[h=2]CHÒI MÒI[/h]
Tên khác: Chu mòi, Châm mòi, Chua mòi, Chóp mòi, Mà ca, Xô con.
Tên khoa học: Antidesma ghaesembilla Gaertn.; thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Mô tả: Cây gỗ nhỏ cao 3-8m. Nhánh cong queo, có lông thưa, sau nhẵn và có màu xám nhạt. Lá hình bầu dục hay hình thoi hẹp hoặc bầu dục tròn, có khi hình tim, mặt dưới đầy lông như nhung. Cụm hoa chuỳ gồm 3-8 bông ở ngọn hay ở nách các lá phía trên. Hoa đực không cuống có 4-5 lá đài; 4-5 nhị có bao phấn hình chữ U; nhuỵ lép có lông. Hoa cái gần như không cuống, có 4 lá đài; bầu có lông mềm, 3-4 đầu nhuỵ. Quả tròn, to 4,5mm, hình bầu dục dẹt. Ra hoa tháng 4-6.
Bộ phận dùng: Vỏ, cành non, lá, quả (CortexRamulus, Folium, Flos et Fructus Antilesmae Ghaesembillae).
Phân bố sinh thái: Loài phân bố từ Ấn Độ tới Malaysia và châu Ðại Dương. Ở nước ta cây mọc hoang ven rừng, trong rừng thưa.
Thu hái chế biến: Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm.
Tính vị, tác dụng: Quả có vị chua. Vỏ se làm săn da và bổ. Cành non hoặc gỗ điều kinh.
Công dụng:
- Quả ăn được, có vị chua, dùng chữa ho, sưng phổi. Hoa chữa tê thấp. Ở Campuchia, vỏ, cành non và lá được sử dụng nhiều hơn.
- Vỏ chữa ỉa chảy và làm thuốc bổ. Cành non dùng để điều kinh. Lá dùng ngoài đắp chữa đau đầu.
Bài thuốc:
1. Ỉa chảy: dùng vỏ Chòi mòi, vỏ cây Van núi và Gáo tròn, mỗi thứ đều nhau, độ một nắm, cho thêm 600ml nước sôi hãm lấy nước chia ra uống 2-3 lần trong ngày.
2. Thuốc bổ cho phụ nữ mới sinh: dùng vỏ Chòi mòi và vỏ Dứa thơm (lấy 7 miếng vỏ Chòi mòi dài 5-6cm, rộng cỡ 2 đốt lóng tay và lượng vỏ Dứa thơm cũng tương đương) cho vào nồi, đổ 3 bát nước sắc còn 1/3. Dùng uống để lấy lại sức, giữ da dẻ sau khi sinh.
3. Ðiều kinh: dùng cành non Chòi mòi với rễ Ðu đủ, mỗi thứ một nắm to (50g) cho vào 2-3 bát nước đun sôi trong 1-2 giờ lấy nước uống trong ngày.
4. Ðau đầu: dùng lá Chòi mòi tươi giã ra đắp vào thóp thở trẻ sơ sinh và vào đầu trẻ em bị cảm cúm.
Tên khoa học: Antidesma ghaesembilla Gaertn.; thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Mô tả: Cây gỗ nhỏ cao 3-8m. Nhánh cong queo, có lông thưa, sau nhẵn và có màu xám nhạt. Lá hình bầu dục hay hình thoi hẹp hoặc bầu dục tròn, có khi hình tim, mặt dưới đầy lông như nhung. Cụm hoa chuỳ gồm 3-8 bông ở ngọn hay ở nách các lá phía trên. Hoa đực không cuống có 4-5 lá đài; 4-5 nhị có bao phấn hình chữ U; nhuỵ lép có lông. Hoa cái gần như không cuống, có 4 lá đài; bầu có lông mềm, 3-4 đầu nhuỵ. Quả tròn, to 4,5mm, hình bầu dục dẹt. Ra hoa tháng 4-6.
Bộ phận dùng: Vỏ, cành non, lá, quả (CortexRamulus, Folium, Flos et Fructus Antilesmae Ghaesembillae).
Phân bố sinh thái: Loài phân bố từ Ấn Độ tới Malaysia và châu Ðại Dương. Ở nước ta cây mọc hoang ven rừng, trong rừng thưa.
Thu hái chế biến: Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm.
Tính vị, tác dụng: Quả có vị chua. Vỏ se làm săn da và bổ. Cành non hoặc gỗ điều kinh.
Công dụng:
- Quả ăn được, có vị chua, dùng chữa ho, sưng phổi. Hoa chữa tê thấp. Ở Campuchia, vỏ, cành non và lá được sử dụng nhiều hơn.
- Vỏ chữa ỉa chảy và làm thuốc bổ. Cành non dùng để điều kinh. Lá dùng ngoài đắp chữa đau đầu.
Bài thuốc:
1. Ỉa chảy: dùng vỏ Chòi mòi, vỏ cây Van núi và Gáo tròn, mỗi thứ đều nhau, độ một nắm, cho thêm 600ml nước sôi hãm lấy nước chia ra uống 2-3 lần trong ngày.
2. Thuốc bổ cho phụ nữ mới sinh: dùng vỏ Chòi mòi và vỏ Dứa thơm (lấy 7 miếng vỏ Chòi mòi dài 5-6cm, rộng cỡ 2 đốt lóng tay và lượng vỏ Dứa thơm cũng tương đương) cho vào nồi, đổ 3 bát nước sắc còn 1/3. Dùng uống để lấy lại sức, giữ da dẻ sau khi sinh.
3. Ðiều kinh: dùng cành non Chòi mòi với rễ Ðu đủ, mỗi thứ một nắm to (50g) cho vào 2-3 bát nước đun sôi trong 1-2 giờ lấy nước uống trong ngày.
4. Ðau đầu: dùng lá Chòi mòi tươi giã ra đắp vào thóp thở trẻ sơ sinh và vào đầu trẻ em bị cảm cúm.