Khoai tây là thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất và rất dễ chế biến.
Tuy nhiên, loại thực phẩm này tốt cho những đối tượng nào? Những người mỡ máu cao và theo chế độ ăn ít calo có nên ăn nhiều khoai tây hay không?...
Thực phẩm lý tưởng cho những người luyện tập thể thao?
Đúng.
Cũng giống như bột mì, khoai tây có chứa nhiều đường phức (tinh bột và chất xơ) nên sẽ giúp hạn chế hạ đường huyết trong quá trình luyện tập. Ngoài ra, khi được nấu chín bằng hơi, khoai tây rất giàu kẽm và magiê, đây là những chất không thể thiếu cho cơ bắp.
400g khoai tây cho bữa ăn gần nhất trước khi thi đấu hoặc luyện tập sẽ cung cấp đủ năng lượng cần thiết và phòng tránh hạ đường huyết.
Những người có chệ độ ăn ít calo không nên ăn loại củ này?
Sai.
Khoai tây không phải là thực phẩm quá giàu calo. Ngược lại, nó còn được xếp vào nhóm những loại thực phẩm “giảm cân” vì 100g khoai tây nấu chín chỉ chứa 85 kcal và nó duy trì cảm giác no lâu, hạn chế cơn đói.
Nên ăn các món được chế biến từ khoai tây vào bữa ăn trưa thay vì bữa tối. Khoai tây có thể chế biến dưới dạng các món xào, nấu chín bằng hơi hoặc làm salad… Tốt nhất nên ăn kèm với một món cá và các loại rau xanh.
Trẻ em có nên ăn nhiều khoai tây?
Trẻ em cần được cung cấp nhiều thực phẩm chứa glucide hơn người lớn, khoảng 60% nhu cầu năng lượng mỗi ngày. Khoai tây là một trong số những loại thực phẩm có thể đáp ứng nhu cầu đó.
Đối với trẻ khoảng 6 tháng tuổi, nên cho trẻ tập ăn dặm với các món ăn được chế biến từ khoai tây nghiền, vừa cung cấp tinh bột, vitamin và giúp trẻ làm quen với việc ăn rau.
Phần lớn trẻ em đều thích ăn khoai tây chiên, tuy nhiên nên đa dạng các món ăn bằng cách kết hợp với rau thành các món súp để giúp trẻ dễ ăn hơn.
Bị mỡ máu cao không nên ăn khoai tây?
Sai.
Khoai tây hầu như không chứa lipid (0,1g lipid/100g khoai tây). Tuy nhiên những người bị mỡ máu cao không nên ăn khoai tây chiên. Khoai tây chiên thường giàu calo gấp 3 đến 4 lần so với khoai tây hấp (564kcal/100g khoai tây chiên) và món ăn này chứa nhiều chất béo cũng như muối. Trong khi đó, 300g khoai tây nấu thông thường sẽ cung cấp nhiều chất xơ (15% nhu cầu chất xơ mỗi ngày), rất có lợi cho đường ruột, giúp phòng tránh một số căn bệnh liên quan đến hệ tiêu hoá.
AloBacsi.
Tuy nhiên, loại thực phẩm này tốt cho những đối tượng nào? Những người mỡ máu cao và theo chế độ ăn ít calo có nên ăn nhiều khoai tây hay không?...
Thực phẩm lý tưởng cho những người luyện tập thể thao?
Đúng.
Cũng giống như bột mì, khoai tây có chứa nhiều đường phức (tinh bột và chất xơ) nên sẽ giúp hạn chế hạ đường huyết trong quá trình luyện tập. Ngoài ra, khi được nấu chín bằng hơi, khoai tây rất giàu kẽm và magiê, đây là những chất không thể thiếu cho cơ bắp.
400g khoai tây cho bữa ăn gần nhất trước khi thi đấu hoặc luyện tập sẽ cung cấp đủ năng lượng cần thiết và phòng tránh hạ đường huyết.
Những người có chệ độ ăn ít calo không nên ăn loại củ này?
Sai.
Khoai tây không phải là thực phẩm quá giàu calo. Ngược lại, nó còn được xếp vào nhóm những loại thực phẩm “giảm cân” vì 100g khoai tây nấu chín chỉ chứa 85 kcal và nó duy trì cảm giác no lâu, hạn chế cơn đói.
Nên ăn các món được chế biến từ khoai tây vào bữa ăn trưa thay vì bữa tối. Khoai tây có thể chế biến dưới dạng các món xào, nấu chín bằng hơi hoặc làm salad… Tốt nhất nên ăn kèm với một món cá và các loại rau xanh.
Trẻ em có nên ăn nhiều khoai tây?
Trẻ em cần được cung cấp nhiều thực phẩm chứa glucide hơn người lớn, khoảng 60% nhu cầu năng lượng mỗi ngày. Khoai tây là một trong số những loại thực phẩm có thể đáp ứng nhu cầu đó.
Đối với trẻ khoảng 6 tháng tuổi, nên cho trẻ tập ăn dặm với các món ăn được chế biến từ khoai tây nghiền, vừa cung cấp tinh bột, vitamin và giúp trẻ làm quen với việc ăn rau.
Phần lớn trẻ em đều thích ăn khoai tây chiên, tuy nhiên nên đa dạng các món ăn bằng cách kết hợp với rau thành các món súp để giúp trẻ dễ ăn hơn.
Bị mỡ máu cao không nên ăn khoai tây?
Sai.
Khoai tây hầu như không chứa lipid (0,1g lipid/100g khoai tây). Tuy nhiên những người bị mỡ máu cao không nên ăn khoai tây chiên. Khoai tây chiên thường giàu calo gấp 3 đến 4 lần so với khoai tây hấp (564kcal/100g khoai tây chiên) và món ăn này chứa nhiều chất béo cũng như muối. Trong khi đó, 300g khoai tây nấu thông thường sẽ cung cấp nhiều chất xơ (15% nhu cầu chất xơ mỗi ngày), rất có lợi cho đường ruột, giúp phòng tránh một số căn bệnh liên quan đến hệ tiêu hoá.
AloBacsi.