[h=2]CHÓC[/h]
Tên khác: Chóc, Củ chóc, Bán hạ ba thuỳ.
Tên khoa học: Typhonium trilobatum (L.) Schott; thuộc họ Ráy (Araceae).
Tên đồng nghĩa: Arum trilobatum L.
Mô tả: Cây thảo cao 30-50cm, có thân củ gần hình cầu, đường kính đến 4cm. Lá hình mũi mác chia làm ba thuỳ hình trái xoan; cuống lá dài 25-30cm, phình thành bẹ. Cụm hoa là một bông mo, mo có phần ống thuôn dài 2,5cm, và phần phiến hình trái xoan thuôn nhọn, mặt ngoài màu lục, mặt trong màu đỏ bầm, rộng 5-6cm. Trục hoa màu hồng, mang nhiều hoa nhỏ, kéo dài thành một phần hình dùi, phần không sinh sản dài màu đỏ điều. Quả mọng hình trứng. Cây ra hoa đầu mùa hạ.
Bộ phận dùng: Thân rễ (RhizomaTyphonii).
Phân bố sinh thái: Cây của vùng Ấn Độ-Malaysia mọc hoang trên đất trũng ẩm mát, bờ ao, ven suối, ở vườn, ven đường đi, đặc biệt phong phú trên các vùng đất phù sa bãi sông; gặp nhiều ở vùng đồng bằng.
Thu hái chế biến: Thu hái củ từ tháng 7-12 rửa sạch, để nguyên hoặc thái miếng mỏng, phơi khô hoặc chế thành Nam tinh. Trước hết ngâm nước nóng một ngày đêm cho sạch nhựa, rồi ngâm với nước bồ kết một ngày đêm, với nước phèn chua một ngày đêm, sau đem nấu với Gừng. Dùng Gừng sống 150g cho 1kg củ chóc, giã nát chế nước vào ngâm với củ Chóc trong một buổi, lại đổ ngập nước, nấu trong 2 giờ, đem phơi sấy khô. Nếu còn ngứa, thì lại nấu với nước Gừng lần nữa cho đến khi hết ngứa mới dùng. Theo quy định của Dược điển Việt Nam, thì phải ngâm củ Chóc vào nước vo gạo 1-2 ngày rồi vớt ra, rửa sạch, ngâm với phèn chua trong hai ngày. Khi nhấm không còn cay thì vớt ra, rửa sạch để ráo nước. Giã hơi giập, phơi qua, phân loại củ to, củ nhỏ, tẩm nước gừng, ủ 2-3 giờ rồi đem sấy cháy cạnh. Bảo quản nơi khô ráo.
Thành phần hoá học: Dịch chiết cồn củ Chóc chứa β-sitosterol, 2 sterol chưa xác định và một chất kết tinh. Củ Chóc của Việt Nam chứa alkaloid.
Tính vị, tác dụng: Củ Chóc có vị rất cay và có tác dụng kích thích mạnh, Hoạt chất gây cay là một chất dễ bay hơi nên qua quá trình đun nóng hoặc phơi khô thì vị cay không còn nữa. Khi đã chế thành dạng Nam tinh thì vẫn còn ít vị cay ngứa, tính ấm, có độc, tán phong đờm, kết hạch, sưng tấy, sát trùng, hạ khí tiêu nước ứ đờm đọng, cầm nôn oẹ.
Công dụng:
- Thường dùng trị nôn mửa ở phụ nữ có thai, nôn mửa trong trường hợp viêm dạ dày mạn tính, chữa ho, hen suyễn nhiều đờm, họng viêm có mủ, đau đầu hoa mắt, tiêu hoá kém, ngực bụng trướng đầy.
- Ở Ấn Độ, người ta dùng củ làm thuốc chữa trĩ, dùng ăn với Chuối chữa bệnh đau dạ dày và đắp ngoài chữa các vết cắn của rắn độc.
Liều dùng: Ngày dùng 6-12g củ Chóc, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, lấy củ chóc tươi (có thể dùng toàn cây) giã nát, đắp tại chỗ chữa rắn cắn, mụn nhọt, viêm vú, viêm mủ da, đòn ngã tổn thương chảy máu. Củ có nhiều bột dùng được làm bột ăn.
Bài thuốc:
1. Chữa kinh giản lưng gáy cứng đờ, miệng chảy đờm rãi, hoặc trúng phong méo mồm lệch mắt. Nam tinh, Kinh giới và Gừng sống đều 12g sắc uống. Ngoài dùng củ Chóc chuột giã nát hoặc tán bột trộn với nước Gừng đắp vào sau gáy và bên mặt không méo (nếu tê liệt mắt).
2. Chữa hen suyễn: Nam tinh tán bột trộn với mật bò hay mật lợn vừa đủ dính (độ 30%) đặt trên sanh đồng sấy khô, làm viên với hồ, uống mỗi lần 2-3g, ngày uống 3-4 lần với nước Gừng. Khi đang lên cơn thì uống với nước sắc Hẹ và Gừng, mỗi vị 10g.
3. Ðinh nhọt và viêm mủ da: lấy một lượng củ Chóc vừa phải nghiền bột, trộn thêm ít bột Hồng hoàng làm chất bột dẻo để đắp.
Kiêng kỵ: Người cơ thể suy nhược, khô tân dịch, khát nước, đại tiện táo, ho khan và người có mang không dùng.
Tên khoa học: Typhonium trilobatum (L.) Schott; thuộc họ Ráy (Araceae).
Tên đồng nghĩa: Arum trilobatum L.
Mô tả: Cây thảo cao 30-50cm, có thân củ gần hình cầu, đường kính đến 4cm. Lá hình mũi mác chia làm ba thuỳ hình trái xoan; cuống lá dài 25-30cm, phình thành bẹ. Cụm hoa là một bông mo, mo có phần ống thuôn dài 2,5cm, và phần phiến hình trái xoan thuôn nhọn, mặt ngoài màu lục, mặt trong màu đỏ bầm, rộng 5-6cm. Trục hoa màu hồng, mang nhiều hoa nhỏ, kéo dài thành một phần hình dùi, phần không sinh sản dài màu đỏ điều. Quả mọng hình trứng. Cây ra hoa đầu mùa hạ.
Bộ phận dùng: Thân rễ (RhizomaTyphonii).
Phân bố sinh thái: Cây của vùng Ấn Độ-Malaysia mọc hoang trên đất trũng ẩm mát, bờ ao, ven suối, ở vườn, ven đường đi, đặc biệt phong phú trên các vùng đất phù sa bãi sông; gặp nhiều ở vùng đồng bằng.
Thu hái chế biến: Thu hái củ từ tháng 7-12 rửa sạch, để nguyên hoặc thái miếng mỏng, phơi khô hoặc chế thành Nam tinh. Trước hết ngâm nước nóng một ngày đêm cho sạch nhựa, rồi ngâm với nước bồ kết một ngày đêm, với nước phèn chua một ngày đêm, sau đem nấu với Gừng. Dùng Gừng sống 150g cho 1kg củ chóc, giã nát chế nước vào ngâm với củ Chóc trong một buổi, lại đổ ngập nước, nấu trong 2 giờ, đem phơi sấy khô. Nếu còn ngứa, thì lại nấu với nước Gừng lần nữa cho đến khi hết ngứa mới dùng. Theo quy định của Dược điển Việt Nam, thì phải ngâm củ Chóc vào nước vo gạo 1-2 ngày rồi vớt ra, rửa sạch, ngâm với phèn chua trong hai ngày. Khi nhấm không còn cay thì vớt ra, rửa sạch để ráo nước. Giã hơi giập, phơi qua, phân loại củ to, củ nhỏ, tẩm nước gừng, ủ 2-3 giờ rồi đem sấy cháy cạnh. Bảo quản nơi khô ráo.
Thành phần hoá học: Dịch chiết cồn củ Chóc chứa β-sitosterol, 2 sterol chưa xác định và một chất kết tinh. Củ Chóc của Việt Nam chứa alkaloid.
Tính vị, tác dụng: Củ Chóc có vị rất cay và có tác dụng kích thích mạnh, Hoạt chất gây cay là một chất dễ bay hơi nên qua quá trình đun nóng hoặc phơi khô thì vị cay không còn nữa. Khi đã chế thành dạng Nam tinh thì vẫn còn ít vị cay ngứa, tính ấm, có độc, tán phong đờm, kết hạch, sưng tấy, sát trùng, hạ khí tiêu nước ứ đờm đọng, cầm nôn oẹ.
Công dụng:
- Thường dùng trị nôn mửa ở phụ nữ có thai, nôn mửa trong trường hợp viêm dạ dày mạn tính, chữa ho, hen suyễn nhiều đờm, họng viêm có mủ, đau đầu hoa mắt, tiêu hoá kém, ngực bụng trướng đầy.
- Ở Ấn Độ, người ta dùng củ làm thuốc chữa trĩ, dùng ăn với Chuối chữa bệnh đau dạ dày và đắp ngoài chữa các vết cắn của rắn độc.
Liều dùng: Ngày dùng 6-12g củ Chóc, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, lấy củ chóc tươi (có thể dùng toàn cây) giã nát, đắp tại chỗ chữa rắn cắn, mụn nhọt, viêm vú, viêm mủ da, đòn ngã tổn thương chảy máu. Củ có nhiều bột dùng được làm bột ăn.
Bài thuốc:
1. Chữa kinh giản lưng gáy cứng đờ, miệng chảy đờm rãi, hoặc trúng phong méo mồm lệch mắt. Nam tinh, Kinh giới và Gừng sống đều 12g sắc uống. Ngoài dùng củ Chóc chuột giã nát hoặc tán bột trộn với nước Gừng đắp vào sau gáy và bên mặt không méo (nếu tê liệt mắt).
2. Chữa hen suyễn: Nam tinh tán bột trộn với mật bò hay mật lợn vừa đủ dính (độ 30%) đặt trên sanh đồng sấy khô, làm viên với hồ, uống mỗi lần 2-3g, ngày uống 3-4 lần với nước Gừng. Khi đang lên cơn thì uống với nước sắc Hẹ và Gừng, mỗi vị 10g.
3. Ðinh nhọt và viêm mủ da: lấy một lượng củ Chóc vừa phải nghiền bột, trộn thêm ít bột Hồng hoàng làm chất bột dẻo để đắp.
Kiêng kỵ: Người cơ thể suy nhược, khô tân dịch, khát nước, đại tiện táo, ho khan và người có mang không dùng.