Tăng cholesterol máu (hay rối loạn lipid máu) gây ra những bệnh tim mạch trầm trọng. Thế nhưng thực tế tại Việt Nam, nghiên cứu gần 850 bệnh nhân thì chỉ có 40% là được điều trị đạt mục tiêu giảm cholesterol xấu.
Trong khi đó, tỷ lệ đạt mục tiêu ở các nước châu Á trung bình là 49%. Đây là kết quả nghiên cứu Cepheus khu vực châu Á công bố tháng 3/2011. Điều tra được thực hiện tại 8 nước khu vực, trong đó nhánh tại Việt Nam do giáo sư Phạm Gia Khải, Chủ tịch Hội Tim mạch học chủ trì. Những người tham gia nghiên cứu là các bệnh nhân tăng cholesterol máu, có từ 2 yếu tố nguy cơ trở lên và đang được điều trị bằng thuốc hạ lipid máu ít nhất 3 tháng.
Thông tin được đưa ra tại hội thảo về các bệnh tim mạch tổ chức ngày 4/1, tại Hà Nội.
Bất cứ ai cũng đều có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Ảnh: P.N.
Tiến sĩ Phạm Mạnh Hùng, Tổng thư ký Hội Tim mạch Việt Nam cho biết, tăng cholesterol máu là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Có hai loại cholesterol chính là loại “tốt” và loại “xấu”. Nếu loại xấu tăng nhiều quá sẽ dẫn đến nguy cơ gây ra các bệnh tim mạch như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não…
Trong khi đó, việc điều trị bệnh là một quá trình liên tục, suốt đời với mục tiêu ngăn ngừa tối đa các biến cố tim mạch. Thay đổi lối sống chính là nền tảng quan trọng của toàn bộ chiến lược điều trị, như giảm cân nếu bị béo phì, ăn hạn chế mỡ động vật, trứng, sữa, các phủ tạng động vật, bỏ thuốc lá… và tập luyện thể dục thể thao đều đặn. Nếu áp dụng các biện pháp trên mà vẫn không có tác dụng thì người bệnh cần dùng đến thuốc.
“Khuyến cáo điều trị không thiếu và không phải quá phức tạp để vận dụng. Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng tuân thủ thực hiện. Vẫn còn một tỷ lệ cao bệnh nhân tăng cholesterol máu đang điều trị bằng thuốc hạ lipid máu chưa đạt mục tiêu giảm cholesterol xấu như khuyến cáo”, tiến sĩ Hùng nói.
Theo tiến sĩ Hùng, điều này thực sự đáng lo ngại vì nguy cơ tim mạch nền tảng của bệnh nhân càng cao thì tỷ lệ điều trị đạt mục tiêu càng thấp. Không những thế, đa số người bệnh bị tăng cholesterol đều không có triệu chứng rõ ràng mà bệnh tiến triển thầm lặng.
Cũng vì thế, việc xét nghiệm máu là rất cần thiết để đánh giá rối loạn lipid máu. Tất cả những người trên 20 tuổi nên được xét nghiệm 5 năm một lần các thành phần cơ bản của lipid máu gồm: cholesterol toàn phần, LDL cholesterol, HDL cholesterol và tryglycerides. Các xét nghiệm nên được làm khi đói (cách bữa ăn trước ít nhất 12 giờ, bao gồm cả đồ uống có năng lượng).
Các chuyên gia khuyến cáo, bất kỳ ai cũng đều có thể mắc bệnh tim mạch, đặc biệt khi ở độ tuổi trên 40. Việc đánh giá nguy cơ mắc bệnh như thế nào là rất quan trọng. Tuy nhiên, thực tế nhận thức của người dân về các bệnh này vẫn còn chưa đầy đủ.
Vì thế, nhằm nâng cao kiến thức của cộng đồng về các bệnh lý tim mạch, Hội tim mạch học Việt Nam ra mắt trang web chuyên về giáo dục sức khỏe cộng đồng. Trong đó, có 100 câu hỏi thường gặp về các bệnh tim mạch cùng các tài liệu liên quan như: các yếu tố nguy cơ thường gặp của bệnh tim mạch, kiểm soát tăng huyết áp… Đặc biệt chương trình phần mềm Thang điểm Framingham – 2011 do Hội thực hiện sẽ giúp bạn dự đoán nguy cơ bị bệnh mạch vành trong 10 năm tới, bằng cách nhập các thông tin về tuổi, giới, cholesterol toàn phần, cholesterol HDL, huyết áp tâm thu, tình trạng hút thuốc lá…
Suckhoe365.net
Trong khi đó, tỷ lệ đạt mục tiêu ở các nước châu Á trung bình là 49%. Đây là kết quả nghiên cứu Cepheus khu vực châu Á công bố tháng 3/2011. Điều tra được thực hiện tại 8 nước khu vực, trong đó nhánh tại Việt Nam do giáo sư Phạm Gia Khải, Chủ tịch Hội Tim mạch học chủ trì. Những người tham gia nghiên cứu là các bệnh nhân tăng cholesterol máu, có từ 2 yếu tố nguy cơ trở lên và đang được điều trị bằng thuốc hạ lipid máu ít nhất 3 tháng.
Thông tin được đưa ra tại hội thảo về các bệnh tim mạch tổ chức ngày 4/1, tại Hà Nội.
Bất cứ ai cũng đều có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Ảnh: P.N.
Tiến sĩ Phạm Mạnh Hùng, Tổng thư ký Hội Tim mạch Việt Nam cho biết, tăng cholesterol máu là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Có hai loại cholesterol chính là loại “tốt” và loại “xấu”. Nếu loại xấu tăng nhiều quá sẽ dẫn đến nguy cơ gây ra các bệnh tim mạch như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não…
Trong khi đó, việc điều trị bệnh là một quá trình liên tục, suốt đời với mục tiêu ngăn ngừa tối đa các biến cố tim mạch. Thay đổi lối sống chính là nền tảng quan trọng của toàn bộ chiến lược điều trị, như giảm cân nếu bị béo phì, ăn hạn chế mỡ động vật, trứng, sữa, các phủ tạng động vật, bỏ thuốc lá… và tập luyện thể dục thể thao đều đặn. Nếu áp dụng các biện pháp trên mà vẫn không có tác dụng thì người bệnh cần dùng đến thuốc.
“Khuyến cáo điều trị không thiếu và không phải quá phức tạp để vận dụng. Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng tuân thủ thực hiện. Vẫn còn một tỷ lệ cao bệnh nhân tăng cholesterol máu đang điều trị bằng thuốc hạ lipid máu chưa đạt mục tiêu giảm cholesterol xấu như khuyến cáo”, tiến sĩ Hùng nói.
Theo tiến sĩ Hùng, điều này thực sự đáng lo ngại vì nguy cơ tim mạch nền tảng của bệnh nhân càng cao thì tỷ lệ điều trị đạt mục tiêu càng thấp. Không những thế, đa số người bệnh bị tăng cholesterol đều không có triệu chứng rõ ràng mà bệnh tiến triển thầm lặng.
Cũng vì thế, việc xét nghiệm máu là rất cần thiết để đánh giá rối loạn lipid máu. Tất cả những người trên 20 tuổi nên được xét nghiệm 5 năm một lần các thành phần cơ bản của lipid máu gồm: cholesterol toàn phần, LDL cholesterol, HDL cholesterol và tryglycerides. Các xét nghiệm nên được làm khi đói (cách bữa ăn trước ít nhất 12 giờ, bao gồm cả đồ uống có năng lượng).
Các chuyên gia khuyến cáo, bất kỳ ai cũng đều có thể mắc bệnh tim mạch, đặc biệt khi ở độ tuổi trên 40. Việc đánh giá nguy cơ mắc bệnh như thế nào là rất quan trọng. Tuy nhiên, thực tế nhận thức của người dân về các bệnh này vẫn còn chưa đầy đủ.
Vì thế, nhằm nâng cao kiến thức của cộng đồng về các bệnh lý tim mạch, Hội tim mạch học Việt Nam ra mắt trang web chuyên về giáo dục sức khỏe cộng đồng. Trong đó, có 100 câu hỏi thường gặp về các bệnh tim mạch cùng các tài liệu liên quan như: các yếu tố nguy cơ thường gặp của bệnh tim mạch, kiểm soát tăng huyết áp… Đặc biệt chương trình phần mềm Thang điểm Framingham – 2011 do Hội thực hiện sẽ giúp bạn dự đoán nguy cơ bị bệnh mạch vành trong 10 năm tới, bằng cách nhập các thông tin về tuổi, giới, cholesterol toàn phần, cholesterol HDL, huyết áp tâm thu, tình trạng hút thuốc lá…
Suckhoe365.net
Bài viết cùng chủ đề
- Điều trị suy tim
- 1
- 900