Cỏ sữa lá lớn có tên khoa học là Euphoria hirta L. thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Là loại cỏ mọc hàng năm, thân mảnh, mọc đứng cao khoảng 40cm có màu đỏ nhạt, có phủ lông màu vàng nhạt. Lá màu xanh hoặc đỏ, hình mác, dài khoảng 2 - 3 cm, rộng 5 - 15 mm, mép lá có răng cưa nhỏ. Hoa nhỏ, màu trắng đỏ nhạt. Quả màu nâu nhạt.
Cỏ sữa lá nhỏ có tên khoa học Euphorbia thymifolia Burm, thuộc họ thầu dầu, thường được dùng toàn cây làm thuốc. Cây mọc lan trên mặt đất, thân cành có màu tím đỏ. Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc thon dài, dài nhất khoảng 7 mm, lá hơi khía tai bèo. Cả hai loại cỏ sữa nói trên mọc hoang khắp nơi và được dùng để chữa bệnh, nhất là bệnh lỵ.
Cỏ sữa thu hái về mùa hè, rửa sạch, phơi khô để dùng dần làm thuốc. Sở dĩ gọi là “cỏ sữa” bởi vì khi bẻ ngang thân chỗ nào cũng tiết ra một chất nhựa mủ màu trắng đục như sữa. Theo đông y, cỏ sữa có vị hơi đắng, chua, tính mát, hơi có độc, tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, giải độc, chống ngứa, thông sữa. Toàn cây đều được dùng làm thuốc.
Người ta dùng lá cây cỏ sữa để cầm máu và điều trị các trường hợp rối loạn đường tiêu hóa, giúp hạ sốt và làm mát cơ thể. Cỏ sữa giúp làm mềm da và làm giảm kích ứng các màng nhày trong cơ thể. Cỏ sữa còn có tác dụng xổ nhẹ. Sau đây là những bài thuốc từ cỏ sữa:
- Chữa lỵ: Cỏ sữa lá to phối hợp với hoàng đằng, nấu thành cao lỏng để uống.
- Chữa lỵ: Cỏ sữa lá nhỏ 20 - 50 g (ở người lớn có thể dùng tới 100 - 150 g). Sắc uống ngày một thang. Hoặc cỏ sữa lá nhỏ 30 g, rau sam 30 g, sắc uống ngày một thang.
- Chữa thiếu sữa: Cỏ sữa tươi 100 g, hạt cây gạo 40 g, hai thứ sắc kỹ, lấy nước nấu cháo gạo ăn.
- Cầm tiêu chảy: Lấy khoảng 12 g thân lá cỏ sữa lá lớn nghiền hoặc xay chung với ít nước uống vào sẽ giúp cầm tiêu chảy và lỵ.
- Chữa các bệnh nhiễm trùng da: Lấy cây cỏ sữa lá lớn phơi khô nghiền thành bột trộn thành khối nhão sau đó đắp lên vết thương hay vết bỏng.
- Chữa viêm da mẩn ngứa: Cỏ sữa lá nhỏ lượng vừa đủ giã nát, xoa xát hay nấu nước tắm rửa.
- Chữa nứt môi hoặc viêm lưỡi: Lấy dịch mủ của cây cỏ sữa lá lớn bôi lên môi giúp mau lành các vết nứt nẻ môi.
- Chữa ho hen: Cỏ sữa lá to 10 g, lá cây bồng bồng 3 lá, lá dâu 20 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần.
- Chữa viêm loét, mụn nhọt ngoài da: Cỏ sữa lá nhỏ lượng vừa đủ, giã nát đắp lên chỗ tổn thương.
- Chữa lòi dom chảy máu: Cỏ sữa lá nhỏ tươi 80 - 100 g, giã nát, vắt lấy nước cốt uống. Có thể dùng cây khô sắc uống.
Chú ý: Cỏ sữa có độc nhẹ nên tránh dùng các loại cỏ sữa ở liều cao vì có thể gây kích ứng dạ dày và gây nôn mửa, nên uống cùng lúc khi ăn. Ngoài ra, chất “nhựa mủ” gây độc đối với cá và chuột.
(Nông nghiệp)
Cỏ sữa lá nhỏ có tên khoa học Euphorbia thymifolia Burm, thuộc họ thầu dầu, thường được dùng toàn cây làm thuốc. Cây mọc lan trên mặt đất, thân cành có màu tím đỏ. Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc thon dài, dài nhất khoảng 7 mm, lá hơi khía tai bèo. Cả hai loại cỏ sữa nói trên mọc hoang khắp nơi và được dùng để chữa bệnh, nhất là bệnh lỵ.
Cỏ sữa thu hái về mùa hè, rửa sạch, phơi khô để dùng dần làm thuốc. Sở dĩ gọi là “cỏ sữa” bởi vì khi bẻ ngang thân chỗ nào cũng tiết ra một chất nhựa mủ màu trắng đục như sữa. Theo đông y, cỏ sữa có vị hơi đắng, chua, tính mát, hơi có độc, tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, giải độc, chống ngứa, thông sữa. Toàn cây đều được dùng làm thuốc.
Người ta dùng lá cây cỏ sữa để cầm máu và điều trị các trường hợp rối loạn đường tiêu hóa, giúp hạ sốt và làm mát cơ thể. Cỏ sữa giúp làm mềm da và làm giảm kích ứng các màng nhày trong cơ thể. Cỏ sữa còn có tác dụng xổ nhẹ. Sau đây là những bài thuốc từ cỏ sữa:
- Chữa lỵ: Cỏ sữa lá to phối hợp với hoàng đằng, nấu thành cao lỏng để uống.
- Chữa lỵ: Cỏ sữa lá nhỏ 20 - 50 g (ở người lớn có thể dùng tới 100 - 150 g). Sắc uống ngày một thang. Hoặc cỏ sữa lá nhỏ 30 g, rau sam 30 g, sắc uống ngày một thang.
- Chữa thiếu sữa: Cỏ sữa tươi 100 g, hạt cây gạo 40 g, hai thứ sắc kỹ, lấy nước nấu cháo gạo ăn.
- Cầm tiêu chảy: Lấy khoảng 12 g thân lá cỏ sữa lá lớn nghiền hoặc xay chung với ít nước uống vào sẽ giúp cầm tiêu chảy và lỵ.
- Chữa các bệnh nhiễm trùng da: Lấy cây cỏ sữa lá lớn phơi khô nghiền thành bột trộn thành khối nhão sau đó đắp lên vết thương hay vết bỏng.
- Chữa viêm da mẩn ngứa: Cỏ sữa lá nhỏ lượng vừa đủ giã nát, xoa xát hay nấu nước tắm rửa.
- Chữa nứt môi hoặc viêm lưỡi: Lấy dịch mủ của cây cỏ sữa lá lớn bôi lên môi giúp mau lành các vết nứt nẻ môi.
- Chữa ho hen: Cỏ sữa lá to 10 g, lá cây bồng bồng 3 lá, lá dâu 20 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần.
- Chữa viêm loét, mụn nhọt ngoài da: Cỏ sữa lá nhỏ lượng vừa đủ, giã nát đắp lên chỗ tổn thương.
- Chữa lòi dom chảy máu: Cỏ sữa lá nhỏ tươi 80 - 100 g, giã nát, vắt lấy nước cốt uống. Có thể dùng cây khô sắc uống.
Chú ý: Cỏ sữa có độc nhẹ nên tránh dùng các loại cỏ sữa ở liều cao vì có thể gây kích ứng dạ dày và gây nôn mửa, nên uống cùng lúc khi ăn. Ngoài ra, chất “nhựa mủ” gây độc đối với cá và chuột.
(Nông nghiệp)