[h=2]CHÌA VÔI[/h]
Tên khác:Bạch phấn đằng, Rau chua, Đậu sương.
Tên khoa học: Cissus modeccoides Planch.; thuộc họ Nho (Vitaceae).
Mô tả: Cây nhỏ, mọc leo, dài 2-4m, thân tròn nhẵn, gốc có củ, toàn thân phủ phấn trắng (nên có tên là Bạch phấn đằng). Tua cuốn hình sợi đơn. Lá đơn, hình dạng thay đổi, thường xẻ thuỳ chân vịt, phía cuống hình tim, dài và rộng đến 6-8cm; những lá phía gốc hình mác gần như nguyên, các lá phía trên chia 5-7 thuỳ dài gần bằng nhau, mép hơi có răng cưa. Hoa màu vàng nhạt, mọc thành ngù đối diện với lá, nhưng ngắn hơn lá và có cuống. Quả nang tròn, 5-6mm, khi chín màu đen. Ở var. modeccoides, thuỳ lá rất sâu; ở var. subintegra Gagnep, thuỳ lá rất cạn. Mùa hoa tháng 4-6, có quả tháng 5-10.
Bộ phận dùng: Rễ củ và dây lá (Radixet Ramulus Cissi).
Phân bố sinh thái: Cây của miền Đông Dương, mọc hoang ở rừng thưa, ven suối, rừng ẩm có ánh sáng. Cũng mọc ở bờ bụi, hàng rào và được trồng ở nhiều nơi vùng đồng bằng. Củ và dây thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa khô. Củ tròn, to bằng quả trứng gà, mấy củ dính liền với gốc cây, hai đầu củ hơi nhọn, ngoài đen, trong trắng. Đào về, rửa sạch ngâm một đêm cho mềm, thái mỏng, phơi khô. Khi dùng đem củ ngâm nước vo gạo, còn dây thì cắt ngắn, tẩm rượu sao. Cũng thường tán bột.
Thành phần hoá học: Ngọn lá non có tỷ lệ %; nước 91,3; protid 1,4; glucid 5,4; xơ 1,1; tro 0,8; trong tro có caroten 15mg%, vitamin C 42,5mg%.
Tính vị, tác dụng: Củ chìa vôi có vị đắng, chua, hơi the, tính mát, có tác dụng thông kinh, phá huyết, trừ tê thấp, lợi tiểu tiêu độc, sát trùng.
Công dụng:
- Nhân dân thường dùng ngọn non và lá nấu canh chua. Củ thường dùng chữa đau nhức xương, đau nhức đầu, tê thấp, gân xương co quắp, sưng tấy, mụn nhọt và chữa rắn cắn. Cũng dùng làm thuốc xổ và nhuận tràng.
- Để chữa mụn nhọt sưng tấy, vừa uống trong, vừa giã dây lá với muối đắp ngoài. Để chữa rắn cắn, giã lá với muối, nhai nuốt nước, bã đắp. Có thể phối hợp với Chua me đất hoa vàng. Quế chi, Gừng, lá Trầu không, vôi, giã nát, thêm nước gạn uống, lấy bã đắp.
- Ở Lạng Sơn, người ta dùng thân cây Chìa vôi rửa sạch, sát trùng rồi dùng nong cổ tử cung sau đó cho uống thuốc kích thích sự co bóp tử cung để gây sẩy thai. Có kết quả nhưng có khi vẫn phải nạo lại, tuy vẫn nhanh hơn.
Liều dùng: Ngày dùng 10-30g, sắc uống; có thể ngâm rượu uống. Dùng ngoài không kể liều lượng.
Bài thuốc:
1. Phong thấp đau nhức xương: Chìa vôi 20g, Dây đau xương 15g, rễ Lá lốt 15g, nước 500ml, sắc còn 250ml, chia 3 lần uống trong ngày.
2. Bong gân, chấn thương, sưng nề, tụ máu: Lá Chìa vôi, lá đau xương, lá Thầu dầu tía, ba vị bằng nhau, giã nát, trộn với giấm hoặc rượu (một miếng đắp cần khoảng 20ml giấm hoặc rượu) sao nóng, đắp và bó vào chỗ bị chấn thương, khi khô lại thay miếng khác, làm 1-2 lần trong ngày.
Tên khoa học: Cissus modeccoides Planch.; thuộc họ Nho (Vitaceae).
Mô tả: Cây nhỏ, mọc leo, dài 2-4m, thân tròn nhẵn, gốc có củ, toàn thân phủ phấn trắng (nên có tên là Bạch phấn đằng). Tua cuốn hình sợi đơn. Lá đơn, hình dạng thay đổi, thường xẻ thuỳ chân vịt, phía cuống hình tim, dài và rộng đến 6-8cm; những lá phía gốc hình mác gần như nguyên, các lá phía trên chia 5-7 thuỳ dài gần bằng nhau, mép hơi có răng cưa. Hoa màu vàng nhạt, mọc thành ngù đối diện với lá, nhưng ngắn hơn lá và có cuống. Quả nang tròn, 5-6mm, khi chín màu đen. Ở var. modeccoides, thuỳ lá rất sâu; ở var. subintegra Gagnep, thuỳ lá rất cạn. Mùa hoa tháng 4-6, có quả tháng 5-10.
Bộ phận dùng: Rễ củ và dây lá (Radixet Ramulus Cissi).
Phân bố sinh thái: Cây của miền Đông Dương, mọc hoang ở rừng thưa, ven suối, rừng ẩm có ánh sáng. Cũng mọc ở bờ bụi, hàng rào và được trồng ở nhiều nơi vùng đồng bằng. Củ và dây thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa khô. Củ tròn, to bằng quả trứng gà, mấy củ dính liền với gốc cây, hai đầu củ hơi nhọn, ngoài đen, trong trắng. Đào về, rửa sạch ngâm một đêm cho mềm, thái mỏng, phơi khô. Khi dùng đem củ ngâm nước vo gạo, còn dây thì cắt ngắn, tẩm rượu sao. Cũng thường tán bột.
Thành phần hoá học: Ngọn lá non có tỷ lệ %; nước 91,3; protid 1,4; glucid 5,4; xơ 1,1; tro 0,8; trong tro có caroten 15mg%, vitamin C 42,5mg%.
Tính vị, tác dụng: Củ chìa vôi có vị đắng, chua, hơi the, tính mát, có tác dụng thông kinh, phá huyết, trừ tê thấp, lợi tiểu tiêu độc, sát trùng.
Công dụng:
- Nhân dân thường dùng ngọn non và lá nấu canh chua. Củ thường dùng chữa đau nhức xương, đau nhức đầu, tê thấp, gân xương co quắp, sưng tấy, mụn nhọt và chữa rắn cắn. Cũng dùng làm thuốc xổ và nhuận tràng.
- Để chữa mụn nhọt sưng tấy, vừa uống trong, vừa giã dây lá với muối đắp ngoài. Để chữa rắn cắn, giã lá với muối, nhai nuốt nước, bã đắp. Có thể phối hợp với Chua me đất hoa vàng. Quế chi, Gừng, lá Trầu không, vôi, giã nát, thêm nước gạn uống, lấy bã đắp.
- Ở Lạng Sơn, người ta dùng thân cây Chìa vôi rửa sạch, sát trùng rồi dùng nong cổ tử cung sau đó cho uống thuốc kích thích sự co bóp tử cung để gây sẩy thai. Có kết quả nhưng có khi vẫn phải nạo lại, tuy vẫn nhanh hơn.
Liều dùng: Ngày dùng 10-30g, sắc uống; có thể ngâm rượu uống. Dùng ngoài không kể liều lượng.
Bài thuốc:
1. Phong thấp đau nhức xương: Chìa vôi 20g, Dây đau xương 15g, rễ Lá lốt 15g, nước 500ml, sắc còn 250ml, chia 3 lần uống trong ngày.
2. Bong gân, chấn thương, sưng nề, tụ máu: Lá Chìa vôi, lá đau xương, lá Thầu dầu tía, ba vị bằng nhau, giã nát, trộn với giấm hoặc rượu (một miếng đắp cần khoảng 20ml giấm hoặc rượu) sao nóng, đắp và bó vào chỗ bị chấn thương, khi khô lại thay miếng khác, làm 1-2 lần trong ngày.