Công dụng của thuốc là để trị bệnh, tuy nhiên dùng thuốc tùy tiện, không tuân thủ chỉ định của bác sĩ sẽ bị phản tác dụng. Trường hợp trẻ bị uống thuốc ngủ kéo dài sẽ khiến não bộ luôn trong trạng thái ức chế, cơ thể mệt mỏi, trí tuệ chậm phát triển.
Vụ việc cô giáo mầm non bị tố cho trẻ uống thuốc ngủ đang gây xôn xao dư luận. Thêm vào đó, những câu trả lời gây “sốc” rằng: “Bỏ thuốc cho học sinh ngủ, trường mầm non có hoài, không có vấn đề gì lớn” của ông Trần Hữu Vĩnh, Trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo quận Bình Tân khiến nhiều bậc phụ huynh hoang mang tột độ.
Gọi điện đến Dân trí, chị Nguyễn Thị Thu Trang (ngụ tại quận Bình Thạnh có con đang học ở một trường mầm non trên địa bàn) bày tỏ lo lắng: “Uống thuốc ngủ là trường hợp bất đắc dĩ mà người lớn chúng ta buộc phải làm với bản thân trong những trường hợp bị bệnh lý hoặc quá căng thẳng, lo lắng về vấn đề gì đó khiến hệ thần kinh không thể tự điều chỉnh được sự cân bằng giữa hoạt động và ngủ nghỉ”.
“Tôi là một người mẹ có con đang học mầm non nên khi đọc được thông tin trên Dân trí về việc cô giáo bị tố cho trẻ uống thuốc ngủ tôi rất sốc và lo lắng vì không biết con mình có bị như vậy.” Mang những băn khoăn của chị Thu Trang về “nguy cơ trẻ có thể gặp phải trong trường hợp bị tùy tiện cho uống thuốc hoặc uống thuốc ngủ trong thời gian dài”, phóng viện Dân trí đã đến tham khảo ý kiến của bác sĩ và dược sĩ tại bệnh viện Nhi Đồng 2, TPHCM.
Sau khi xem đoạn video do phụ huynh của bé M.C.L. cung cấp, BS Phạm Mai Đằng, Phó phòng Kế hoạch tổng hợp, bệnh viện Nhi Đồng 2 thảng thốt: “Cô giáo đâu được phép cho trẻ uống thuốc vô tôi vạ như vậy. Công dụng của thuốc là để trị bệnh nhưng việc dùng tùy tiện không tuân thủ chỉ định sẽ bị phản tác dụng. Nếu thấy trẻ bị bệnh, cô giáo phải được sự đồng ý của phụ huynh và chỉ định của bác sĩ mới được phép cho trẻ uống thuốc. Trong trường hợp khẩn cần cấp cứu, nhà trường phải có trách nhiệm đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp.”
Khẳng định, dù là bất kỳ thuốc gì cô giáo cũng không được tự ý cho học sinh uống, dược sĩ Đoàn Vân Tuyền chỉ rõ: “Việc cho trẻ uống thuốc không tuân thủ chỉ định của bác sĩ rất dễ khiến các bé bị quá liều có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Trường hợp trẻ bị cho uống thuốc ngủ trong thời gian dài sẽ khiến não trẻ luôn trong trạng thái ức chế, cơ thể mệt mỏi, trí tuệ chậm phát triển hơn nhiều so với những trẻ bình thường. Nếu dung nạp thuốc quá nhiều trẻ có thể bị nghiện, bị kích thích gây mất cân bằng của cơ thể, ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển tâm thần vận động ở trẻ”.
Cũng theo dược sĩ Vân Tuyền, hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc ho chứa chất gây ngủ được bào chế dưới dạng siro. Vì thế không loại trừ khả năng những người chăm sóc trẻ cố ý cho các bé uống thuốc này để đỡ tốn thời gian chăm sóc nhưng vẫn qua mặt được phụ huynh học sinh.
Loại thuốc được sử dụng để cho vào thức ăn của học sinh
Dẫn chứng cho tác hại của việc uống liên tục các thuốc có chứa thành phần Peromethazin (thuốc kháng histamin có tác dụng an thần, gây ngủ, chống nôn), DS Vân Tuyền cho biết, bệnh viện Nhi Đồng 2 đã từng điều trị cho một bệnh nhi bị nghiện thuốc SP Phenergan dạng siro. “Mỗi lần đưa bé đi học, người mẹ đều phải gửi thuốc này nhờ cô giáo cho con uống thì cháu mới chịu ăn và ngủ. Sau quá trình điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng 2, dù bệnh nhi có dứt được việc nghiện thuốc nhưng cháu đã bị chậm phát triển về trí tuệ và rơi vào tình trạng ngơ ngơ như người mắc bệnh lý về thần kinh”.
Không đọc được tên thuốc do độ phân giải quá thấp của hình ảnh hộp đựng chai thuốc trong tủ thuốc của trường mầm non Nụ Cười được phụ huynh ghi hình lại sau khi bắt quả tang cô Ong Kim Thanh Thúy cho vào sữa của trẻ. Song, DS Vân Tuyền và các đồng nghiệp tại bệnh viện Nhi Đồng 2 khẳng định đó không phải bao bì của chai thuốc Pectol đã được nhà trường niêm phong. “Hộp đựng chai Pectol thường có ba màu chủ đạo là trắng, xanh và đen nhưng hộp của chai thuốc để trong tủ là vàng, đỏ và trắng. Tuy nhiên, nếu là hành vi chủ đích thì việc thay đổi ruột của chai thuốc không có gì khó khăn”.
(Dân trí)
Vụ việc cô giáo mầm non bị tố cho trẻ uống thuốc ngủ đang gây xôn xao dư luận. Thêm vào đó, những câu trả lời gây “sốc” rằng: “Bỏ thuốc cho học sinh ngủ, trường mầm non có hoài, không có vấn đề gì lớn” của ông Trần Hữu Vĩnh, Trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo quận Bình Tân khiến nhiều bậc phụ huynh hoang mang tột độ.
Gọi điện đến Dân trí, chị Nguyễn Thị Thu Trang (ngụ tại quận Bình Thạnh có con đang học ở một trường mầm non trên địa bàn) bày tỏ lo lắng: “Uống thuốc ngủ là trường hợp bất đắc dĩ mà người lớn chúng ta buộc phải làm với bản thân trong những trường hợp bị bệnh lý hoặc quá căng thẳng, lo lắng về vấn đề gì đó khiến hệ thần kinh không thể tự điều chỉnh được sự cân bằng giữa hoạt động và ngủ nghỉ”.
“Tôi là một người mẹ có con đang học mầm non nên khi đọc được thông tin trên Dân trí về việc cô giáo bị tố cho trẻ uống thuốc ngủ tôi rất sốc và lo lắng vì không biết con mình có bị như vậy.” Mang những băn khoăn của chị Thu Trang về “nguy cơ trẻ có thể gặp phải trong trường hợp bị tùy tiện cho uống thuốc hoặc uống thuốc ngủ trong thời gian dài”, phóng viện Dân trí đã đến tham khảo ý kiến của bác sĩ và dược sĩ tại bệnh viện Nhi Đồng 2, TPHCM.
Sau khi xem đoạn video do phụ huynh của bé M.C.L. cung cấp, BS Phạm Mai Đằng, Phó phòng Kế hoạch tổng hợp, bệnh viện Nhi Đồng 2 thảng thốt: “Cô giáo đâu được phép cho trẻ uống thuốc vô tôi vạ như vậy. Công dụng của thuốc là để trị bệnh nhưng việc dùng tùy tiện không tuân thủ chỉ định sẽ bị phản tác dụng. Nếu thấy trẻ bị bệnh, cô giáo phải được sự đồng ý của phụ huynh và chỉ định của bác sĩ mới được phép cho trẻ uống thuốc. Trong trường hợp khẩn cần cấp cứu, nhà trường phải có trách nhiệm đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp.”
Khẳng định, dù là bất kỳ thuốc gì cô giáo cũng không được tự ý cho học sinh uống, dược sĩ Đoàn Vân Tuyền chỉ rõ: “Việc cho trẻ uống thuốc không tuân thủ chỉ định của bác sĩ rất dễ khiến các bé bị quá liều có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Trường hợp trẻ bị cho uống thuốc ngủ trong thời gian dài sẽ khiến não trẻ luôn trong trạng thái ức chế, cơ thể mệt mỏi, trí tuệ chậm phát triển hơn nhiều so với những trẻ bình thường. Nếu dung nạp thuốc quá nhiều trẻ có thể bị nghiện, bị kích thích gây mất cân bằng của cơ thể, ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển tâm thần vận động ở trẻ”.
Cũng theo dược sĩ Vân Tuyền, hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc ho chứa chất gây ngủ được bào chế dưới dạng siro. Vì thế không loại trừ khả năng những người chăm sóc trẻ cố ý cho các bé uống thuốc này để đỡ tốn thời gian chăm sóc nhưng vẫn qua mặt được phụ huynh học sinh.
Loại thuốc được sử dụng để cho vào thức ăn của học sinh
Dẫn chứng cho tác hại của việc uống liên tục các thuốc có chứa thành phần Peromethazin (thuốc kháng histamin có tác dụng an thần, gây ngủ, chống nôn), DS Vân Tuyền cho biết, bệnh viện Nhi Đồng 2 đã từng điều trị cho một bệnh nhi bị nghiện thuốc SP Phenergan dạng siro. “Mỗi lần đưa bé đi học, người mẹ đều phải gửi thuốc này nhờ cô giáo cho con uống thì cháu mới chịu ăn và ngủ. Sau quá trình điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng 2, dù bệnh nhi có dứt được việc nghiện thuốc nhưng cháu đã bị chậm phát triển về trí tuệ và rơi vào tình trạng ngơ ngơ như người mắc bệnh lý về thần kinh”.
Không đọc được tên thuốc do độ phân giải quá thấp của hình ảnh hộp đựng chai thuốc trong tủ thuốc của trường mầm non Nụ Cười được phụ huynh ghi hình lại sau khi bắt quả tang cô Ong Kim Thanh Thúy cho vào sữa của trẻ. Song, DS Vân Tuyền và các đồng nghiệp tại bệnh viện Nhi Đồng 2 khẳng định đó không phải bao bì của chai thuốc Pectol đã được nhà trường niêm phong. “Hộp đựng chai Pectol thường có ba màu chủ đạo là trắng, xanh và đen nhưng hộp của chai thuốc để trong tủ là vàng, đỏ và trắng. Tuy nhiên, nếu là hành vi chủ đích thì việc thay đổi ruột của chai thuốc không có gì khó khăn”.
(Dân trí)