Tai biến mạch máu não là một bệnh cảnh tổn thương ở não bộ, thường xảy ra ngay tức thì, bệnh diễn tiến nặng ngay từ đầu. Điều quan trọng là phát hiện sớm và nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Tình huống để hạn chế tử vong và những biến chứng do tai biến mạch máu não thường để lại những di chứng tàn phế, chi phí điều trị và phục hồi chức năng cao, ảnh hưởng đến gia đình người thân và xã hội. Do vậy, chúng ta cần phải quan tâm đến công việc phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Đối tượng nào dễ mắc tai biến?
Người đang mắc bệnh dễ có nguy cơ bị tai biến mạch máu não:
- Người bệnh bị tăng huyết áp.
- Người mắc bệnh tim mạch như bệnh của van tim, rối loạn nhịp tim, bệnh rung nhĩ, bệnh động mạch vành, bệnh suy tim, dày thất trái…
- Người bị rối loạn chuyển hóa mỡ, tăng cholesterol máu.
- Người bị bệnh đái tháo đường.
- Biến chứng do dùng một số thuốc như nhóm thuốc corticoide, thuốc lợi tiểu, thuốc ngừa thai…
- Người có thói quen hút thuốc lá, uống rượu - bia, ăn mặn, người thừa cân - béo phì.
Một số triệu chứng báo hiệu có tai biến mạch máu não:
- Đột ngột yếu, tê mặt, tay chân, liệt mặt, liệt nửa người hoặc tứ chi.
- Đột ngột mắt mờ, đặc biệt nếu một bên mặt.
- Không nói được lời hoặc nói chuyện một cách khó khăn hoặc không hiểu được lời nói người khác.
- Cơn nhức đầu trầm trọng đột ngột.
- Chóng mặt cháng váng, dễ té ngã, hoặc buông rơi các vật đang cầm.
- Không tự di chuyển được.
- Mất ý thức.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Để phòng bệnh, trước hết người bệnh cần được điều trị các bệnh có nguy cơ cao, đặc biệt chú trọng đến bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch, tăng cholesterol máu. Người bệnh cũng không nên ngưng đột ngột một số thuốc như: corticoide, thuốc ngừa thai.
Người có bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường trong điều trị cần kiên trì, lâu dài, có khi phải duy trì suốt quãng đời còn lại nhằm ngăn chặn tai biến, chứ không phải là điều trị hết hẳn bệnh, không được ngưng thuốc đột ngột, khi ngưng hoặc đổi thuốc phải được bác sĩ theo dõi và hướng dẫn.
Chế độ dinh dưỡng và tập luyện, cần thực hiện 4 giảm như: giảm cân - không để béo phì; giảm mỡ béo trong thức ăn; giảm muối- không ăn mặn; giảm thuốc lá, rượu-bia, trà, cà phê.
Cần tăng cường ăn nhiều rau quả, trái cây; có lối sống sinh hoạt vui vẻ, hòa đồng, không căng thẳng, không bị stress về tinh thần và thể chất; luôn luôn tập thể dục đều đặn, không gắng sức.
Với bệnh tai biến mạch máu não đã xảy ra, việc phòng tái phát là việc làm có ý nghĩa, vì bệnh những lần sau thường sẽ nghiêm trọng hơn lần đầu.
Ngày nay, cùng với xu thế chung là các bệnh chuyển dần từ những bệnh nhiễm khuẩn sang những bệnh không nhiễm khuẩn như: bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, tai biến mạch máu não, đặc biệt tai biến mạch máu não xảy ra với tỉ lệ mắc phải ngày càng cao. Do vậy, việc nâng cao ý thức phòng bệnh của cá nhân của gia đình và xã hội là việc làm vô cùng cần thiết và cấp bách, trong đó vai trò tư vấn của bác sĩ chuyên khoa là khâu then chốt.
BS.CKI. TRẦN QUỐC LONG (Sức khỏe đời sống)
Tình huống để hạn chế tử vong và những biến chứng do tai biến mạch máu não thường để lại những di chứng tàn phế, chi phí điều trị và phục hồi chức năng cao, ảnh hưởng đến gia đình người thân và xã hội. Do vậy, chúng ta cần phải quan tâm đến công việc phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Người đang mắc bệnh dễ có nguy cơ bị tai biến mạch máu não:
- Người bệnh bị tăng huyết áp.
- Người mắc bệnh tim mạch như bệnh của van tim, rối loạn nhịp tim, bệnh rung nhĩ, bệnh động mạch vành, bệnh suy tim, dày thất trái…
- Người bị rối loạn chuyển hóa mỡ, tăng cholesterol máu.
- Người bị bệnh đái tháo đường.
- Biến chứng do dùng một số thuốc như nhóm thuốc corticoide, thuốc lợi tiểu, thuốc ngừa thai…
- Người có thói quen hút thuốc lá, uống rượu - bia, ăn mặn, người thừa cân - béo phì.
Một số triệu chứng báo hiệu có tai biến mạch máu não:
- Đột ngột yếu, tê mặt, tay chân, liệt mặt, liệt nửa người hoặc tứ chi.
- Đột ngột mắt mờ, đặc biệt nếu một bên mặt.
- Không nói được lời hoặc nói chuyện một cách khó khăn hoặc không hiểu được lời nói người khác.
- Cơn nhức đầu trầm trọng đột ngột.
- Chóng mặt cháng váng, dễ té ngã, hoặc buông rơi các vật đang cầm.
- Không tự di chuyển được.
- Mất ý thức.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Để phòng bệnh, trước hết người bệnh cần được điều trị các bệnh có nguy cơ cao, đặc biệt chú trọng đến bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch, tăng cholesterol máu. Người bệnh cũng không nên ngưng đột ngột một số thuốc như: corticoide, thuốc ngừa thai.
Người có bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường trong điều trị cần kiên trì, lâu dài, có khi phải duy trì suốt quãng đời còn lại nhằm ngăn chặn tai biến, chứ không phải là điều trị hết hẳn bệnh, không được ngưng thuốc đột ngột, khi ngưng hoặc đổi thuốc phải được bác sĩ theo dõi và hướng dẫn.
Chế độ dinh dưỡng và tập luyện, cần thực hiện 4 giảm như: giảm cân - không để béo phì; giảm mỡ béo trong thức ăn; giảm muối- không ăn mặn; giảm thuốc lá, rượu-bia, trà, cà phê.
Cần tăng cường ăn nhiều rau quả, trái cây; có lối sống sinh hoạt vui vẻ, hòa đồng, không căng thẳng, không bị stress về tinh thần và thể chất; luôn luôn tập thể dục đều đặn, không gắng sức.
Với bệnh tai biến mạch máu não đã xảy ra, việc phòng tái phát là việc làm có ý nghĩa, vì bệnh những lần sau thường sẽ nghiêm trọng hơn lần đầu.
Ngày nay, cùng với xu thế chung là các bệnh chuyển dần từ những bệnh nhiễm khuẩn sang những bệnh không nhiễm khuẩn như: bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, tai biến mạch máu não, đặc biệt tai biến mạch máu não xảy ra với tỉ lệ mắc phải ngày càng cao. Do vậy, việc nâng cao ý thức phòng bệnh của cá nhân của gia đình và xã hội là việc làm vô cùng cần thiết và cấp bách, trong đó vai trò tư vấn của bác sĩ chuyên khoa là khâu then chốt.
BS.CKI. TRẦN QUỐC LONG (Sức khỏe đời sống)
Bài viết cùng chủ đề
- Điều trị suy tim
- 1
- 910