Hơn 25 – 50% trẻ sơ sinh có biểu hiện vàng da. Vì sau khi sanh, các hồng cầu thai nhi bị hủy để được thay thế bằng hồng cầu trưởng thành. Khi hồng cầu bị hủy sẽ phóng thích vào máu một lượng lớn chất có sắc tố vàng, được gọi là bilirubin làm cho trẻ vàng da.
Thường sau khi sanh 3-5 ngày trẻ có biểu hiện vàng da nhẹ. Vàng da nhẹ là vàng da thấy ở mặt, ngực và xuất hiện sau 3 ngày tuổi, trẻ vẫn bú tốt và tự khỏi sau 7 – 10 ngày. Bạn chỉ cần cho bé bú mẹ, tắm nắng, và tiếp tục theo dõi diễn tiến vàng da cho đến ít nhất 7 – 10 ngày sau sanh.
Tuy nhiên, cần mang trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị nếu bạn thấy trẻ xuất hiện vàng da dưới rốn, vàng đến cổ tay, cổ chân, lòng bàn tay, bàn chân hoặc vàng da xuất hiện lúc trẻ mới 1 - 2 ngày tuổi hay kéo dài trên 15 ngày tuổi hoặc trẻ kèm bú yếu, bỏ bú. Ơ những trẻ vàng da nặng này thì lượng bilirubin trong máu cao sẽ thấm vào não, gây nguy hiểm làm cho trẻ hôn mê, co giật, có thể tử vong hay để lại di chứng về tâm thần, vận động vĩnh viễn. Tại cơ sở y tế trẻ sẽ được chiếu đèn (ánh sáng của đèn biến bilirubin thành chất không độc và loại khỏi cơ thể qua đường tiêu hóa và nước tiểu). Nếu trẻ bị vàng da quá nặng (vàng da đến lòng bàn tay, chân, bỏ bú, gồng), trẻ sẽ được thay máu để lấy bớt nhanh chóng bilirubin ra khỏi cơ thể.
Để phòng tránh trẻ bị vàng da nặng, các bà mẹ cần quan sát màu da toàn thân của trẻ ở nơi có đủ ánh sáng. Trong trường hợp khó nhận biết (da trẻ đỏ hồng hoặc đen) thì ấn nhẹ ngón tay cái lên vùng da mặt trong đùi trong vài giây, sau đó buông ra. Nếu thật sự trẻ bị vàng da, sẽ thấy được màu vàng ở nơi ấn ngón tay.
Việc phát hiện vàng da ở trẻ sơ sinh, tránh để trẻ bị vàng da nặng là việc làm nằm trong tầm tay của bạn. Đồng thời tránh những quan niệm và thực hành sai lầm như “cho là vàng da sinh lý”, “chờ sau 1 tuần rồi tính”, “nằm phòng tối sau khi sanh” là bạn đã tránh được cho trẻ sơ sinh bị vàng da nặng, tử vong hay di chứng vĩnh viễn về sau.
Bệnh viện Nhi đồng 1
Thường sau khi sanh 3-5 ngày trẻ có biểu hiện vàng da nhẹ. Vàng da nhẹ là vàng da thấy ở mặt, ngực và xuất hiện sau 3 ngày tuổi, trẻ vẫn bú tốt và tự khỏi sau 7 – 10 ngày. Bạn chỉ cần cho bé bú mẹ, tắm nắng, và tiếp tục theo dõi diễn tiến vàng da cho đến ít nhất 7 – 10 ngày sau sanh.
Tuy nhiên, cần mang trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị nếu bạn thấy trẻ xuất hiện vàng da dưới rốn, vàng đến cổ tay, cổ chân, lòng bàn tay, bàn chân hoặc vàng da xuất hiện lúc trẻ mới 1 - 2 ngày tuổi hay kéo dài trên 15 ngày tuổi hoặc trẻ kèm bú yếu, bỏ bú. Ơ những trẻ vàng da nặng này thì lượng bilirubin trong máu cao sẽ thấm vào não, gây nguy hiểm làm cho trẻ hôn mê, co giật, có thể tử vong hay để lại di chứng về tâm thần, vận động vĩnh viễn. Tại cơ sở y tế trẻ sẽ được chiếu đèn (ánh sáng của đèn biến bilirubin thành chất không độc và loại khỏi cơ thể qua đường tiêu hóa và nước tiểu). Nếu trẻ bị vàng da quá nặng (vàng da đến lòng bàn tay, chân, bỏ bú, gồng), trẻ sẽ được thay máu để lấy bớt nhanh chóng bilirubin ra khỏi cơ thể.
Để phòng tránh trẻ bị vàng da nặng, các bà mẹ cần quan sát màu da toàn thân của trẻ ở nơi có đủ ánh sáng. Trong trường hợp khó nhận biết (da trẻ đỏ hồng hoặc đen) thì ấn nhẹ ngón tay cái lên vùng da mặt trong đùi trong vài giây, sau đó buông ra. Nếu thật sự trẻ bị vàng da, sẽ thấy được màu vàng ở nơi ấn ngón tay.
Việc phát hiện vàng da ở trẻ sơ sinh, tránh để trẻ bị vàng da nặng là việc làm nằm trong tầm tay của bạn. Đồng thời tránh những quan niệm và thực hành sai lầm như “cho là vàng da sinh lý”, “chờ sau 1 tuần rồi tính”, “nằm phòng tối sau khi sanh” là bạn đã tránh được cho trẻ sơ sinh bị vàng da nặng, tử vong hay di chứng vĩnh viễn về sau.
Bệnh viện Nhi đồng 1