Sapa Tours với những lễ hội truyền thống - Vietnam Travel


heartless

New Member
11
0
1
33
odctravel.com.vn
Xu
0
Sapa với những lễ hội truyền thồng


Sapa là tỉnh miền núi thuộc Lào Cai, là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh và những tập tục văn hóa truyền thống khác nhau. Một số lễ hội chính của người dân Sapa Tours.

1. Lễ quét làng của người Xá Phó.





. Hàng năm, người Xá Phó thường tổ chức lễ quét làng vào ngày ngọ, ngày mùi hoặc ngày con người (à thá cũng) vào tháng hai âm lịch với mục đích để năm mới mọi người được bình yên, hoa màu tươi tốt, súc vật nuôi không bị ốm chết.


. Khi đi, mọi người mang theo một bát gạo, một con gà, tiền, hai nén hương và một chai rượu. Những ai mang chó, lợn, dê đến góp thì dân làng có trách nhiệm tới làm trả công cho người đó trong một ngày. Tới ngày đã định, tất cả đàn ông trong làng mang tất cả lễ vật ra một bãi trống đầu làng.Theo sự phân công, những người đàn ông khoẻ mạnh nhanh nhẹn cùng nhau mổ lợn, gà, dê, chó. Các thầy cúng tay cầm kiếm gỗ, một cành lá đao, mặt bôi nhọ chia nhau vào từng thôn làm lễ quét nhà cho cả làng. Vào nhà dân, thầy cúng rót một chén rượu đặt vào bàn thờ của gia đình, lầm rầm đọc tên tuổi tất cả những người trong nhà đó. Đọc xong, thầy cúng dùng kiếm gỗ múa khắp nơi trong nhà, gia đình cử một người đi sau dùng ngô (ngô để cả bắp nướng sau đó rẽ hạt) tung qua đầu thầy cúng.

2. Lễ hội "Nào Cống" Sapa Tours.





. Từ thập kỷ 50 về trước, Tả Van có một ngôi miếu thờ 3 gian. Ngôi miếu dựng ở ngay đầu cầu treo sang làng Tả Van Giáy. Ngôi miếu trở thành địa điểm tổ chức lễ "Nào Cống" của cả vùng thung lũng Mường Hoa.


. Hàng năm vào ngày Thìn, tháng 6 âm lịch, các làng người Mông, người Dao, người Giáy ở Mường Hoa đều tập trung về miếu thờ làm lễ "Nào Cống". Mỗi gia đình cử một người đại diện (có thể là chồng hoặc vợ), không phân biệt nam, nữ, già, trẻ. Lễ "Nào Cống" có 3 phần: Phần nghi lễ cúng thần, phần công bố quy ước chung cả vùng và phần ăn uống.

3. Lễ Tết nhảy - Sapa, Vietnam Travel.





. Tết nhảy là lễ hội quan trọng và được chuẩn bị khá công phu của người Dao ở Tả Van. Trước Tết, nam thanh niên ôn luyện các điệu nhảy múa. Các thiếu nữ lo nhuộm chàm, thêu áo mới. Lễ Tết nhảy thường diễn ra ở nhà ông trưởng họ và các thành viên trong họ đều tấp nập đến giúp trưởng họ chuẩn bị Tết.


. Tết nhảy diễn ra từ cuối giờ Thìn đến giờ Dậu với tổng hợp các loại hình nghệ thuật dân gian. Đó là nghệ thuật múa nhảy đan xen với nghệ thuật âm nhạc. Đó là nghệ thuật ngôn từ kể về sự tích dòng họ, công lao tổ tiên. Đó là nghệ thuật tạo hình với các loại tranh thờ, tranh cắt giấy, điêu khắc tượng gỗ... sinh hoạt tết của người Dao đỏ Tả Van giầu bản sắc, độc đáo nhưng đều thấm đậm tính nhân văn.

4. Lễ hội "Nhặn Sồng" & "Nào Sồng".


. Đây là Lễ hội của người Dao đỏ ở làng Giàng Tả Chải (Tả Van - Sapa Tours). Trước đây, vào những ngày tốt của tháng đầu năm hàng năm, người Dao ở Giàng Tả Chải thường tổ chức lễ "Nhặn Sồng" (1) ở khu rừng cấm của làng. Từ đầu thập kỷ 50, do sự gia tăng dân số, nạn phá rừng làm nương rẫy cũng phát triển, nên chỉ năm nào rừng bị phá nhiều, trâu ngựa thả rông phá vườn tược hoa mầu, người Dao mới tổ chức lễ "Nhặn Sồng". Đồ cúng lễ là một con lợn (to hay nhỏ tuỳ thuộc số người đến dự nhiều hay ít). Con lợn này luân phiên hàng năm từng hộ gia đình trong làng nuôi dưỡng. Lợn dâng cúng phải là lợn có lông đen tuyền, khoẻ mạnh, béo tốt.


. Địa điểm cúng thường tổ chức ở khu rừng cấm của cả làng - nơi thờ thần thổ địa, thần thường ngự ở một gốc cây to hoặc một hòn đá lớn trong rừng cấm. Sau khi ông "Chứ lồng" - người chủ lễ dâng cúng thần, đọc lời quy ước. Người dân đến dự đều có quyền tự do thảo luận, bàn bạc.

5. Hội Gầu Tào của người Mông.





. Hội Gầu Tào là lễ hội quan trọng của người Mông. Lễ hội mở ta nhằm một trong hai mục đích cầu phúc hoặc cầu mệnh. Một gia chủ nào đó không có con, thưa con hoặc sinh con một bề, sẽ làm lễ nhờ thầy cúng bói xin cho mở hội Gầu Tào nhằm cầu mong có con - đó là hội cầu phúc. Một gia chủ khác nếu thường ốm đau bệnh tệt, con cái yếu ớt, thậm chí có con bị chết, mùa màng, vật nuôi lụi dần, cũng nhờ thầy cúng bói xin mở hội Gầu Tào - đó là hội cầu mệnh.


. Ở Sapa Tours, sáng ngày mồng một tết làm lễ mở hội. Ở Mường Khương mở hội vào ngày mồng ba tết. Sau phần cúng khai hội của thầy cúng, mọi người cùng tham gia các cuộc thi trò chơi.

6. Hội Roóng Poọc của người Giáy.





. Hàng năm vào ngày Thìn tháng Giêng âm lịch người Giáy ở Tả Van (huyên SaPa) lại mở hội Roóng Poọc để cầu mùa màng bội thu, người yên vật thịnh, mưa thuận, gió hoà.


. Tuy vốn là lễ hội dân tộc truyền thống của người Giáy ở Tả Van, nhưng nhiều năm nay đã lan rộng, trở thành lễ hội chung của cả vùng thung lũng Mường Hoa. Từ sáng sớm, làn sương còn giăng mù mịt từng đoàn người tíu tít nói cười trong mây, hồ hởi về dự hội. Người Mông từ Hầu Thào, Lao Chải dồn xuống, người Dao từ Bản Hồ, Bản Phùng ngược lên, du khách từ thị trấn SaPa cũng tới dự làm cho lễ hội đông vui tới vài nghìn người

7. Lễ hội xuống đồng đầu xuân của đồng bào dân tộc Tày, Dao xã Bản Hồ - Vietnam Travel


. Phần lễ được bắt đầu từ tục rước đất, rước nước. Đoàn rước bao giờ cũng đi từ rất sớm khi trời còn chưa rõ mặt người. Trong đoàn gồm có: thầy cúng, đội trống, đội khèn, hai đôi nam nữ chưa vợ chưa chồng khiêng kiệu rước. Kiệu rước được trang trí sặc sỡ nhiều mầu theo biểu tượng âm dương ngũ hành. Đi đầu đoàn rước là thầy cúng, người được dân bản giao trách nhiệm là sứ giả để giao tiếp với thần linh, trên tay thầy cầm cây nêu biểu tượng của sự sinh sôi, nảy nở. Đi sau là kiệu rước nước, nước được đựng trong hai ống bương to một ống bố và một ống mẹ. Tiếp đến là kiệu rước đất, đất thiêng được lấy từ trên núi cao gọi là đất mẹ.


. Sau đó là các mâm lễ để dâng các vị thần linh. Lễ vật gồm một mâm quả còn (bên trong các quả còn có đựng các hạt giống), mâm xôi 7 màu, bánh dày ngũ sắc và thủ lợn, gà luộc, hoa quả... Đội chiêng trống đi hai bên thầy cúng nổi chiêng trống để thầy cúng giao linh với thần linh.


. Khi đoàn rước về đến địa điểm làm lễ, thầy cúng ra hiệu cho đội nhạc lễ tấu lên ba hồi kèn trống vang vọng cả núi rừng, trời đất, tiếp đó thầy cúng thực hiện nghi lề cúng. Thầy khấn và phun nước làm phép để xua đuổi ma quỉ, xua đuổi điều không may, rồi thầy tung lộc (là các hạt giống) của thần linh cho dân bản.
. Phần hội được bắt đầu bằng các điệu múa và các tiết mục văn nghệ dân gian đặc sắc của người Tày, người Dao. Nhưng nổi bật nhất, vui nhất, nhiều người tham gia nhất là những màn xoè, khi tiếng kèn trống vang lên các cô gái Tày mở đầu màn xoè với những động tác xoè duyên dáng, điệu nghệ mời mọi người tham gia, vòng xoè cứ rộng mãi đi đều trong tiếng kèn, tiếng trống dập dìu.


. Khi các màn xoè kết thúc mọi người lại đổ tới khu chơi trò chơi. Các trò chơi ở đây đa số là trò chơi dân gian. Đầu tiên là trò chơi ném còn, hai đôi nam thanh nữ tú được vinh dự ném quả còn đầu tiên, sau đó tất cả mọi người đều được tham gia. Trò chơi ném còn được tiếp tục cho đến khi quả còn được ai đó ném qua vòng. Tiếp theo là các trò chơi như đẩy gậy, kéo co, đánh quay, đánh bóng, bịt mắt bắt dê, leo cột mỡ...


. Hội xuống đồng Bản Hồ- Sa Pa tiếp thêm sinh lực mới cho người dân trong sản xuất và xây dựng, gìn giữ bản sắc văn hoá.
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl