Giấc ngủ ngắn trong ngày luôn là điều cần thiết. Nhưng đối với các bé nhỏ trong độ khoảng từ 1 tuổi trở lên, tạo được thói quen ngủ trưa cho bé thường không dễ chút nào, ngay cả khi bạn thấy bé đã thấm mệt hoặc cáu gắt. Các bước sau đây sẽ giúp bạn tạo được thói quen ngủ trưa cho bé.
Nếu bạn là bà mẹ đi làm bận rộn, bạn có thể chia sẻ những điều này cho ông bà hoặc người giúp việc nhé.
1. Lập thời gian ngủ thích hợp
Thời gian ngủ của bé luôn thay đổi trong suốt 1 năm đầu, tuy nhiên bé vẫn cần một giấc ngủ trưa. Vì thế hãy quan sát xem thời gian nào bé thường trở nên mệt mỏi, có thể là gần trưa hoặc quá trưa một chút, đặt bé vào giường.
2. Theo sát thời gian biểu
Thực hiện thời gian ngủ của bé đều đặn hằng ngày, ngay cả trong những ngày bé không thực sự mệt mỏi vào khoảng thời gian này. Nếu đợi cho đến khi bé thấm mệt mới cho bé ngủ thì bạn sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc dỗ bé ngủ. Thời gian biểu đều đặn sẽ giúp bé bớt phản kháng mỗi khi đến giờ ngủ trưa.
3. Đọc truyện cho bé nghe
Gần đến giờ ngủ, hãy tạo không khí yên lặng trong nhà, nếu không bé sẽ dễ bị phân tâm bởi những hoạt động chung quanh mình và không thê tập trung vào giấc ngủ. Những hoạt động thư giãn như chơi yên lặng với một món đồ chơi hoặc kể truyện cho bé nghe sẽ giúp bé dễ đi vào giấc ngủ. Bạn nên làm trong khoảng 10 phút trước giờ ngủ của bé.
4. Duy trì thói quen
Việc thực hiện các hoạt động quen thuộc trước giờ ngủ rất có ích. Bé sẽ ghi nhớ và dần dần đi vào nề nếp và bớt dần sự phản kháng. Điều chủ yếu không phải là hoạt động mà ở việc luôn thực hiện những hoạt động này nhằm mục đích cuối cùng là đặt bé vào giường ngủ.
5. Cần kiên quyết và bất chấp sự phản kháng
Luôn luôn thực hiện theo kế hoạch đã định dù cho bé có tỏ ra không thích. Giữ không khí yên lặng, nói chuyện dịu dàng với bé và đưa bé vào giường. Bạn nên lơ đi khi bé la khóc, trấn an bé, nhẹ nhàng nói chuyện với bé. Cố gắng giữ bình tĩnh ngay cả khi bạn đang căng thẳng và bực mình. Cơn quấy của bé sẽ từ từ giảm dần khi cơn buồn ngủ đến.
6. Không ở cạnh bé quá lâu
Sau khi bé đã chịu nằm yên trên giường, hãy nán lại vài phút dỗ dành và thì thầm với bé. Khi bé bắt đầu thiếp đi hoặc nằm im lặng một mình, hãy hôn bé và từ rời khỏi giường thật khẽ.
7. Giữ yên lặng
Nếu bé quấy khóc không nên ẳm bé ra khỏi giường cũng như chơi với bé. Vì làm như thế, bạn sẽ tạo thói quen cho bé vào lần sau, bé sẽ không chịu ngủ nữa. Hãy để bé nằm trên giường, giữ yên lặng, trấn an và dỗ dành bé, sau đó rời khỏi phòng.
(Đẹp Online)
Nếu bạn là bà mẹ đi làm bận rộn, bạn có thể chia sẻ những điều này cho ông bà hoặc người giúp việc nhé.
1. Lập thời gian ngủ thích hợp
Thời gian ngủ của bé luôn thay đổi trong suốt 1 năm đầu, tuy nhiên bé vẫn cần một giấc ngủ trưa. Vì thế hãy quan sát xem thời gian nào bé thường trở nên mệt mỏi, có thể là gần trưa hoặc quá trưa một chút, đặt bé vào giường.
2. Theo sát thời gian biểu
Thực hiện thời gian ngủ của bé đều đặn hằng ngày, ngay cả trong những ngày bé không thực sự mệt mỏi vào khoảng thời gian này. Nếu đợi cho đến khi bé thấm mệt mới cho bé ngủ thì bạn sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc dỗ bé ngủ. Thời gian biểu đều đặn sẽ giúp bé bớt phản kháng mỗi khi đến giờ ngủ trưa.
3. Đọc truyện cho bé nghe
Gần đến giờ ngủ, hãy tạo không khí yên lặng trong nhà, nếu không bé sẽ dễ bị phân tâm bởi những hoạt động chung quanh mình và không thê tập trung vào giấc ngủ. Những hoạt động thư giãn như chơi yên lặng với một món đồ chơi hoặc kể truyện cho bé nghe sẽ giúp bé dễ đi vào giấc ngủ. Bạn nên làm trong khoảng 10 phút trước giờ ngủ của bé.
4. Duy trì thói quen
Việc thực hiện các hoạt động quen thuộc trước giờ ngủ rất có ích. Bé sẽ ghi nhớ và dần dần đi vào nề nếp và bớt dần sự phản kháng. Điều chủ yếu không phải là hoạt động mà ở việc luôn thực hiện những hoạt động này nhằm mục đích cuối cùng là đặt bé vào giường ngủ.
5. Cần kiên quyết và bất chấp sự phản kháng
Luôn luôn thực hiện theo kế hoạch đã định dù cho bé có tỏ ra không thích. Giữ không khí yên lặng, nói chuyện dịu dàng với bé và đưa bé vào giường. Bạn nên lơ đi khi bé la khóc, trấn an bé, nhẹ nhàng nói chuyện với bé. Cố gắng giữ bình tĩnh ngay cả khi bạn đang căng thẳng và bực mình. Cơn quấy của bé sẽ từ từ giảm dần khi cơn buồn ngủ đến.
6. Không ở cạnh bé quá lâu
Sau khi bé đã chịu nằm yên trên giường, hãy nán lại vài phút dỗ dành và thì thầm với bé. Khi bé bắt đầu thiếp đi hoặc nằm im lặng một mình, hãy hôn bé và từ rời khỏi giường thật khẽ.
7. Giữ yên lặng
Nếu bé quấy khóc không nên ẳm bé ra khỏi giường cũng như chơi với bé. Vì làm như thế, bạn sẽ tạo thói quen cho bé vào lần sau, bé sẽ không chịu ngủ nữa. Hãy để bé nằm trên giường, giữ yên lặng, trấn an và dỗ dành bé, sau đó rời khỏi phòng.
(Đẹp Online)
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,351
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,127
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,305
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,139