Thói quen ăn uống không đúng cách của bà bầu vô tình gây hại không những đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến thai nhi. Dưới đây là những thực phẩm các bà bầu tuyệt đối không được sử dụng.
Bác sĩ chuyên khoa 1 Phan Thị Hiền Thu - Trung tâm dinh dưỡng TPHCM khuyến cáo, thai phụ không nên ăn nhiều chất ngọt để tránh tăng cân nhanh, phòng ngừa các nguy cơ rối loạn đường huyết trong thai kỳ; chú ý giảm ăn mặn để tránh phù nề và cao huyết áp gây sản giật.
Khi có thai, sự thay đổi nội tiết làm hệ thống miễn dịch của mẹ chịu nhiều áp lực, dẫn đến dễ mắc các bệnh do vi trùng, virus hay ký sinh trùng từ thức ăn nhiễm mầm bệnh. Vì vậy phụ nữ có thai không nên ăn:
1. Các món gỏi, thịt sống
Bao gồm thịt cá, tôm cua các loại, kể cả nuôi trồng bằng kỹ thuật hữu cơ, cá nước ngọt, nước mặn, ví dụ như gỏi, tiết canh, nộm, sushi hay lẩu tái v.v.
Đây là món ăn lạ miệng, khoái khẩu nhưng lại là những thực phẩm rất dễ gây bệnh, nhất là trong bối cảnh an toàn thực phẩm đang diễn ra phức tạp như hiện nay và một khi chưa được nấu chín sẽ có thể chứa nhiều loại khuẩn nguy hiểm, nhất là khuẩn Listeria, Ecoli thủ phạm gây bệnh tiêu chảy mà lâu nay vẫn được dư luận nhắc đến.
Cách tốt nhất là không nên ăn sống, thực hiện phương án ăn chín uống sôi và đảm bảo tốt các quy định về an toàn thực phẩm.
2. Món pa-tê
Theo số liệu thống kê thì Pate là món ăn có chứa rất nhiều khuẩn Listeria, gây các loại bệnh rối loạn tiêu hoá, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ sản phụ và trẻ sơ sinh.
3. Pho mát mềm và bơ
Đây là thực phẩm nên loại bỏ khỏi thực đơn trong giai đoạn 9 tháng 10 ngày vì nó thường nhiễm độc khuẩn Listeria, kể cả những loại pho mát có tiếng như Gruyere và Parmesan. Nếu dùng chỉ nên hạn chế ở những loại bơ có chất lượng đã được kiểm chứng.
Đây cũng là những loại thực phẩm chưa qua quá trình triệt khuẩn nên không có lợi trong giai đoạn thai kỳ.
4. Trứng sống
Rất nhiều người có thói quen ăn các loại trứng sống, trứng chần vì nó ngon miệng nhưng lại là nguồn thực phẩm có chứa nhiều khuẩn salmonelca. Giới dinh dưỡng không khuyến cáo phụ nữ mang thai loại bỏ trứng mà phải ăn khi đã chế biến triệt để.
Ví dụ, nếu luộc thì lòng đỏ phải chín và trở về trạng thái đặc (nên ăn cả lòng trắng). Lòng đỏ trứng có chứa hàm lượng phospholipids cao, loại mỡ tốt giúp não của trẻ phát triển.
5. Các loại cá biển nước sâu
Đây là nhóm cá chuyên sống ở vùng nước sâu có hàm lượng thuỷ ngân cao như cá kiếm, cá mập, cá ngừ, cá mú... Hàm lượng thuỷ ngân cao có thể gây sẩy thai, khuyết tật khi sinh vì thuỷ ngân được truyền từ người mẹ qua nhau thai, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh của đứa trẻ, làm cho não kém phát triển.
6. Lạc (Đậu Phộng)
Trong quá trình mang thai phụ nữ nên hạn chế hoặc không nên ăn lạc vì nó là thủ phạm làm tăng các loại bệnh dị ứng, đặc biệt là dị ứng bào thai, nhất là nhóm người mắc chứng di truyền dị ứng với loại thực phẩm này. Ngoài lạc thì các loại thực phẩm dạng hạt khác lại nên ăn vì nó là nguồn cung cấp protein, manhê, viatamin E và B rất tốt cho cả hai.
Đồ hộp, thức ăn nhanh theo nghiên cứu thì đây là nhóm thực phẩm có chứa vi khuẩn Listeria monocytogene.
7. Đồ hộp và thực phẩm ăn nhanh
Theo nghiên cứu thì đây là nhóm thực phẩm có chứa vi khuẩn Listeria monocytogene, nhất là đồ hộp, rủi ro thường gặp là tăng hiện tượng đẻ non và sẩy thai. Lý do, có chứa nhiều mỡ gây bất lợi cho cơ thể, đặc biệt là mỡ tranfat (mỡ chuyển tiếp hay mỡ dùng lại nhiều lần) không có lợi cho thời gian thai kỳ.
8. Caffein
Đồ ăn đồ uống có chứa nhiều caffein được xem là bất lợi cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai, nó là chất kích thích có nhiều trong chè, cà phê, coca, nước tăng lực vv... Hậu quả làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp dẫn đến mất ngủ, đau đầu, căng thẳng thần kinh và dễ gây các biến chứng nguy hiểm như sẩy thai hay đẻ non.
9. Rượu bia
Từ lâu giới dinh dưỡng thường khuyến cáo phụ nữ khi mang thai và cho con bú không nên uống rượu bia vì nó gây chứng nhiễm độc cồn bào thai (FAS) làm suy giảm sức khoẻ thể chất lẫn tinh thần của đứa trẻ.
10. Khoai tây mọc mầm xanh
Đây là thực phẩm rất độc vì có chứa một chất độc có tên là Solanin có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng mà người ta chưa lường hết, nhất là rủi ro gây sẩy thai.
Ngoài ra, thai phụ cần tránh những thực phẩm nhiều “năng lượng rỗng” như nước ngọt, kẹo, bánh ngọt… Chú ý lựa chọn thực phẩm tươi sống, giàu dinh dưỡng; các loại thực phẩm vừa giàu chất đạm vừa giàu canxi như cá cơm, tôm, cua, trứng, thịt gia cầm…; ăn thêm nhiều rau củ, trái cây để cung cấp vitamin và khoáng chất.
Những thực phẩm bà bầu không nên ăn cùng nhau
1. Hải sản và bia
Hải sản giàu purine và nucleotide, trong khi bia lại giàu vitamin B1 - giúp phân hủy hai chất trên. Nếu ăn hải sản kèm bia, nó sẽ làm tăng vọt axit uric trong máu, hình thành sỏi tiết niệu và gây bệnh gút.
Ăn hải sản kèm bia, nó sẽ làm tăng vọt axit uric trong máu.
2. Trứng và sữa đậu nành
Hai thực phẩm này đi kèm nhau sẽ làm giảm sự hấp thụ protein trong cơ thể người.
3. Sữa và chocolate
Sữa chứa nhiều protein và canxi, còn chocolate chứa axit oxalic. Hai thứ này trộn với nhau, axit oxalic sẽ kết hợp với canxi và tạo ra canxi oxalate không tan trong nước - chất có thể gây tiêu chảy, khô tóc và các triệu chứng khác ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể.
4. Hoa quả và hải sản
Hệ tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng nếu bạn ăn hoa quả chung với hải sản, nó sẽ gây ói mửa, đau bụng và tiêu chảy.
5. Giăm bông và đồ uống chứa axit lactic
Để bảo quản giăm bông, thịt lợn muối xông khói, xúc xích và các loại thịt chế biến sẵn khác, nhà sản xuất thường bổ sung nitrate để ngăn thực phẩm hỏng và sự sinh sôi các chất độc thịt. Khi nitrate tương tác với axit hữu cơ (như axit lactic, axit citric, axit tartaric...) nó sẽ chuyển hóa thành chất sinh ung thư có tên gọi nitrosamine.
6. Khoai tây và thịt bò
Do sự khác biệt về nồng độ axit cần thiết để tiêu hóa hai loại thức ăn này, nó sẽ kéo dài thời gian thực phẩm ở trong dạ dày, gây khó chịu đường tiêu hóa.
7. Cải bó xôi và đậu phụ
Đậu phụ chứa nhiều hai chất là magie clorua và canxi sunphat, trong khi đó cải bó xôi chứa axit oxalic. Khi kết hợp, nó sẽ tạo ra magie oxalate và canxi oxalate, hai chất kết tủa không tiêu này có thể ảnh hưởng tới sự hấp thụ canxi cũng như gây ra sỏi thận.
8. Củ cải và hoa quả
Củ cải có thể sinh ra chất thiocyanate. Nếu được ăn cùng với hoa quả, thành phần flavonoid trong hoa quả sẽ được chuyển hóa thành một chất gây ảnh hưởng tới chức năng tuyến giáp.
9. Lá hẹ (chive) và đậu phụ
Canxi trong đậu phụ có thể kết hợp với axit oxalic trong cây hẹ và tạo ra chất kết tủa canxi oxalate, khiến cho việc hấp thụ canxi trở nên khó khăn.
10. Trà và trứng
Trà chứa các chất có tính axit. Kết hợp với sắt ở trong trứng, nó sẽ gây kích thích dạ dày và ảnh hưởng đến đường tiêu hóa cũng như sự hấp thụ dinh dưỡng.
(Theo Sức khỏe đời sống)
Bác sĩ chuyên khoa 1 Phan Thị Hiền Thu - Trung tâm dinh dưỡng TPHCM khuyến cáo, thai phụ không nên ăn nhiều chất ngọt để tránh tăng cân nhanh, phòng ngừa các nguy cơ rối loạn đường huyết trong thai kỳ; chú ý giảm ăn mặn để tránh phù nề và cao huyết áp gây sản giật.
Khi có thai, sự thay đổi nội tiết làm hệ thống miễn dịch của mẹ chịu nhiều áp lực, dẫn đến dễ mắc các bệnh do vi trùng, virus hay ký sinh trùng từ thức ăn nhiễm mầm bệnh. Vì vậy phụ nữ có thai không nên ăn:
1. Các món gỏi, thịt sống
Bao gồm thịt cá, tôm cua các loại, kể cả nuôi trồng bằng kỹ thuật hữu cơ, cá nước ngọt, nước mặn, ví dụ như gỏi, tiết canh, nộm, sushi hay lẩu tái v.v.
Đây là món ăn lạ miệng, khoái khẩu nhưng lại là những thực phẩm rất dễ gây bệnh, nhất là trong bối cảnh an toàn thực phẩm đang diễn ra phức tạp như hiện nay và một khi chưa được nấu chín sẽ có thể chứa nhiều loại khuẩn nguy hiểm, nhất là khuẩn Listeria, Ecoli thủ phạm gây bệnh tiêu chảy mà lâu nay vẫn được dư luận nhắc đến.
Cách tốt nhất là không nên ăn sống, thực hiện phương án ăn chín uống sôi và đảm bảo tốt các quy định về an toàn thực phẩm.
2. Món pa-tê
Theo số liệu thống kê thì Pate là món ăn có chứa rất nhiều khuẩn Listeria, gây các loại bệnh rối loạn tiêu hoá, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ sản phụ và trẻ sơ sinh.
3. Pho mát mềm và bơ
Đây là thực phẩm nên loại bỏ khỏi thực đơn trong giai đoạn 9 tháng 10 ngày vì nó thường nhiễm độc khuẩn Listeria, kể cả những loại pho mát có tiếng như Gruyere và Parmesan. Nếu dùng chỉ nên hạn chế ở những loại bơ có chất lượng đã được kiểm chứng.
Đây cũng là những loại thực phẩm chưa qua quá trình triệt khuẩn nên không có lợi trong giai đoạn thai kỳ.
4. Trứng sống
Rất nhiều người có thói quen ăn các loại trứng sống, trứng chần vì nó ngon miệng nhưng lại là nguồn thực phẩm có chứa nhiều khuẩn salmonelca. Giới dinh dưỡng không khuyến cáo phụ nữ mang thai loại bỏ trứng mà phải ăn khi đã chế biến triệt để.
Ví dụ, nếu luộc thì lòng đỏ phải chín và trở về trạng thái đặc (nên ăn cả lòng trắng). Lòng đỏ trứng có chứa hàm lượng phospholipids cao, loại mỡ tốt giúp não của trẻ phát triển.
5. Các loại cá biển nước sâu
Đây là nhóm cá chuyên sống ở vùng nước sâu có hàm lượng thuỷ ngân cao như cá kiếm, cá mập, cá ngừ, cá mú... Hàm lượng thuỷ ngân cao có thể gây sẩy thai, khuyết tật khi sinh vì thuỷ ngân được truyền từ người mẹ qua nhau thai, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh của đứa trẻ, làm cho não kém phát triển.
6. Lạc (Đậu Phộng)
Trong quá trình mang thai phụ nữ nên hạn chế hoặc không nên ăn lạc vì nó là thủ phạm làm tăng các loại bệnh dị ứng, đặc biệt là dị ứng bào thai, nhất là nhóm người mắc chứng di truyền dị ứng với loại thực phẩm này. Ngoài lạc thì các loại thực phẩm dạng hạt khác lại nên ăn vì nó là nguồn cung cấp protein, manhê, viatamin E và B rất tốt cho cả hai.
Đồ hộp, thức ăn nhanh theo nghiên cứu thì đây là nhóm thực phẩm có chứa vi khuẩn Listeria monocytogene.
7. Đồ hộp và thực phẩm ăn nhanh
Theo nghiên cứu thì đây là nhóm thực phẩm có chứa vi khuẩn Listeria monocytogene, nhất là đồ hộp, rủi ro thường gặp là tăng hiện tượng đẻ non và sẩy thai. Lý do, có chứa nhiều mỡ gây bất lợi cho cơ thể, đặc biệt là mỡ tranfat (mỡ chuyển tiếp hay mỡ dùng lại nhiều lần) không có lợi cho thời gian thai kỳ.
8. Caffein
Đồ ăn đồ uống có chứa nhiều caffein được xem là bất lợi cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai, nó là chất kích thích có nhiều trong chè, cà phê, coca, nước tăng lực vv... Hậu quả làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp dẫn đến mất ngủ, đau đầu, căng thẳng thần kinh và dễ gây các biến chứng nguy hiểm như sẩy thai hay đẻ non.
9. Rượu bia
Từ lâu giới dinh dưỡng thường khuyến cáo phụ nữ khi mang thai và cho con bú không nên uống rượu bia vì nó gây chứng nhiễm độc cồn bào thai (FAS) làm suy giảm sức khoẻ thể chất lẫn tinh thần của đứa trẻ.
10. Khoai tây mọc mầm xanh
Đây là thực phẩm rất độc vì có chứa một chất độc có tên là Solanin có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng mà người ta chưa lường hết, nhất là rủi ro gây sẩy thai.
Ngoài ra, thai phụ cần tránh những thực phẩm nhiều “năng lượng rỗng” như nước ngọt, kẹo, bánh ngọt… Chú ý lựa chọn thực phẩm tươi sống, giàu dinh dưỡng; các loại thực phẩm vừa giàu chất đạm vừa giàu canxi như cá cơm, tôm, cua, trứng, thịt gia cầm…; ăn thêm nhiều rau củ, trái cây để cung cấp vitamin và khoáng chất.
Những thực phẩm bà bầu không nên ăn cùng nhau
1. Hải sản và bia
Hải sản giàu purine và nucleotide, trong khi bia lại giàu vitamin B1 - giúp phân hủy hai chất trên. Nếu ăn hải sản kèm bia, nó sẽ làm tăng vọt axit uric trong máu, hình thành sỏi tiết niệu và gây bệnh gút.
Ăn hải sản kèm bia, nó sẽ làm tăng vọt axit uric trong máu.
2. Trứng và sữa đậu nành
Hai thực phẩm này đi kèm nhau sẽ làm giảm sự hấp thụ protein trong cơ thể người.
3. Sữa và chocolate
Sữa chứa nhiều protein và canxi, còn chocolate chứa axit oxalic. Hai thứ này trộn với nhau, axit oxalic sẽ kết hợp với canxi và tạo ra canxi oxalate không tan trong nước - chất có thể gây tiêu chảy, khô tóc và các triệu chứng khác ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể.
4. Hoa quả và hải sản
Hệ tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng nếu bạn ăn hoa quả chung với hải sản, nó sẽ gây ói mửa, đau bụng và tiêu chảy.
5. Giăm bông và đồ uống chứa axit lactic
Để bảo quản giăm bông, thịt lợn muối xông khói, xúc xích và các loại thịt chế biến sẵn khác, nhà sản xuất thường bổ sung nitrate để ngăn thực phẩm hỏng và sự sinh sôi các chất độc thịt. Khi nitrate tương tác với axit hữu cơ (như axit lactic, axit citric, axit tartaric...) nó sẽ chuyển hóa thành chất sinh ung thư có tên gọi nitrosamine.
6. Khoai tây và thịt bò
Do sự khác biệt về nồng độ axit cần thiết để tiêu hóa hai loại thức ăn này, nó sẽ kéo dài thời gian thực phẩm ở trong dạ dày, gây khó chịu đường tiêu hóa.
7. Cải bó xôi và đậu phụ
Đậu phụ chứa nhiều hai chất là magie clorua và canxi sunphat, trong khi đó cải bó xôi chứa axit oxalic. Khi kết hợp, nó sẽ tạo ra magie oxalate và canxi oxalate, hai chất kết tủa không tiêu này có thể ảnh hưởng tới sự hấp thụ canxi cũng như gây ra sỏi thận.
8. Củ cải và hoa quả
Củ cải có thể sinh ra chất thiocyanate. Nếu được ăn cùng với hoa quả, thành phần flavonoid trong hoa quả sẽ được chuyển hóa thành một chất gây ảnh hưởng tới chức năng tuyến giáp.
9. Lá hẹ (chive) và đậu phụ
Canxi trong đậu phụ có thể kết hợp với axit oxalic trong cây hẹ và tạo ra chất kết tủa canxi oxalate, khiến cho việc hấp thụ canxi trở nên khó khăn.
10. Trà và trứng
Trà chứa các chất có tính axit. Kết hợp với sắt ở trong trứng, nó sẽ gây kích thích dạ dày và ảnh hưởng đến đường tiêu hóa cũng như sự hấp thụ dinh dưỡng.
(Theo Sức khỏe đời sống)