Rôm sảy là hiện tượng thường gặp ở trẻ em do ống tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn, vỡ ra dẫn đến mồ hôi dò rỉ vào mô xung quanh và có thể gây ra phản ứng viêm. Sự tắc nghẽn có thể tạo nên các dạng rôm sảy khác nhau từ các mụn nước nhỏ không/ ít hồng ban xung quanh, đến những sẩn, mụn nước có quầng đỏ xung quanh hay hồng ban lan tỏa với cảm giác châm chích, ngứa.
Vị trí thường gặp: cổ, trán, ngực trên, dưới vú, nách, bẹn, các nếp gấp khuỷu, gối
Yếu tố thuận lợi?
- Thời tiết nóng, độ ẩm cao khiến tuyến mồ hôi làm việc quá sức
- Trẻ vui đùa giỡn tăng tiết mồ hôi trong những ngày hè nóng bức
- Trẻ bệnh phải nằm lồng ấp, hay quấn hay mặc áo quần chặt kín
- Thoa kem, pomade nhiều có thể làm bít tắc tuyến mồ hôi
Chăm sóc trẻ bị rôm sảy thế nào?
LÀM MÁT DA VÀ GIỮ DA SẠCH MỒ HÔI
Vệ sinh-Tắm rửa
- Tắm nước mát (không dùng nước ấm hay nóng). Nếu bị rôm sảy vùng da khu trú có thể đắp khăn ướt cho da được “mát’
- Dùng sữa tắm dịu-nhẹ, pH trung tính hay acid nhẹ (pH= 4,5-6,5) hay nước sạch
- Lau khô trẻ sau tắm bằng khăn tắm mềm, mịn, chất liệu cotton thấm hút tốt và không chà mạnh lên da bé.
Áo quần
- Mặc quần áo bằng chất liệu 100% cotton để thấm tốt mồ hôi và cho da bé thông thoáng, “dễ thở”.
- Không dùng vải len, sợi tổng hợp vì không thấm tốt mồ hôi và dễ gây kích ứng da
- Quần áo nên chọn màu sáng, vải mỏng, rộng rãi không bó sát người
Sinh hoạt:
- Hạn chế chơi giỡn ngoài nắng, nhất là từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều
- Ra nắng nên đội nón rộng vành
Phòng ốc
- Phòng thông thoáng, có thể dùng quạt nhẹ cho bé. Nếu có điều kiện cho bé nằm máy điều hòa nhiệt độ 27- 28 độ C cho da được “mát”, và không nên để nhiệt độ lạnh hơn vì có thể gây viêm đường hô hấp của bé
Ăn uống
- Uống nhiều nước chín.
- Trẻ lớn hơn không nên uống nước chứa nhiều đường, cà phê, cồn như rượu bia vì có thể làm rôm sảy nặng hơn.
Tránh cào gãi
- Cắt ngắn móng tay, móng chân để tránh ngứa gãi làm nhiễm trùng da
- Nếu cào gãi nhiều, nên mang vớ chân, găng tay để hạn chế cào gãi.
Khi nào cần đến khám Bác sỹ?
- Chăm sóc tốt tại nhà thì rôm sảy thường tự hết trong 7-10 ngày.
- Nên khám BS nếu rôm sảy có một trong các yếu tố sau:
1. Rôm sảy kéo dài trên 7- 10 ngày hay lan rộng nhiều
2. Rôm sảy tái đi tái lại nhiều lần.
3. Có biểu hiện của nhiễm trùng da tại chỗ: quầng da đỏ, sưng tấy hoặc đau rát.
Gây khó chịu bé như ngứa, bứt rứt, quấy khóc, ăn uống kém, khó ngủ…
ThS BS Nguyễn Đình Huấn (bệnh viện Nhi đồng 1)
Vị trí thường gặp: cổ, trán, ngực trên, dưới vú, nách, bẹn, các nếp gấp khuỷu, gối
Yếu tố thuận lợi?
- Thời tiết nóng, độ ẩm cao khiến tuyến mồ hôi làm việc quá sức
- Trẻ vui đùa giỡn tăng tiết mồ hôi trong những ngày hè nóng bức
- Trẻ bệnh phải nằm lồng ấp, hay quấn hay mặc áo quần chặt kín
- Thoa kem, pomade nhiều có thể làm bít tắc tuyến mồ hôi
Chăm sóc trẻ bị rôm sảy thế nào?
LÀM MÁT DA VÀ GIỮ DA SẠCH MỒ HÔI
Vệ sinh-Tắm rửa
- Tắm nước mát (không dùng nước ấm hay nóng). Nếu bị rôm sảy vùng da khu trú có thể đắp khăn ướt cho da được “mát’
- Dùng sữa tắm dịu-nhẹ, pH trung tính hay acid nhẹ (pH= 4,5-6,5) hay nước sạch
- Lau khô trẻ sau tắm bằng khăn tắm mềm, mịn, chất liệu cotton thấm hút tốt và không chà mạnh lên da bé.
Áo quần
- Mặc quần áo bằng chất liệu 100% cotton để thấm tốt mồ hôi và cho da bé thông thoáng, “dễ thở”.
- Không dùng vải len, sợi tổng hợp vì không thấm tốt mồ hôi và dễ gây kích ứng da
- Quần áo nên chọn màu sáng, vải mỏng, rộng rãi không bó sát người
Sinh hoạt:
- Hạn chế chơi giỡn ngoài nắng, nhất là từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều
- Ra nắng nên đội nón rộng vành
Phòng ốc
- Phòng thông thoáng, có thể dùng quạt nhẹ cho bé. Nếu có điều kiện cho bé nằm máy điều hòa nhiệt độ 27- 28 độ C cho da được “mát”, và không nên để nhiệt độ lạnh hơn vì có thể gây viêm đường hô hấp của bé
Ăn uống
- Uống nhiều nước chín.
- Trẻ lớn hơn không nên uống nước chứa nhiều đường, cà phê, cồn như rượu bia vì có thể làm rôm sảy nặng hơn.
Tránh cào gãi
- Cắt ngắn móng tay, móng chân để tránh ngứa gãi làm nhiễm trùng da
- Nếu cào gãi nhiều, nên mang vớ chân, găng tay để hạn chế cào gãi.
Khi nào cần đến khám Bác sỹ?
- Chăm sóc tốt tại nhà thì rôm sảy thường tự hết trong 7-10 ngày.
- Nên khám BS nếu rôm sảy có một trong các yếu tố sau:
1. Rôm sảy kéo dài trên 7- 10 ngày hay lan rộng nhiều
2. Rôm sảy tái đi tái lại nhiều lần.
3. Có biểu hiện của nhiễm trùng da tại chỗ: quầng da đỏ, sưng tấy hoặc đau rát.
Gây khó chịu bé như ngứa, bứt rứt, quấy khóc, ăn uống kém, khó ngủ…
ThS BS Nguyễn Đình Huấn (bệnh viện Nhi đồng 1)
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,351
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,127
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,305
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,139