Có những thói quen hàng ngày không tốt ở trẻ mà đôi khi bạn nghĩ là bình thường, bởi cho rằng trẻ con đứa nào chẳng vậy… Tuy nhiên, trẻ sẽ rất dễ rước bệnh vào thân do những thói quen tưởng chừng như bình thường này.
Hãy cùng điểm mặt một số thói quen xấu mà trẻ nhà bạn thường mắc phải nhé.
1. Nằm ngủ liền sau khi ăn no
Trẻ ăn no sau đó ngủ ngay sẽ khiến dạ dày căng to, đẩy cơ hoành lên chèn ép cản trở hoạt động của tim. Ngoài ra, nằm ngay sau bữa ăn làm tăng sức ép đối khả năng tiêu hoá thức ăn của dạ dày. Lượng thức thức ăn trong dạ dày không được tiêu hoá hết làm cơ thể luôn mệt mỏi, khó chịu sau khi ngủ dậy. Nặng hơn còn có thể gây nên bệnh đau bao tử.
Bên cạnh đó, nếu ăn quá no sẽ khiến dạ dày căng phồng, việc tiết dịch tiêu hoá không đủ, thức ăn không được tiêu hoá hết đã bị bài tiết ra ngoài. Những thức ăn không tiêu hoá đọng lại trong đại tràng sẽ lên men, sinh ra chất độc. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây trở ngại cho việc tiêu hoá. Điều này sẽ khiến trẻ vừa khó ngủ, vừa tiêu hóa kém.
Lời khuyên: Không nên cho trẻ ăn quá no trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ.
Bạn có thể khuyến khích trẻ với các hoạt động nhẹ nhàng trước giờ đi ngủ. Động viên trẻ cùng bạn ra ngoài đi dạo, tập vài động tác thể dục đơn giản, đánh răng, rửa mặt… Thời gian cho các hoạt động này là từ 15 đến 20 phút và vẫn đảm bảo rằng bé phải lên giường đi ngủ đúng giờ quy định.
2. Thức khuya
Yếu tố khiến trẻ thích phá vỡ quy tắc mỗi lần chuẩn bị đi ngủ có thể là trẻ mải xem bộ phim hoạt hình hấp dẫn, do trẻ ngủ trưa quá nhiều hay các thành viên khác trong gia đình nói chuyện ồn ào khiến bé khó ngủ… Các kết quả nghiên cứu cho thấy, thức khuya nhiều khiến trẻ ngủ không đủ và sâu giấc. Việc thiếu ngủ có thể đem lại những tác hại cực kỳ xấu cho trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển và thể chất như:
Làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ. Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, độ dài của giấc ngủ có ảnh hưởng tới sự tăng cân của trẻ. Những bé ngủ ít hơn 10 tiếng/ngày sẽ có nguy cơ béo phì gấp 3 lần với những bé ngủ 12 tiếng/ngày. Vì ngủ ít sẽ dẫn tới việc tăng hormone kích thích cảm giác đói và làm giảm lượng hormone giúp giảm bớt cảm giác đói.
Ngủ ít làm bé khó phát triển chiều cao. Nhiều chuyên gia tin rằng, loại hormone tăng trưởng giúp cơ thể dài ra, cao thêm được tiết vào khoảng thời gian từ 10 giờ đêm – 1 giờ sáng hôm sau, lúc trẻ ngủ say nhất. Trong trường hợp bé chưa ngủ hoặc ngủ chưa say, hormone này không thể hoạt động hết công suất giúp bé cao lớn thêm được.
Lời khuyên: Tạo cho trẻ một thói quen sinh hoạt ăn, ngủ đúng giờ. Tất cả mọi việc từ ăn, ngủ, chơi, học hành phải diễn ra đều đặn vào một khoảng thời gian nhất định.
Tập cho trẻ ngủ một mình. Khi cho con ngủ, nên hát hoặc kể một câu chuyện cổ tích. Sự vỗ về, ru nựng của bạn sẽ giúp con có cảm giác an toàn và yên tâm đi ngủ.
Không nên nói chuyện rì rầm bên cạnh khi trẻ ngủ. Trẻ sẽ không thể ngủ ngon nếu xung quanh có nhiều tiếng động ồn ào. Tốt nhất bạn cũng nên tạo cho mình thói quen đi ngủ sớm cùng trẻ.
3. Ngậm thức ăn
Một số trẻ có thói quen ăn ngậm, bất kể trong bữa ăn chính hay bữa phụ. Đây là một thói quen rất xấu vì việc ngậm thức ăn lâu trong miệng sẽ khiến men tiêu hóa thức ăn ở tuyến nước bọt chuyển hóa thức ăn thành đường. Lượng đường này bám vào răng trong một khoảng thời gian dài, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập và dễ làm sâu răng của bé.
Ngoài ra ngậm thức ăn còn là nguyên nhân gây biếng ăn, dẫn đến bé bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng yếu nên dễ bị bệnh.
Lời khuyên: Khen và động viên khi trẻ ăn.
Nếu trẻ tập trung xem tivi mà quên nhai nuốt, phải tắt tivi để trẻ chú ý vào việc ăn uống hơn.
Không nên ép trẻ ăn trong một bữa. Rất nhiều trẻ khi đã hơi lưng dạ là bắt đầu lười nhai. Do đó nên chia nhiều bữa để bé cảm thấy thoải mái hơn.
Nếu tình trạng ngậm thức ăn kéo dài, cần đưa trẻ đến bác sĩ dinh dưỡng để được khám và tư vấn một chế độ dinh dưỡng phù hợp.
4. Cắn móng tay, ngoáy mũi, dụi mắt
Trẻ tầm 2 tuổi thường không để tay mình được nghỉ ngơi, chúng thích thú với việc cắn móng tay, ngoáy mũi, dụi mắt. Rõ ràng, đây là một thói quen xấu, có hại cho sức khỏe của trẻ.
Cắn móng tay: Khiến cho những vùng da quanh móng bị tổn thương và tạo cơ hội cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Cắn móng tay quá sâu còn làm cho vùng da tay bị chảy máu. Đến khi vi khuẩn xuất hiện, vùng móng tay bị bé cắn rất dễ bị nhiễm trùng.
Ngoáy mũi: Vi trùng trên ngón tay có thể khiến nhiễm trùng da bên trong mũi, lây lan bệnh cảm cúm, cảm lạnh.
Dụi mắt: Khi buồn ngủ hay ngứa mắt một chút trẻ thường dụi mắt. Việc đưa tay lên dụi mắt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, có thể gây xước, trợt lòng đen, ảnh hưởng thị lực.
Lời khuyên: Rửa tay thường xuyên và giữ cho móng tay luôn ngắn để đất không bám vào, đảm bảo bàn tay luôn sạch sẽ và trẻ không có gì để cắn nữa
Dạy con cách sử dụng khăn tay hoặc khăn giấy thay vì sử dụng ngón tay để ngoáy mũi, dụi mắt.
Trẻ cắn móng tay, ngoáy mũi, dụi mắt thường vì đôi tay không có việc gì làm, thừa thãi. Bạn cần cho con luôn bận rộn với đôi tay của mình bằng những hoạt động vui khỏe có ích.
(Xã Luận)
Hãy cùng điểm mặt một số thói quen xấu mà trẻ nhà bạn thường mắc phải nhé.
1. Nằm ngủ liền sau khi ăn no
Trẻ ăn no sau đó ngủ ngay sẽ khiến dạ dày căng to, đẩy cơ hoành lên chèn ép cản trở hoạt động của tim. Ngoài ra, nằm ngay sau bữa ăn làm tăng sức ép đối khả năng tiêu hoá thức ăn của dạ dày. Lượng thức thức ăn trong dạ dày không được tiêu hoá hết làm cơ thể luôn mệt mỏi, khó chịu sau khi ngủ dậy. Nặng hơn còn có thể gây nên bệnh đau bao tử.
Bên cạnh đó, nếu ăn quá no sẽ khiến dạ dày căng phồng, việc tiết dịch tiêu hoá không đủ, thức ăn không được tiêu hoá hết đã bị bài tiết ra ngoài. Những thức ăn không tiêu hoá đọng lại trong đại tràng sẽ lên men, sinh ra chất độc. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây trở ngại cho việc tiêu hoá. Điều này sẽ khiến trẻ vừa khó ngủ, vừa tiêu hóa kém.
Lời khuyên: Không nên cho trẻ ăn quá no trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ.
Bạn có thể khuyến khích trẻ với các hoạt động nhẹ nhàng trước giờ đi ngủ. Động viên trẻ cùng bạn ra ngoài đi dạo, tập vài động tác thể dục đơn giản, đánh răng, rửa mặt… Thời gian cho các hoạt động này là từ 15 đến 20 phút và vẫn đảm bảo rằng bé phải lên giường đi ngủ đúng giờ quy định.
2. Thức khuya
Yếu tố khiến trẻ thích phá vỡ quy tắc mỗi lần chuẩn bị đi ngủ có thể là trẻ mải xem bộ phim hoạt hình hấp dẫn, do trẻ ngủ trưa quá nhiều hay các thành viên khác trong gia đình nói chuyện ồn ào khiến bé khó ngủ… Các kết quả nghiên cứu cho thấy, thức khuya nhiều khiến trẻ ngủ không đủ và sâu giấc. Việc thiếu ngủ có thể đem lại những tác hại cực kỳ xấu cho trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển và thể chất như:
Làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ. Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, độ dài của giấc ngủ có ảnh hưởng tới sự tăng cân của trẻ. Những bé ngủ ít hơn 10 tiếng/ngày sẽ có nguy cơ béo phì gấp 3 lần với những bé ngủ 12 tiếng/ngày. Vì ngủ ít sẽ dẫn tới việc tăng hormone kích thích cảm giác đói và làm giảm lượng hormone giúp giảm bớt cảm giác đói.
Ngủ ít làm bé khó phát triển chiều cao. Nhiều chuyên gia tin rằng, loại hormone tăng trưởng giúp cơ thể dài ra, cao thêm được tiết vào khoảng thời gian từ 10 giờ đêm – 1 giờ sáng hôm sau, lúc trẻ ngủ say nhất. Trong trường hợp bé chưa ngủ hoặc ngủ chưa say, hormone này không thể hoạt động hết công suất giúp bé cao lớn thêm được.
Lời khuyên: Tạo cho trẻ một thói quen sinh hoạt ăn, ngủ đúng giờ. Tất cả mọi việc từ ăn, ngủ, chơi, học hành phải diễn ra đều đặn vào một khoảng thời gian nhất định.
Tập cho trẻ ngủ một mình. Khi cho con ngủ, nên hát hoặc kể một câu chuyện cổ tích. Sự vỗ về, ru nựng của bạn sẽ giúp con có cảm giác an toàn và yên tâm đi ngủ.
Không nên nói chuyện rì rầm bên cạnh khi trẻ ngủ. Trẻ sẽ không thể ngủ ngon nếu xung quanh có nhiều tiếng động ồn ào. Tốt nhất bạn cũng nên tạo cho mình thói quen đi ngủ sớm cùng trẻ.
3. Ngậm thức ăn
Một số trẻ có thói quen ăn ngậm, bất kể trong bữa ăn chính hay bữa phụ. Đây là một thói quen rất xấu vì việc ngậm thức ăn lâu trong miệng sẽ khiến men tiêu hóa thức ăn ở tuyến nước bọt chuyển hóa thức ăn thành đường. Lượng đường này bám vào răng trong một khoảng thời gian dài, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập và dễ làm sâu răng của bé.
Ngoài ra ngậm thức ăn còn là nguyên nhân gây biếng ăn, dẫn đến bé bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng yếu nên dễ bị bệnh.
Lời khuyên: Khen và động viên khi trẻ ăn.
Nếu trẻ tập trung xem tivi mà quên nhai nuốt, phải tắt tivi để trẻ chú ý vào việc ăn uống hơn.
Không nên ép trẻ ăn trong một bữa. Rất nhiều trẻ khi đã hơi lưng dạ là bắt đầu lười nhai. Do đó nên chia nhiều bữa để bé cảm thấy thoải mái hơn.
Nếu tình trạng ngậm thức ăn kéo dài, cần đưa trẻ đến bác sĩ dinh dưỡng để được khám và tư vấn một chế độ dinh dưỡng phù hợp.
4. Cắn móng tay, ngoáy mũi, dụi mắt
Trẻ tầm 2 tuổi thường không để tay mình được nghỉ ngơi, chúng thích thú với việc cắn móng tay, ngoáy mũi, dụi mắt. Rõ ràng, đây là một thói quen xấu, có hại cho sức khỏe của trẻ.
Cắn móng tay: Khiến cho những vùng da quanh móng bị tổn thương và tạo cơ hội cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Cắn móng tay quá sâu còn làm cho vùng da tay bị chảy máu. Đến khi vi khuẩn xuất hiện, vùng móng tay bị bé cắn rất dễ bị nhiễm trùng.
Ngoáy mũi: Vi trùng trên ngón tay có thể khiến nhiễm trùng da bên trong mũi, lây lan bệnh cảm cúm, cảm lạnh.
Dụi mắt: Khi buồn ngủ hay ngứa mắt một chút trẻ thường dụi mắt. Việc đưa tay lên dụi mắt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, có thể gây xước, trợt lòng đen, ảnh hưởng thị lực.
Lời khuyên: Rửa tay thường xuyên và giữ cho móng tay luôn ngắn để đất không bám vào, đảm bảo bàn tay luôn sạch sẽ và trẻ không có gì để cắn nữa
Dạy con cách sử dụng khăn tay hoặc khăn giấy thay vì sử dụng ngón tay để ngoáy mũi, dụi mắt.
Trẻ cắn móng tay, ngoáy mũi, dụi mắt thường vì đôi tay không có việc gì làm, thừa thãi. Bạn cần cho con luôn bận rộn với đôi tay của mình bằng những hoạt động vui khỏe có ích.
(Xã Luận)
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,359
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,134
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,313
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,166