Phần lớn trẻ sơ sinh sau sinh 3 – 5 ngày có hiện tượng vàng da. Bạn sẽ thấy mặt, kết mạc mắt của bé bị vàng. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường do hồng cầu thai nhi bị vỡ để được thay thế bằng hồng cầu trưởng thành. Khi hồng cầu vỡ sẽ phóng thích vào máu một lượng lớn chất có sắc tố vàng gọi là bilirubin làm cho trẻ bị vàng da. Đa số các trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh thường nhẹ và tự khỏi sau 7 đến 10 ngày do chất bilirubin được đào thảy qua phân và nước tiếu. Đây là vàng da sinh lý. Nếu lượng bilirubin thấp sẽ không ảnh hưởng gì đến trẻ và sẽ giảm hết. Tuy nhiên nếu lượng bilirubin tăng cao bất thường sẽ làm tổn thương các nhân xám trong não làm cho trẻ tử vong hay tàn tật suốt đời.
Cần lưu ý rằng thời gian xuất hiện vàng da nặng trùng với thời gian xảy ra vàng da sinh lý. Một điều rất quan trọng là việc điều trị vàng da nặng chỉ hiệu quả khi chưa tổn thương não do bilirubin máu tăng cao và thường hiệu quả khi trẻ được điều trị trong tuần tuổi đầu tiên, đây là khoảng thời gian “vàng” cho điều trị, trẻ sẽ tránh khỏi tử vong hay di chứng.
Điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh khá đơn giản và hiệu quả trong đa số trường hợp bằng cách chiếu đèn, những trường hợp nặng mới cần phải thay máu. Do đó khi theo dõi một trẻ sơ sinh bị vàng da trong tuần đầu đừng nghĩ đơn thuần trẻ bị vàng da sinh lý - “chờ sau một tuần không khỏi thì mới điều trị”, mà phải tìm những dấu hiệu của vàng da nặng cần điều trị ngay trong tuần lễ đâu tiên.
Khác với trẻ lớn và người lớn, quan sát da của trẻ có thể biết bé bị vàng da nặng hay nhẹ. Muốn vậy bạn cần quan sát màu da trẻ hàng ngày từ khi mới sinh ra xem da trẻ vàng tới đâu. Bạn xem kỹ từng phần cơ thể như mặt, ngực, vùng bụng phía trên rốn, vùng bụng phía dưới rốn, đùi, cẳng chân, lòng bàn tay, lòng bàn chân xem có bị vàng không. Nếu nhìn không rõ do một số trẻ sơ sinh da mỏng, quá hồng hào thì bạn cần lấy ngón tay mình ấn nhẹ lên vùng da trẻ, và khi buông ra bạn quan sát vùng da này có bị nhuộm vàng không.
Những trẻ sơ sinh có những dấu hiệu sau là bị vàng da nặng, cần nhập viện điều trị:
- Vàng da quá rốn (đừng chờ vàng da tới lòng bàn tay, lòng bàn chân là vàng da quá nặng)
- Vàng da xuất hiện sớm trong 24 – 48 giờ mặc dù chỉ mới vàng vùng mặt, ngực.
- Vàng da kéo dài trên 15 ngày
- Vàng da kèm triệu chứng nặng khác như bú kém, bỏ bú, sốt.
Quan sát màu da trẻ hàng ngày dưới ánh sáng mặt trời giúp phát hiện sớm vàng da ở trẻ sơ sinh
BS Võ Đức Trí - Phó trưởng khoa sơ sinh
Cần lưu ý rằng thời gian xuất hiện vàng da nặng trùng với thời gian xảy ra vàng da sinh lý. Một điều rất quan trọng là việc điều trị vàng da nặng chỉ hiệu quả khi chưa tổn thương não do bilirubin máu tăng cao và thường hiệu quả khi trẻ được điều trị trong tuần tuổi đầu tiên, đây là khoảng thời gian “vàng” cho điều trị, trẻ sẽ tránh khỏi tử vong hay di chứng.
Điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh khá đơn giản và hiệu quả trong đa số trường hợp bằng cách chiếu đèn, những trường hợp nặng mới cần phải thay máu. Do đó khi theo dõi một trẻ sơ sinh bị vàng da trong tuần đầu đừng nghĩ đơn thuần trẻ bị vàng da sinh lý - “chờ sau một tuần không khỏi thì mới điều trị”, mà phải tìm những dấu hiệu của vàng da nặng cần điều trị ngay trong tuần lễ đâu tiên.
Khác với trẻ lớn và người lớn, quan sát da của trẻ có thể biết bé bị vàng da nặng hay nhẹ. Muốn vậy bạn cần quan sát màu da trẻ hàng ngày từ khi mới sinh ra xem da trẻ vàng tới đâu. Bạn xem kỹ từng phần cơ thể như mặt, ngực, vùng bụng phía trên rốn, vùng bụng phía dưới rốn, đùi, cẳng chân, lòng bàn tay, lòng bàn chân xem có bị vàng không. Nếu nhìn không rõ do một số trẻ sơ sinh da mỏng, quá hồng hào thì bạn cần lấy ngón tay mình ấn nhẹ lên vùng da trẻ, và khi buông ra bạn quan sát vùng da này có bị nhuộm vàng không.
Những trẻ sơ sinh có những dấu hiệu sau là bị vàng da nặng, cần nhập viện điều trị:
- Vàng da quá rốn (đừng chờ vàng da tới lòng bàn tay, lòng bàn chân là vàng da quá nặng)
- Vàng da xuất hiện sớm trong 24 – 48 giờ mặc dù chỉ mới vàng vùng mặt, ngực.
- Vàng da kéo dài trên 15 ngày
- Vàng da kèm triệu chứng nặng khác như bú kém, bỏ bú, sốt.
Quan sát màu da trẻ hàng ngày dưới ánh sáng mặt trời giúp phát hiện sớm vàng da ở trẻ sơ sinh
BS Võ Đức Trí - Phó trưởng khoa sơ sinh
Bài viết cùng chủ đề
- Đặc điểm sinh lý ở trẻ sơ sinh
- 0
- 1,564
- Xử trí khi trẻ bị tắc tuyến lệ
- 0
- 2,183
- Vì sao bé bị hăm tã?
- 0
- 975
- Uốn ván sơ sinh gia tăng
- 0
- 692