[h=2]CẨM CÙ XOAN NGƯỢC[/h]
Tên khác: Hồ da xoan ngược.
Tên khoa học: Hoya obovata Decne.; thuộc họ Thiên lý (Asclepiadaceae).
Mô tả: Phụ sinh to; thân có đường kính 5-7mm. Lá mập, dày; phiến không lông, xoan ngược, đầu lõm, gốc hình tim, gân phụ thường không thấy, 3-4 cặp; cuống 1cm. Tán hình cầu, ở nách lá, trên cuống đứng cao; hoa nhiều, trắng hay hồng hồng, trên cuống đài 1-2cm, mảnh; tràng rộng 14-16mm; tràng phụ hình sao to. Có một thứ khác, var. kerrii (Craib) Cost., có lá nhỏ hơn, gốc hẹp.
Bộ phận dùng: Lá, nhựa (Folium et Latex Hoyae Obovatae).
Phân bố sinh thái: Loài của Đông Nam Á: Lào, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam đến Indonesia. Ở nước ta có gặp ở rừng đồng bằng và cao nguyên.
Công dụng: Nhân dân thường dùng lá làm thuốc trị sốt rét. Ở vùng Tateng (độ cao 400m) của Campuchia, người ta lấy nhựa để làm liền sẹo những vết chém, vết đứt do dao và gươm giáo sắc.
Tên khoa học: Hoya obovata Decne.; thuộc họ Thiên lý (Asclepiadaceae).
Mô tả: Phụ sinh to; thân có đường kính 5-7mm. Lá mập, dày; phiến không lông, xoan ngược, đầu lõm, gốc hình tim, gân phụ thường không thấy, 3-4 cặp; cuống 1cm. Tán hình cầu, ở nách lá, trên cuống đứng cao; hoa nhiều, trắng hay hồng hồng, trên cuống đài 1-2cm, mảnh; tràng rộng 14-16mm; tràng phụ hình sao to. Có một thứ khác, var. kerrii (Craib) Cost., có lá nhỏ hơn, gốc hẹp.
Bộ phận dùng: Lá, nhựa (Folium et Latex Hoyae Obovatae).
Phân bố sinh thái: Loài của Đông Nam Á: Lào, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam đến Indonesia. Ở nước ta có gặp ở rừng đồng bằng và cao nguyên.
Công dụng: Nhân dân thường dùng lá làm thuốc trị sốt rét. Ở vùng Tateng (độ cao 400m) của Campuchia, người ta lấy nhựa để làm liền sẹo những vết chém, vết đứt do dao và gươm giáo sắc.