Trong thời gian mang thai, do sự thay đổi bất ngờ của nội tiết tố làm hệ miễn dịch của thai phụ bị suy giảm, nên bên cạnh việc đối phó với hàng loạt các khó chịu như ốm nghén, đau lưng, ợ chua, vọp bẻ, phù nề v.v…, bà bầu còn thường xuyên mắc phải các bệnh do ảnh hưởng thời tiết như cảm cúm, ho v.v…
Do đó, nhận diện các căn bệnh thường mắc phải khi mang bầu sẽ giúp chị em chủ động hơn trong việc giữ gìn sức khỏe, thăm khám và điều trị kịp thời để bảo vệ thai kỳ khỏe mạnh, an toàn. Sau đây là 5 bệnh mà bà bầu có thể sẽ gặp phải trong suốt quá trình thai nghén.
1. Nghẹt mũi (Viêm mũi thai kỳ)
Không xuất phát từ cảm cúm hay dị ứng thông thường, chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi thường xuyên xảy ra ở hơn 20 – 30 % bà bầu và được các bác sĩ gọi là hiện tượng viêm mũi thai kỳ. Hiện tượng này có thể bắt đầu sớm từ tháng thứ hai của thai kỳ, kết thúc sau khi bé được sinh ra. Với một số chị em, viêm mũi thai kỳ kéo dài thậm chí đến vài tuần sau sinh. Nguyên nhân thường là do lượng estrogen tăng cao trong khi mang thai làm sưng màng nhày niêm mạc mũi, tác động lên mũi làm chảy chất nhờn nhiều hơn. Đồng thời lượng máu trong cơ thể bà bầu tăng lên, các mạch máu mở rộng làm sưng màng mũi gây ra chứng viêm mũi thai kỳ.
Chứng bệnh mắc phải khi mang thai này sẽ gây nhiều khó khăn, bất tiện cho thai phụ. Chưa kể dù ở đâu, trong bất cứ thời điểm nào vẫn phải mang theo khăn giấy bên mình. Do đó, để giảm bớt chứng viêm mũi thai kỳ, bà bầu nên uống nhiều nước, kê gối cao khi ngủ, tắm nước ấm, hoặc làm ấm khăn với nước nóng, sau đó đặt lên mặt và hít thở hơi nước thật nhẹ nhàng. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng các loại nước muối hoặc nước nhỏ mũi để thông mũi, tránh khói bụi ngoài đường, khói thuốc lá và các chất kích thích. Tăng cường thực đơn có nhiều tỏi vì đây được xem là thực phẩm tốt cho máu và là loại “thuốc thông mũi” hiệu quả do đặc tính chống viêm…
2. Bệnh cúm
Trong quá trình mang thai, hệ miễn dịch của chị em phụ nữ kém đi nhiều vì thế các virus gây bệnh, đặc biệt là virus cúm có nhiều khả năng tấn công hơn. Căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp này thường gây cho bà bầu và thai nhi nhiều nguy cơ về sức khỏe, nhất là trong những tháng đầu thai kỳ. Không chỉ kéo dài thời gian bị cúm hơn so với người bình thường, thai phụ mắc bệnh có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai, thai chết lưu, gây ra các dị tật bẩm sinh nhẹ ở thai nhi như hở hàm ếch … hoặc sinh non trong những tháng cuối thai kỳ. Do đó, phòng ngừa bệnh cúm trong thai kỳ là rất quan trọng đối với các mẹ bầu.
Để ngừa cúm, bà bầu nên tránh tiếp xúc với người bệnh hoặc với môi trường có nguy cơ lây nhiễm cúm, tuân thủ chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý. Khi đến các khu vực đông người nên mang khẩu trang y tế, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn v.v…Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc khi có các biểu hiện của cúm như ho, sốt mà cần đến bệnh viện, phòng khám để được điều trị đúng cách và kịp thời. Với chị em có kế hoạch sinh con nên tiêm phòng cúm trước khi mang thai từ 3 tháng đến 1 năm.
3. Bệnh đường tiêu hóa
Các bệnh về đường tiêu hóa hay gặp nhất ở bà bầu là tiêu chảy và táo bón, trong đó có trên 50% chị em thường xuyên bị táo bón trong thai kỳ. Táo bón thai kỳ có nguyên nhân từ việc thay đổi nồng độ các hormone đặc trưng trong giai đoạn này, dẫn đến giảm nhu động ruột, thức ăn lưu lại trong ruột lâu hơn và tiêu hóa chậm hơn. Việc bổ sung viên sắt hàng ngày trong suốt thai kỳ; thai nhi phát triển dẫn đến tăng kích thước tử cung của mẹ, gây chèn ép ruột non và ruột già … cũng là những nguyên nhân gây nên tình trạng khó chịu này. Để khắc phục tình trạng táo bón, bà bầu nên ăn nhiều thức ăn giàu chất xơ như trái cây, rau, ngũ cốc, uống nhiều nước, tránh dùng café, trà, nước ngọt …, vận động nhẹ nhàng như đi bộ, đi dạo v.v…
Tuy không phổ biến như táo bón nhưng tiêu chảy cũng hay xảy đến với các bà bầu do thời kỳ này cơ thể dễ nhạy cảm với việc nhiễm vi khuẩn, virus trong thức ăn, nước uống kém vệ sinh. Tiêu chảy còn xảy ra ở những chị em không dung nạp được lastose trong sữa bà bầu, táo bón kéo dài làm rối loạn nhu động ruột.. . Mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi, nhưng tiêu chảy sẽ khiến thai phụ mệt mỏi, suy kiệt, mất nước, ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát triển của bé trong bụng mẹ. Tiêu chảy kèm nôn, mất nước nhiều … cần có sự can thiệp y khoa để tránh dẫn đến tình trạng nguy hiểm cho cả mẹ và con. Khi bị tiêu chảy, bà bầu nên uống nhiều nước lọc, nước trái cây và nước oresol đề phòng mất chất điện giải, ăn những thức ăn dễ hấp thu như cháo, khoai tây, táo, cà rốt, bánh mì, …, thận trọng với các sản phẩm từ sữa, ngoại trừ sữa chua, tránh thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc bơ v.v…
4. Bệnh trĩ
Táo bón, bào thai phát triển khiến tĩnh mạch tầng sinh môn và đáy chậu bị chèn ép v.v… là những nguyên nhân chủ yếu gây bệnh trĩ cho bà bầu. Ngoài ra, một số chị em có trĩ sẵn nhưng ở dạng ẩn (bên trong) sẽ dễ bị lộ trĩ trong quá trình mang thai. Mắc bệnh trĩ khi mang thai sẽ gây nhiều đau đớn, bất tiện cho bà bầu trong suốt quá trình thai nghén. Vì vậy, để phòng bệnh trĩ, chị em nên tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với việc tập thể dục, vận động nhẹ nhàng. Nên uống nhiều nước, ăn nhiều thức ăn có chất xơ như rau củ quả, hạn chế thức ăn nóng nhiệt, không ăn nhiều đường, muối, hay dùng các thức ăn có chất kích thích như trà, café, nước ngọt v.v…
5. Nhiễm khuẩn đường sinh dục
Có đến 72% thai phụ bị mắc ít nhất một loại viêm đường sinh dục dưới (âm hộ, âm đạo, cổ tử cung), trong đó tỷ lệ viêm nhiễm kết hợp như viêm âm đạo và viêm cổ tử cung ở bà bầu là 24%, gần 4% bị viêm âm hộ kết hợp viêm âm đạo, viêm cổ tử cung. Các loại bệnh này có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cho thai nhi như gây sẩy thai, đẻ non, thai chết lưu … Trẻ sơ sinh có mẹ mắc bệnh này cũng dễ bị viêm kết mạc, viêm phổi hoặc chậm phát triển do lây vi khuẩn từ mẹ trong khi sinh nở.
Các loại bệnh do nhiễm khuẩn đường sinh dục thường gặp ở bà bầu gồm: “viêm âm đạo do nấm” với biểu hiện dịch âm đạo đặc, dai dính, có thể hơi lỏng, âm hộ và niêm mạc âm đạo đỏ và ngứa; “viêm âm đạo do loạn khuẩn” gây khí hư màu trắng sữa, có mùi hôi như mùi cá ươn, dẫn đến các nguy cơ gây vỡ ối sớm, đẻ non, nhiễm khuẩn buồng ối và nhiễm khuẩn tử cung sau đẻ; “viêm âm đạo do trùng roi” biểu hiện bằng việc ra khí hư màu vàng, thường có mùi hôi, ngứa và đau ở âm đạo, âm hộ, tiểu buốt; “viêm âm đạo không do nhiễm khuẩn” do vùng da khu vực này nhạy cảm với xà phòng, chất tẩy trắng v.v…gây đau, ngứa, nóng rát; “viêm nhiễm đường tiểu” làm thai phụ đi tiểu thường xuyên, đau buốt khi tiểu tiện, hoặc đau vùng bụng dưới…, nếu không điều trị kịp thời có thể xuất huyết trong nước tiểu, gây sốt cao cho thai phụ….
Thường các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục có tiến triển âm thầm nên bà bầu khó chú ý, vì vậy nếu thấy có những biểu hiện bất thường ở đường sinh dục, chị em cần đi khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra, có thể tránh tình trạng này bằng cách nên mặc đồ lót bằng cotton, không dùng xà phòng có chất tẩy mạnh để vệ sinh vùng kín, lau rửa từ trước ra sau khi đi vệ sinh v.v….
(Eva)
Do đó, nhận diện các căn bệnh thường mắc phải khi mang bầu sẽ giúp chị em chủ động hơn trong việc giữ gìn sức khỏe, thăm khám và điều trị kịp thời để bảo vệ thai kỳ khỏe mạnh, an toàn. Sau đây là 5 bệnh mà bà bầu có thể sẽ gặp phải trong suốt quá trình thai nghén.
1. Nghẹt mũi (Viêm mũi thai kỳ)
Không xuất phát từ cảm cúm hay dị ứng thông thường, chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi thường xuyên xảy ra ở hơn 20 – 30 % bà bầu và được các bác sĩ gọi là hiện tượng viêm mũi thai kỳ. Hiện tượng này có thể bắt đầu sớm từ tháng thứ hai của thai kỳ, kết thúc sau khi bé được sinh ra. Với một số chị em, viêm mũi thai kỳ kéo dài thậm chí đến vài tuần sau sinh. Nguyên nhân thường là do lượng estrogen tăng cao trong khi mang thai làm sưng màng nhày niêm mạc mũi, tác động lên mũi làm chảy chất nhờn nhiều hơn. Đồng thời lượng máu trong cơ thể bà bầu tăng lên, các mạch máu mở rộng làm sưng màng mũi gây ra chứng viêm mũi thai kỳ.
Chứng bệnh mắc phải khi mang thai này sẽ gây nhiều khó khăn, bất tiện cho thai phụ. Chưa kể dù ở đâu, trong bất cứ thời điểm nào vẫn phải mang theo khăn giấy bên mình. Do đó, để giảm bớt chứng viêm mũi thai kỳ, bà bầu nên uống nhiều nước, kê gối cao khi ngủ, tắm nước ấm, hoặc làm ấm khăn với nước nóng, sau đó đặt lên mặt và hít thở hơi nước thật nhẹ nhàng. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng các loại nước muối hoặc nước nhỏ mũi để thông mũi, tránh khói bụi ngoài đường, khói thuốc lá và các chất kích thích. Tăng cường thực đơn có nhiều tỏi vì đây được xem là thực phẩm tốt cho máu và là loại “thuốc thông mũi” hiệu quả do đặc tính chống viêm…
2. Bệnh cúm
Để ngừa cúm, bà bầu nên tránh tiếp xúc với người bệnh hoặc với môi trường có nguy cơ lây nhiễm cúm, tuân thủ chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý. Khi đến các khu vực đông người nên mang khẩu trang y tế, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn v.v…Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc khi có các biểu hiện của cúm như ho, sốt mà cần đến bệnh viện, phòng khám để được điều trị đúng cách và kịp thời. Với chị em có kế hoạch sinh con nên tiêm phòng cúm trước khi mang thai từ 3 tháng đến 1 năm.
3. Bệnh đường tiêu hóa
Các bệnh về đường tiêu hóa hay gặp nhất ở bà bầu là tiêu chảy và táo bón, trong đó có trên 50% chị em thường xuyên bị táo bón trong thai kỳ. Táo bón thai kỳ có nguyên nhân từ việc thay đổi nồng độ các hormone đặc trưng trong giai đoạn này, dẫn đến giảm nhu động ruột, thức ăn lưu lại trong ruột lâu hơn và tiêu hóa chậm hơn. Việc bổ sung viên sắt hàng ngày trong suốt thai kỳ; thai nhi phát triển dẫn đến tăng kích thước tử cung của mẹ, gây chèn ép ruột non và ruột già … cũng là những nguyên nhân gây nên tình trạng khó chịu này. Để khắc phục tình trạng táo bón, bà bầu nên ăn nhiều thức ăn giàu chất xơ như trái cây, rau, ngũ cốc, uống nhiều nước, tránh dùng café, trà, nước ngọt …, vận động nhẹ nhàng như đi bộ, đi dạo v.v…
Tuy không phổ biến như táo bón nhưng tiêu chảy cũng hay xảy đến với các bà bầu do thời kỳ này cơ thể dễ nhạy cảm với việc nhiễm vi khuẩn, virus trong thức ăn, nước uống kém vệ sinh. Tiêu chảy còn xảy ra ở những chị em không dung nạp được lastose trong sữa bà bầu, táo bón kéo dài làm rối loạn nhu động ruột.. . Mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi, nhưng tiêu chảy sẽ khiến thai phụ mệt mỏi, suy kiệt, mất nước, ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát triển của bé trong bụng mẹ. Tiêu chảy kèm nôn, mất nước nhiều … cần có sự can thiệp y khoa để tránh dẫn đến tình trạng nguy hiểm cho cả mẹ và con. Khi bị tiêu chảy, bà bầu nên uống nhiều nước lọc, nước trái cây và nước oresol đề phòng mất chất điện giải, ăn những thức ăn dễ hấp thu như cháo, khoai tây, táo, cà rốt, bánh mì, …, thận trọng với các sản phẩm từ sữa, ngoại trừ sữa chua, tránh thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc bơ v.v…
4. Bệnh trĩ
Táo bón, bào thai phát triển khiến tĩnh mạch tầng sinh môn và đáy chậu bị chèn ép v.v… là những nguyên nhân chủ yếu gây bệnh trĩ cho bà bầu. Ngoài ra, một số chị em có trĩ sẵn nhưng ở dạng ẩn (bên trong) sẽ dễ bị lộ trĩ trong quá trình mang thai. Mắc bệnh trĩ khi mang thai sẽ gây nhiều đau đớn, bất tiện cho bà bầu trong suốt quá trình thai nghén. Vì vậy, để phòng bệnh trĩ, chị em nên tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với việc tập thể dục, vận động nhẹ nhàng. Nên uống nhiều nước, ăn nhiều thức ăn có chất xơ như rau củ quả, hạn chế thức ăn nóng nhiệt, không ăn nhiều đường, muối, hay dùng các thức ăn có chất kích thích như trà, café, nước ngọt v.v…
5. Nhiễm khuẩn đường sinh dục
Có đến 72% thai phụ bị mắc ít nhất một loại viêm đường sinh dục dưới (âm hộ, âm đạo, cổ tử cung), trong đó tỷ lệ viêm nhiễm kết hợp như viêm âm đạo và viêm cổ tử cung ở bà bầu là 24%, gần 4% bị viêm âm hộ kết hợp viêm âm đạo, viêm cổ tử cung. Các loại bệnh này có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cho thai nhi như gây sẩy thai, đẻ non, thai chết lưu … Trẻ sơ sinh có mẹ mắc bệnh này cũng dễ bị viêm kết mạc, viêm phổi hoặc chậm phát triển do lây vi khuẩn từ mẹ trong khi sinh nở.
Các loại bệnh do nhiễm khuẩn đường sinh dục thường gặp ở bà bầu gồm: “viêm âm đạo do nấm” với biểu hiện dịch âm đạo đặc, dai dính, có thể hơi lỏng, âm hộ và niêm mạc âm đạo đỏ và ngứa; “viêm âm đạo do loạn khuẩn” gây khí hư màu trắng sữa, có mùi hôi như mùi cá ươn, dẫn đến các nguy cơ gây vỡ ối sớm, đẻ non, nhiễm khuẩn buồng ối và nhiễm khuẩn tử cung sau đẻ; “viêm âm đạo do trùng roi” biểu hiện bằng việc ra khí hư màu vàng, thường có mùi hôi, ngứa và đau ở âm đạo, âm hộ, tiểu buốt; “viêm âm đạo không do nhiễm khuẩn” do vùng da khu vực này nhạy cảm với xà phòng, chất tẩy trắng v.v…gây đau, ngứa, nóng rát; “viêm nhiễm đường tiểu” làm thai phụ đi tiểu thường xuyên, đau buốt khi tiểu tiện, hoặc đau vùng bụng dưới…, nếu không điều trị kịp thời có thể xuất huyết trong nước tiểu, gây sốt cao cho thai phụ….
Thường các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục có tiến triển âm thầm nên bà bầu khó chú ý, vì vậy nếu thấy có những biểu hiện bất thường ở đường sinh dục, chị em cần đi khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra, có thể tránh tình trạng này bằng cách nên mặc đồ lót bằng cotton, không dùng xà phòng có chất tẩy mạnh để vệ sinh vùng kín, lau rửa từ trước ra sau khi đi vệ sinh v.v….
(Eva)