên cần phải nói về nguyên nhân gây sảy thai. Bao gồm: Dị dạng nhiễm sắc thể của bố hoặc của mẹ, dinh dưỡng phôi thai kém, các bệnh lý của người mẹ ảnh hưởng đến phôi thai như tiểu đường, ưu năng, nhược năng tuyến giáp… Hoặc dị dạng cấu trúc tử cung người mẹ như tử cung dạng sừng, tử cung dạng vách, bệnh lý tử cung như u xơ tử cung, u nang buồng trứng… tiền sử sảy thai, nạo hút thai nhiều lần hoặc đơn giản như cổ tử cung ngắn cũng làm tăng nguy cơ sảy thai và đẻ non. Ngoài ra, nếu trong quá trình mang thai, phụ nữ bị chấn thương, đi bộ hoặc vận động quá nhiều hoặc chịu sự tác động quá mạnh cũng làm tăng nguy cơ gây sảy thai. Massage đúng kỹ thuật và khoa học không gây ảnh hưởng đến thai kỳ, vì quá trình massage kết hợp tinh dầu, là sự tác động nhẹ nhàng bên ngoài vùng da toàn cơ thể nên không những không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé, mà còn tăng lưu thông tuần hoàn máu trong cơ thể khiến cơ thể được thư giãn, tăng hấp thu dinh dưỡng từ tinh dầu, giúp da tăng độ đàn hồi, tránh được các vết nám da, sạm da.
Có nên chỉ massage đơn thuần? Khi mang thai, làn da cần bổ sung những dưỡng chất gì để ngăn ngừa tối đa các vết rạn da, vết sạm nám?
Massage kết hợp với các loại tinh dầu sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất. Trong thời gian mang thai, làn da của mẹ bầu cần được bổ sung các loại dưỡng chất như vitamin D, E, các hợp chất chống oxy hóa, các acid amin…các dưỡng chất này sẽ tăng khả năng hồi phục của các lớp tế bào biểu bì, tăng sự chun giãn, đàn hồi của các sợi collagen, elastin trong da, dinh dưỡng cho da và mang lại sự sảng khoái thoải mái cho cơ thể mẹ bầu. Ngoài việc massage kết hợp với tinh dầu, thai phụ có thể ngâm chân với thảo mộc để mang lại sự thư giãn và chăm sóc sức khỏe toàn diện.
Nên tiến hành massage từ khi nào? Thực hiện ra sao để có hiệu quả tốt nhất?
Việc massage được thực hiện càng sớm càng tốt. Trong quá trình mang thai, ngay cả trong 3 tháng đầu, việc massage giúp cơ thể người mẹ dễ dàng thích nghi được với những thay đổi do quá trình mang thai. Massage giúp giảm các trạng thái nghén, giúp da tăng độ đàn hồi và tăng sự chắc chắn của các sợi collagen. Nhờ đó, mà chống sự rạn da trong quá trình mang bầu và sau khi sinh.
Massage mang lại nhiều hiệu quả cho các mẹ bầu, nhưng quan trọng là phải biết massage đúng cách. Trong 3 tháng đầu, sự thay đổi của thai phụ là rất lớn, việc massage cũng cần phải được thực hiện đúng bài bản và chuyên nghiệp.
Chú ý trong thời điểm này, massage vùng da mặt, vùng cổ vai, tay, chân có thể tiến hành bình thường. Nhưng đối với massage vùng bụng chỉ nên dùng ngón tay giữa và ô mô cái xoa nhẹ nhàng xoay tròn từ trên xuống dưới, tiến hành trong vòng từ 5 đến 10 phút và tiến hành 2 đến 3 lần trong tuần. Trong quá trình massage không nên vê đầu nhũ hoa, vì nó có thể tăng tiết một loại hormone là oxytocin làm tăng cơn co tử cung ảnh hưởng đến thai kỳ.
Sau khi sinh bé khoảng từ 7 đến 15 ngày, tùy thuộc vào việc sinh thường hay sinh mổ và sức khỏe, cơ địa của từng sản phụ để tiến hành việc massage phục hồi sức khỏe. Việc massage toàn cơ thể kết hợp tinh dầu, đặc biệt massage vùng bụng sẽ tránh sự chảy xệ và tăng sự hồi phục của các sợi liên kết, sợi collagen, sợi elastin trong da. Nhờ đó mà phụ nữ mau chóng lấy được vóc dánh ban đầu.
BeautyMom chuyên gia chăm sóc bà bầu, chăm sóc sản phụ, làm đẹp sau sinh. Với bí quyết chăm sóc mẹ bầu và sản phụ, kết hợp các biện pháp trị liệu khoa học cùng đội ngũ chăm sóc viên là các y tá, nữ hộ sinh, điều dưỡng đa khoa nhiều kinh nghiệm, sẽ mang lại những hiệu quả bất ngờ dành cho các mẹ. BeautyMom có thể chia sẻ, giúp đỡ các mẹ thực hiện massage, chăm sóc ngăn ngừa tối đa các vết rạn da trong quá trình mang bầu và sau khi sinh. Đồng thời sẽ giúp các bà mẹ trẻ hiểu hơn về massage và hướng dẫn các ông bố trẻ còn nhiều bỡ ngỡ, cách massage chăm sóc cho vợ của mình. Phụ nữ trong thời gian mang thai rất cần được chăm sóc nâng niu, nhận được sự quan tâm chia sẻ của các ông chồng là điều thực sự cần thiết, để các mẹ tận hưởng cuộc sống của những ngày tháng mang nặng đẻ đau thêm ý nghĩa.
Massage cho bà bầu khoa học và đúng cách là một tuyệt chiêu đối với các mẹ trẻ, đó không chỉ là biện pháp giúp cải thiện sức khỏe của các bà mẹ mà nó còn là biện pháp thư giãn, cải thiện tâm lý tuyệt vời.
Để được tư vấn thêm về cách chăm sóc massage cho bà bầu, an toàn và hiệu quả. Các mẹ vui lòng liên hệ:
Công Ty TNHH Chăm Sóc & Làm Đẹp BEAUTYMOM
Dịch vụ: chăm sóc bà bầu, chăm sóc sản phụ, chăm sóc sau sinh, làm đẹp sau sinh
VPGD: Phòng B304 tòa nhà Bộ Tổng Tham Mưu - Mỹ Đình - Hà Nội
Tel: 0422 456 877 - 0422 456 022 hoặc Hotline: 0985 123 066
Website: www.lamdepsausinh.com;
www.chamsocbabau.info; www.chamsocsanphu.info; www.chamsocsausinh.info
Bác sỹ YHCT Thùy Trang