Trong lúc chờ lâm bồn, các bà mẹ thường cảm thấy rất khó chịu và đau đớn, dễ rơi vào tình trạng stress về tâm lý và thể chất khi chuyển dạ, vì thế các bà mẹ nên biết cách hít thở theo từng cơn co của tử cung.
Nữ hộ sinh Trần Thị Mỹ Linh, Bệnh viện Hùng Vương (TP HCM) cho biết, việc hít thở đúng cách giúp tăng tối đa hiệu quả hô hấp, duy trì lượng oxygen cần thiết cho mẹ và con. Hít thở đúng cách còn làm tăng sự thư giãn, làm cho cổ tử cung mềm và xóa mở tốt, giúp cuộc chuyển dạ thuận lợi hơn. Khi chuyển dạ, việc chú ý đến hít thở sẽ giúp bà bầu giảm đau đáng kể. Ngoài ra, việc kết hợp thở với rặn đúng cách giúp bà mẹ sinh dễ dàng, nhanh chóng hơn.
Theo nữ hộ sinh Mỹ Linh, tư thế thoải mái rất quan trọng lúc thở. Nằm ngửa sẽ không tốt vì nó làm chậm chuyển dạ và hạn chế tuần hoàn nhau thai. Bà mẹ nên nằm nghiêng hay ngồi sẽ tốt hơn. Việc thở ngực sẽ làm giảm bớt sự trở ngại do đáy tử cung cao đè lên cơ hoành và cách thở này được sử dụng trong suốt thời gian chuyển dạ.
"Bà mẹ nên tập trung vào một điểm trọng tâm nào đó mà quên lãng đi cơn đau của cơn co tử cung. Điểm trọng tâm này có thể là một vật hay một tranh ảnh vui, đẹp, dễ nhìn thấy", nữ hộ sinh đưa ra lời khuyên.
Hơi thở sâu là hít vào thật sâu, thoải mái. Có thể hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng hoặc hít thở đều bằng miệng. Lấy một hơi thở sâu khi cơn co chấm dứt là một tín hiệu để nhắc sản phụ rằng cơn co đã qua và sản phụ có thể nghỉ ngơi và thở bình thường. Hơi thở sâu còn làm tăng oxy, giảm CO2. Các nữ hộ sinh sẽ dùng tín hiệu lời nói như "cơn co bắt đầu, cơn co chấm dứt" để nhắc nhở bà mẹ thở.
Nữ hộ sinh Mỹ Linh đưa ra các kiểu thở, tương ứng với từng giai đoạn chuyển dạ và rặn sinh. Các bà mẹ cần ghi nhớ những bài tập này để đến lúc "vượt cạn" sẽ áp dụng.
1. Thở chậm - sâu
Kiểu thở này được dùng trong giai đoạn tiềm thời của chuyển dạ, cổ tử cung mở dưới 3cm.
Khi có cơn co tử cung, bắt đầu bằng hơi thở sâu rồi thở chậm sâu (hít bằng mũi, thở ra bằng miệng), thở chậm rãi, đều đặn và chấm dứt với một hơi thở sâu khi hết cơn co. Khi hít vào sao cho bụng phình lên, thở ra bụng xẹp xuống.
Thở 4-6 nhịp cho một cơn co tử cung khoảng 25-30 giây.
2. Thở ngực nhanh - nông
Kiểu thở này được dùng trong giai đoạn hoạt động, cổ tử cung mở 4-7cm, cơn co thường mạnh hơn, dài hơn và dầy hơn.
Khi có cơn co tử cung, bắt đầu với một hơi thở sâu, tiếp theo đó là thở ngực nông. Khi cường độ cơn co càng lên cao thì càng thở nhanh hơn. Thở chậm lại khi cơn co giảm dần rồi lấy một hơi thở sâu khi cơn co chấm dứt.
Thở 20-25 nhịp/ 1 phút. Thở chậm hơn vào đầu và cuối cơn co, thở nhanh hơn vào giữa cơn co.
3. Thở thổi nến
Được dùng trong giai đoạn chuyển tiếp, khi cổ tử cung mở 7-9cm, cơn co tử cung mạnh, khoảng cách giữa 2 cơn co ngắn, sản phụ thường mắc rặn vì ngôi thai xuống và đè vào trực tràng. Kiểu thở này giúp làm giảm áp lực từ tử cung, tránh rặn sớm.
Khi cơn co bắt đầu, hít một hơi thở sâu, kế đó thở nhanh, nông 4 lần rồi thổi mạnh một lần qua miệng, lại tiếp tục thở nhanh nông 4 lần rồi thổi ra. Cứ thế cho đến hết cơn co và chấm dứt một hơi thở sâu.
4. Rặn
Kiểu thở này được dùng trong giai đoạn 2 của chuyển dạ, khi cổ tử cung mở trọn và người mẹ muốn rặn. Tư thế để rặn là tư thế "cong chữ C".
Khi có cơn co, lấy 2 hơi thở sâu kế đó hít một hơi dài, giữ hơi và bắt đầu rặn xuống. Khi rặn tựa cằm vào ngực, mắt nhìn xuống rốn, hết hơi bà mẹ nên rặn tiếp tục và hít một hơi thở sâu khác, giữ hơi và tiếp tục rặn, đến khi hết cơn co tử cung.
Khi hít thở chậm sâu các bà mẹ có thể thực hiện bất cứ tư thế nào cũng được như đang nằm, đứng hoặc ngồi, các bà mẹ càng thư giãn thì việc hít thở càng hiệu quả.
(VnE)
Nữ hộ sinh Trần Thị Mỹ Linh, Bệnh viện Hùng Vương (TP HCM) cho biết, việc hít thở đúng cách giúp tăng tối đa hiệu quả hô hấp, duy trì lượng oxygen cần thiết cho mẹ và con. Hít thở đúng cách còn làm tăng sự thư giãn, làm cho cổ tử cung mềm và xóa mở tốt, giúp cuộc chuyển dạ thuận lợi hơn. Khi chuyển dạ, việc chú ý đến hít thở sẽ giúp bà bầu giảm đau đáng kể. Ngoài ra, việc kết hợp thở với rặn đúng cách giúp bà mẹ sinh dễ dàng, nhanh chóng hơn.
Theo nữ hộ sinh Mỹ Linh, tư thế thoải mái rất quan trọng lúc thở. Nằm ngửa sẽ không tốt vì nó làm chậm chuyển dạ và hạn chế tuần hoàn nhau thai. Bà mẹ nên nằm nghiêng hay ngồi sẽ tốt hơn. Việc thở ngực sẽ làm giảm bớt sự trở ngại do đáy tử cung cao đè lên cơ hoành và cách thở này được sử dụng trong suốt thời gian chuyển dạ.
"Bà mẹ nên tập trung vào một điểm trọng tâm nào đó mà quên lãng đi cơn đau của cơn co tử cung. Điểm trọng tâm này có thể là một vật hay một tranh ảnh vui, đẹp, dễ nhìn thấy", nữ hộ sinh đưa ra lời khuyên.
Hơi thở sâu là hít vào thật sâu, thoải mái. Có thể hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng hoặc hít thở đều bằng miệng. Lấy một hơi thở sâu khi cơn co chấm dứt là một tín hiệu để nhắc sản phụ rằng cơn co đã qua và sản phụ có thể nghỉ ngơi và thở bình thường. Hơi thở sâu còn làm tăng oxy, giảm CO2. Các nữ hộ sinh sẽ dùng tín hiệu lời nói như "cơn co bắt đầu, cơn co chấm dứt" để nhắc nhở bà mẹ thở.
Nữ hộ sinh Mỹ Linh đưa ra các kiểu thở, tương ứng với từng giai đoạn chuyển dạ và rặn sinh. Các bà mẹ cần ghi nhớ những bài tập này để đến lúc "vượt cạn" sẽ áp dụng.
1. Thở chậm - sâu
Kiểu thở này được dùng trong giai đoạn tiềm thời của chuyển dạ, cổ tử cung mở dưới 3cm.
Khi có cơn co tử cung, bắt đầu bằng hơi thở sâu rồi thở chậm sâu (hít bằng mũi, thở ra bằng miệng), thở chậm rãi, đều đặn và chấm dứt với một hơi thở sâu khi hết cơn co. Khi hít vào sao cho bụng phình lên, thở ra bụng xẹp xuống.
Thở 4-6 nhịp cho một cơn co tử cung khoảng 25-30 giây.
2. Thở ngực nhanh - nông
Kiểu thở này được dùng trong giai đoạn hoạt động, cổ tử cung mở 4-7cm, cơn co thường mạnh hơn, dài hơn và dầy hơn.
Khi có cơn co tử cung, bắt đầu với một hơi thở sâu, tiếp theo đó là thở ngực nông. Khi cường độ cơn co càng lên cao thì càng thở nhanh hơn. Thở chậm lại khi cơn co giảm dần rồi lấy một hơi thở sâu khi cơn co chấm dứt.
Thở 20-25 nhịp/ 1 phút. Thở chậm hơn vào đầu và cuối cơn co, thở nhanh hơn vào giữa cơn co.
3. Thở thổi nến
Được dùng trong giai đoạn chuyển tiếp, khi cổ tử cung mở 7-9cm, cơn co tử cung mạnh, khoảng cách giữa 2 cơn co ngắn, sản phụ thường mắc rặn vì ngôi thai xuống và đè vào trực tràng. Kiểu thở này giúp làm giảm áp lực từ tử cung, tránh rặn sớm.
Khi cơn co bắt đầu, hít một hơi thở sâu, kế đó thở nhanh, nông 4 lần rồi thổi mạnh một lần qua miệng, lại tiếp tục thở nhanh nông 4 lần rồi thổi ra. Cứ thế cho đến hết cơn co và chấm dứt một hơi thở sâu.
4. Rặn
Kiểu thở này được dùng trong giai đoạn 2 của chuyển dạ, khi cổ tử cung mở trọn và người mẹ muốn rặn. Tư thế để rặn là tư thế "cong chữ C".
Khi có cơn co, lấy 2 hơi thở sâu kế đó hít một hơi dài, giữ hơi và bắt đầu rặn xuống. Khi rặn tựa cằm vào ngực, mắt nhìn xuống rốn, hết hơi bà mẹ nên rặn tiếp tục và hít một hơi thở sâu khác, giữ hơi và tiếp tục rặn, đến khi hết cơn co tử cung.
Khi hít thở chậm sâu các bà mẹ có thể thực hiện bất cứ tư thế nào cũng được như đang nằm, đứng hoặc ngồi, các bà mẹ càng thư giãn thì việc hít thở càng hiệu quả.
(VnE)