Trẻ dưới 1 tuổi, người bệnh thận không nên uống nước khoáng vì thận yếu không thải được những chất khoáng dư thừa.
Dịp Tết Nguyên đán ở miền Nam trùng với mùa khô, khí trời nóng bức nên hầu hết mọi người thường sử dụng một số loại nước giải khát với hy vọng giải nhiệt cho cơ thể. Thế nhưng, thật sự các loại nước giải khát đó có giải nhiệt cho cơ thể hay không và giải đến mức nào thì không phải ai cũng biết.
Ưu tiên nước lọc
Nước ngọt, nước trà, sữa, thậm chí nước lọc mà bỏ thêm ít đá vào uống đều rất “đã” khát. Cảm giác mát lạnh từ miệng chảy xuống cổ làm chúng ta có cảm giác như trung hòa bớt nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên, bạn cần biết không phải cứ trời nóng thì tăng thân nhiệt cũng như việc uống nước đá cũng không hẳn hạ được nhiệt độ cơ thể.
Bản thân mỗi người có một hệ thống tự động điều hòa nhiệt độ, giữ thân nhiệt luôn ở mức từ 36,5-37,7 độ C để ổn định các hoạt động trong một cơ thể khỏe mạnh. Nếu ngoài giới hạn này, cơ thể sẽ tự hạ nhiệt hoặc bị sốt, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, uống nước đá thường xuyên chắc chắn sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm họng, tổn hư răng, chưa kể nước đá không bảo đảm vệ sinh thì còn nhiều mối nguy hiểm khác.
Các loại nước mát thông dụng như nước mía lau, rễ tranh, mã đề… uống rất ngon vì vị ngọt dịu và thơm mát, giúp thanh lọc cơ thể khi có mụn nhọt, rôm sảy. Tuy vậy, cũng không nên uống thường xuyên vì gây lợi tiểu và mất nước. Tương tự, trà atiso dù có tác dụng nhuận gan, lợi mật, tăng cường thải độc… cũng không thể thay thế hoàn toàn nước lọc hay lượng sữa trong ngày.
Thị trường nước giải khát rất phong phú nhưng chúng ta nên chọn loại phù hợp với cơ thể. Ảnh: Xuân Thảo
Nước trà có vị chát nhẹ làm giảm cảm giác khát, đặc biệt trà xanh chứa nhiều chất chống ôxy hóa nên rất tốt cho người lớn nhưng cũng không nên uống trà quá đặc vì có thể gây táo bón, thiếu máu, thiếu sắt; nếu dùng thường xuyên sẽ gây mất ngủ, chỉ nên dùng nước trà xanh tối đa 2-3 ly/ngày, còn lại vẫn nên uống nước lọc, sữa và ăn thêm trái cây.
Trẻ em không nên dùng nước trà.
Các loại nước ngọt có gas, nước sâm lạnh, nước trái cây chỉ nên dùng hạn chế vì chứa nhiều đường, thậm chí dễ nhiễm hóa chất từ đường hóa học, màu, mùi… Các loại nước khoáng được khuyến khích dành cho người tập thể thao hoặc làm việc ngoài trời bị mất nhiều mồ hôi, người bị tiêu chảy cấp… để bù các ion khoáng cho cơ thể.
Tuy nhiên, chỉ nên dùng vài giờ kể từ lúc mất nước, sau đó vẫn nên dùng nước lọc để bù cho cơ thể. Trẻ em dưới 1 tuổi, người bệnh thận không nên uống nước khoáng vì thận yếu không thải được những chất khoáng dư thừa nên sẽ tích lũy lại trong người và gây rối loạn nhịp tim, cao huyết áp, phù nề.
Tăng cường thực phẩm giàu nước
Ngày Tết dễ nóng trong người và nổi mụn do ăn nhiều bánh mứt, bột đường từ bánh chưng, các món ăn chứa nhiều chất béo. Vì vậy, rau củ và trái cây là những thực phẩm giàu nước, vitamin và chất xơ; góp phần rất lớn trong quá trình loại bỏ độc chất khỏi cơ thể. Các thực phẩm và rau củ này cũng có tác dụng rõ rệt trong phòng ngừa và điều trị mụn nhọt, táo bón, lở miệng…
Bột sắn dây cũng được ưa chuộng về tác dụng giải nhiệt hiệu quả cho cả người lớn và trẻ em nhưng cần lưu ý một số người uống quá nhiều hoặc cơ địa kém sẽ dễ bị “tào tháo rượt”. Vào dịp Tết, chúng ta nên thường xuyên ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như: củ cải đường xanh, củ cải đường đỏ, khoai lang, chuối, thịt gà…và các loại trái cây bổ sung vitamin (táo đỏ, lê, dứa, dưa chuột, bưởi, cam…).
Hãy lắng nghe và quan sát cơ thể của mình. Khi dùng một loại thực phẩm tạo cảm giác khỏe khoắn, dễ chịu, nhẹ nhàng cho tiêu hóa giúp làn da đẹp hơn… thì đó là thực phẩm làm mát cơ thể, phù hợp với bạn trong những ngày Tết.
Uống 6 phần nước lọc/ngày
Mỗi ngày, chúng ta cần uống khoảng 1,5 – 2 lít nước, tạm chia thành 10 phần thì lý tưởng nhất là uống 6 phần nước lọc, 2 phần sữa và 2 phần nước trái cây. Nếu chúng ta chơi thể thao hay làm việc ngoài trời nắng, mất nhiều mồ hôi thì phải uống thêm nước sao cho cân nặng không giảm nhiều và nước tiểu được pha loãng đến độ vàng trong, khi thấy nước tiểu màu vàng cam sậm là cơ thể đang thiếu nước.
AloBacsi.
Dịp Tết Nguyên đán ở miền Nam trùng với mùa khô, khí trời nóng bức nên hầu hết mọi người thường sử dụng một số loại nước giải khát với hy vọng giải nhiệt cho cơ thể. Thế nhưng, thật sự các loại nước giải khát đó có giải nhiệt cho cơ thể hay không và giải đến mức nào thì không phải ai cũng biết.
Ưu tiên nước lọc
Nước ngọt, nước trà, sữa, thậm chí nước lọc mà bỏ thêm ít đá vào uống đều rất “đã” khát. Cảm giác mát lạnh từ miệng chảy xuống cổ làm chúng ta có cảm giác như trung hòa bớt nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên, bạn cần biết không phải cứ trời nóng thì tăng thân nhiệt cũng như việc uống nước đá cũng không hẳn hạ được nhiệt độ cơ thể.
Bản thân mỗi người có một hệ thống tự động điều hòa nhiệt độ, giữ thân nhiệt luôn ở mức từ 36,5-37,7 độ C để ổn định các hoạt động trong một cơ thể khỏe mạnh. Nếu ngoài giới hạn này, cơ thể sẽ tự hạ nhiệt hoặc bị sốt, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, uống nước đá thường xuyên chắc chắn sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm họng, tổn hư răng, chưa kể nước đá không bảo đảm vệ sinh thì còn nhiều mối nguy hiểm khác.
Các loại nước mát thông dụng như nước mía lau, rễ tranh, mã đề… uống rất ngon vì vị ngọt dịu và thơm mát, giúp thanh lọc cơ thể khi có mụn nhọt, rôm sảy. Tuy vậy, cũng không nên uống thường xuyên vì gây lợi tiểu và mất nước. Tương tự, trà atiso dù có tác dụng nhuận gan, lợi mật, tăng cường thải độc… cũng không thể thay thế hoàn toàn nước lọc hay lượng sữa trong ngày.
Thị trường nước giải khát rất phong phú nhưng chúng ta nên chọn loại phù hợp với cơ thể. Ảnh: Xuân Thảo
Nước trà có vị chát nhẹ làm giảm cảm giác khát, đặc biệt trà xanh chứa nhiều chất chống ôxy hóa nên rất tốt cho người lớn nhưng cũng không nên uống trà quá đặc vì có thể gây táo bón, thiếu máu, thiếu sắt; nếu dùng thường xuyên sẽ gây mất ngủ, chỉ nên dùng nước trà xanh tối đa 2-3 ly/ngày, còn lại vẫn nên uống nước lọc, sữa và ăn thêm trái cây.
Trẻ em không nên dùng nước trà.
Các loại nước ngọt có gas, nước sâm lạnh, nước trái cây chỉ nên dùng hạn chế vì chứa nhiều đường, thậm chí dễ nhiễm hóa chất từ đường hóa học, màu, mùi… Các loại nước khoáng được khuyến khích dành cho người tập thể thao hoặc làm việc ngoài trời bị mất nhiều mồ hôi, người bị tiêu chảy cấp… để bù các ion khoáng cho cơ thể.
Tuy nhiên, chỉ nên dùng vài giờ kể từ lúc mất nước, sau đó vẫn nên dùng nước lọc để bù cho cơ thể. Trẻ em dưới 1 tuổi, người bệnh thận không nên uống nước khoáng vì thận yếu không thải được những chất khoáng dư thừa nên sẽ tích lũy lại trong người và gây rối loạn nhịp tim, cao huyết áp, phù nề.
Tăng cường thực phẩm giàu nước
Ngày Tết dễ nóng trong người và nổi mụn do ăn nhiều bánh mứt, bột đường từ bánh chưng, các món ăn chứa nhiều chất béo. Vì vậy, rau củ và trái cây là những thực phẩm giàu nước, vitamin và chất xơ; góp phần rất lớn trong quá trình loại bỏ độc chất khỏi cơ thể. Các thực phẩm và rau củ này cũng có tác dụng rõ rệt trong phòng ngừa và điều trị mụn nhọt, táo bón, lở miệng…
Bột sắn dây cũng được ưa chuộng về tác dụng giải nhiệt hiệu quả cho cả người lớn và trẻ em nhưng cần lưu ý một số người uống quá nhiều hoặc cơ địa kém sẽ dễ bị “tào tháo rượt”. Vào dịp Tết, chúng ta nên thường xuyên ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như: củ cải đường xanh, củ cải đường đỏ, khoai lang, chuối, thịt gà…và các loại trái cây bổ sung vitamin (táo đỏ, lê, dứa, dưa chuột, bưởi, cam…).
Hãy lắng nghe và quan sát cơ thể của mình. Khi dùng một loại thực phẩm tạo cảm giác khỏe khoắn, dễ chịu, nhẹ nhàng cho tiêu hóa giúp làn da đẹp hơn… thì đó là thực phẩm làm mát cơ thể, phù hợp với bạn trong những ngày Tết.
Uống 6 phần nước lọc/ngày
Mỗi ngày, chúng ta cần uống khoảng 1,5 – 2 lít nước, tạm chia thành 10 phần thì lý tưởng nhất là uống 6 phần nước lọc, 2 phần sữa và 2 phần nước trái cây. Nếu chúng ta chơi thể thao hay làm việc ngoài trời nắng, mất nhiều mồ hôi thì phải uống thêm nước sao cho cân nặng không giảm nhiều và nước tiểu được pha loãng đến độ vàng trong, khi thấy nước tiểu màu vàng cam sậm là cơ thể đang thiếu nước.
AloBacsi.