Theo Tổ chức Y tế thế giới, cứ 1000 trẻ em ra đời, thì 8 em trong số đó mắc bệnh Tim bẩm sinh... Tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có thêm 10.000 trường hợp mang căn bệnh này... Vậy liệu chế độ dinh dưỡng cũng như môi trường sống của người mẹ khi mang thai có phải là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này ở thai nhi?
Nguyên nhân dẫn tới bệnh tim bẩm sinh
Hầu hết trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh đều sinh ra trong những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, điều kiện sống không đảm bảo. Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhanh với mẹ của hai bệnh nhi tim bẩm sinh đã được chương trình “Trái tim cho em” hỗ trợ chi phí phẫu thuật về sức khỏe cũng như môi trường sống trong giai đoạn thai kỳ trước đây.
PV: Khi mang thai cháu, chị có bị cúm hay mắc căn bệnh nào không?
Chị Khương - Mẹ cháu Vũ Thùy Dương - Huyện Đông Hưng - Tỉnh Thái Bình kể lại: “Khi mang thai cháu lúc mà 2,3 tháng thì cũng bị ốm sơ sơ thôi, không vấn đề gì. Nhưng khi đến gần tháng đẻ thì ốm mất 1 tháng, đầu tiên là bị sốt cao, xong sau đó cứ thế là ốm thôi, liên miên mà đi khám cũng chả phát hiện ra cái gì. Đến lúc đi đẻ thì lúc mà cháu ra là cháu đã bị tím tái rồi, phải đưa vào cấp cứu rồi. Sau đó 20 tháng thì mới đi khám mới phát hiện cháu bị tim bẩm sinh”.
PV: Môi trường sống quanh nhà mình có bị nhiễm độc, ô nhiễm hay như thế nào không ạ?
Chị Trần Thị Ngoãn - Mẹ cháu - Phạm Thị Phương - Huyện Đông Hưng - Tỉnh Thái Bình nói: “Nói chung ở nhà chúng tôi làm nông thì cuộc sống vẫn như thế này thôi. Cũng có lúc cũng phải tiếp xúc với thuốc sâu nhiều chứ”.
Bị ốm trong thai kỳ hay bà mẹ mang thai phải tiếp xúc nhiều với hóa chất như hai phụ nữ trên chỉ là một trong những nguyên nhân nghi ngờ dẫn tới bệnh tim bẩm sinh.
Qua các chuyến khảo sát, công tác, chúng tôi đã tới một trong những địa phương có số bệnh nhi tim bẩm sinh được hỗ trợ nhiều nhất trên cả nước là Thái Bình và Nghệ An. Đặc điểm chung của hai địa phương này là tình trạng ô nhiễm môi trường đáng báo động do bụi, khí thải, chất thải công nghiệp. Yếu tố đó là một trong những nguyên nhân mà theo các nhà nghiên cứu có tác động đến quá trình phát triển thai nhi dẫn tới bệnh tim bẩm sinh.
Thạc sỹ - Bác sỹ Nguyễn Sinh Hiền - PGĐ Bệnh viện Tim HN phân tích: “Bệnh tim bẩm sinh là bệnh hình thành trong thời kỳ bào thai. Tim người hình thành từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 7 của thai kỳ. Trong toàn bộ quá trình ấy, do những khiếm khuyết trong quá trình phát triển của tim sẽ hình thành các bệnh tim bẩm sinh, tức là những khiếm khuyết về giải phẫu sau đó sẽ dẫn đến những cái rối loạn về mặt sinh lý và sau khi trẻ sinh ra sẽ có biểu hiện bệnh. Trên thế giới, dựa trên những nghiên cứu lớn, người ta đã xác định nguyên nhân có thể có nhiều như di truyền nhưng chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu là tác động giữa yếu tố di truyền và môi trường như do virus, những bệnh về chuyển hóa của người mẹ, do nhiễm trùng...”
Tim bẩm sinh và các chứng bệnh lý
Trẻ có tật tim bẩm sinh là trẻ khi mới vừa sinh ra đã có những bất thường trong cấu trúc của buồng tim, các vách ngăn trong tim, các van tim, những mạch máu lớn xuất phát từ tim.
Loại bất thường bẩm sinh của tim thường gặp nhất là khuyết tật của vách ngăn hai tâm thất. Một loại khuyết tật ít khi gặp khác là còn ống động mạch - mạch máu trong bào thai làm thông thương giữa động mạch phổi và động mạch chủ lại không đóng lại sau khi sinh). Các khuyết tật thông thường khác là hở vách ngăn tâm nhĩ - các phòng trên của tim, hẹp van động mạch chủ, hẹp van phổi.
Các khuyết tật rất hiếm khác nhưng lại rất trầm trọng như thay đổi vị trí các động mạch chính: động mạch chủ và động mạch phổi đổi chỗ lẫn nhau; hẹp động mạch chủ, và tứ chứng Fallot gồm có khuyết tật của vách ngăn tâm thất, hẹp động mạch phổi, động mạch chủ ở sai vị trí và dày tâm thất phải.
Thạc sỹ - Bác sỹ Nguyễn Sinh Hiền - PGĐ Bệnh viện Tim HN cho biết: “Trong số những bệnh nhân mổ ở Bệnh viện Tim Hà Nội thì 65% số bệnh nhân là tim bẩm sinh. Tuy nhiên, người ta chia thành 2 nhóm chính: Tim bẩm sinh (TBS) có tím và tim bẩm sinh không tím. Trong nhóm bệnh nhân TBS có tím tức là bệnh nhi có biểu hiện tím môi, đầu chi hoặc tím toàn thân thì tứ chứng fallot chiếm tỷ lệ cao nhất, còn nhóm bệnh nhi TBS không tím thì thường là chứng thông liên thất hoặc co ống động mạch”.
Các triệu chứng liên quan
Trong một số trường hợp, trẻ mắc bệnh Tim bẩm sinh nhưng không có biểu hiện gì do dị tật không nặng, chỉ tình cờ được phát hiện khi khám sức khỏe hoặc khám vì một lý do khác.
Một số dị tật khác cũng hay đi kèm với bệnh Tim bẩm sinh như: hội chứng Down, sứt môi - chẻ vòm, thiếu hoặc thừa ngón tay - ngón chân, tật đầu to, đầu nhỏ ... Tốt nhất gia đình cần đưa trẻ đi khám bệnh ngay nếu phát hiện bé có những triệu chứng khác lạ sau:
- Trẻ hay bị ho, khò khè tái đi tái lại, thở khác thường (thở nhanh, lồng ngực rút lõm khi hít vào), thường bị viêm phổi.
- Trẻ có làn da xanh xao, lạnh, vã mồ hôi. Trẻ bị tím môi, đầu ngón tay, ngón chân, tăng lên khi khóc, khi rặn,
- Trẻ bú hoặc ăn kém, chậm lên cân, thậm chí không tăng cân hay sụt cân. Trẻ chậm phát triển hơn so với trẻ bình thường (chậm mọc răng, chậm biết lật, bò).
Tim bẩm sinh không phải là bệnh nan y
Theo Thạc sỹ - Bác sỹ Nguyễn Sinh Hiền, hầu hết các bệnh tim bẩm sinh trước đây không điều trị được nên bệnh nhi thường tử vong trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, với điều kiện y học hiện đại ngày nay, hầu hết các bệnh tim bẩm sinh có thể điều trị khỏi hoặc gần như khỏi hoàn toàn và có nhiều thành công.
Tại Việt Nam, hầu hết các bệnh tim bẩm sinh nặng đều có thể phẫu thuật được. Đa số các bệnh tim bẩm sinh đều cần phải phẫu thuật để sửa chữa lại những tổn thương giải phẫu để đưa trái tim của bệnh nhi gần như tim của người bình thường. Trên cơ sở đó thì những chức năng, hoạt động sinh lý sẽ được thiết lập lại.
Còn một số chứng tim bẩm sinh không cần phẫu thuật mà có thể tự khỏi trong quá trình phát triển của cơ thể trẻ như chứng thông liên thất hay thông liên nhĩ lỗ nhỏ và chúng không ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như phát triển của trẻ.
Việc phát hiện sớm căn bệnh tim bẩm sinh sẽ giúp cho trẻ có được chế độ chăm sóc và điều trị hợp lý. Ngoài những biểu hiện có thể quan sát được bằng mắt thường, các gia đình cũng chú ý kiểm tra sức khỏe cho con em mình thường xuyên, để đảm bảo cho trẻ có được sự phát triển tốt nhất.
Nguyên nhân dẫn tới bệnh tim bẩm sinh
Hầu hết trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh đều sinh ra trong những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, điều kiện sống không đảm bảo. Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhanh với mẹ của hai bệnh nhi tim bẩm sinh đã được chương trình “Trái tim cho em” hỗ trợ chi phí phẫu thuật về sức khỏe cũng như môi trường sống trong giai đoạn thai kỳ trước đây.
PV: Khi mang thai cháu, chị có bị cúm hay mắc căn bệnh nào không?
Chị Khương - Mẹ cháu Vũ Thùy Dương - Huyện Đông Hưng - Tỉnh Thái Bình kể lại: “Khi mang thai cháu lúc mà 2,3 tháng thì cũng bị ốm sơ sơ thôi, không vấn đề gì. Nhưng khi đến gần tháng đẻ thì ốm mất 1 tháng, đầu tiên là bị sốt cao, xong sau đó cứ thế là ốm thôi, liên miên mà đi khám cũng chả phát hiện ra cái gì. Đến lúc đi đẻ thì lúc mà cháu ra là cháu đã bị tím tái rồi, phải đưa vào cấp cứu rồi. Sau đó 20 tháng thì mới đi khám mới phát hiện cháu bị tim bẩm sinh”.
PV: Môi trường sống quanh nhà mình có bị nhiễm độc, ô nhiễm hay như thế nào không ạ?
Chị Trần Thị Ngoãn - Mẹ cháu - Phạm Thị Phương - Huyện Đông Hưng - Tỉnh Thái Bình nói: “Nói chung ở nhà chúng tôi làm nông thì cuộc sống vẫn như thế này thôi. Cũng có lúc cũng phải tiếp xúc với thuốc sâu nhiều chứ”.
Bị ốm trong thai kỳ hay bà mẹ mang thai phải tiếp xúc nhiều với hóa chất như hai phụ nữ trên chỉ là một trong những nguyên nhân nghi ngờ dẫn tới bệnh tim bẩm sinh.
Qua các chuyến khảo sát, công tác, chúng tôi đã tới một trong những địa phương có số bệnh nhi tim bẩm sinh được hỗ trợ nhiều nhất trên cả nước là Thái Bình và Nghệ An. Đặc điểm chung của hai địa phương này là tình trạng ô nhiễm môi trường đáng báo động do bụi, khí thải, chất thải công nghiệp. Yếu tố đó là một trong những nguyên nhân mà theo các nhà nghiên cứu có tác động đến quá trình phát triển thai nhi dẫn tới bệnh tim bẩm sinh.
Thạc sỹ - Bác sỹ Nguyễn Sinh Hiền - PGĐ Bệnh viện Tim HN phân tích: “Bệnh tim bẩm sinh là bệnh hình thành trong thời kỳ bào thai. Tim người hình thành từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 7 của thai kỳ. Trong toàn bộ quá trình ấy, do những khiếm khuyết trong quá trình phát triển của tim sẽ hình thành các bệnh tim bẩm sinh, tức là những khiếm khuyết về giải phẫu sau đó sẽ dẫn đến những cái rối loạn về mặt sinh lý và sau khi trẻ sinh ra sẽ có biểu hiện bệnh. Trên thế giới, dựa trên những nghiên cứu lớn, người ta đã xác định nguyên nhân có thể có nhiều như di truyền nhưng chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu là tác động giữa yếu tố di truyền và môi trường như do virus, những bệnh về chuyển hóa của người mẹ, do nhiễm trùng...”
Tim bẩm sinh và các chứng bệnh lý
Trẻ có tật tim bẩm sinh là trẻ khi mới vừa sinh ra đã có những bất thường trong cấu trúc của buồng tim, các vách ngăn trong tim, các van tim, những mạch máu lớn xuất phát từ tim.
Loại bất thường bẩm sinh của tim thường gặp nhất là khuyết tật của vách ngăn hai tâm thất. Một loại khuyết tật ít khi gặp khác là còn ống động mạch - mạch máu trong bào thai làm thông thương giữa động mạch phổi và động mạch chủ lại không đóng lại sau khi sinh). Các khuyết tật thông thường khác là hở vách ngăn tâm nhĩ - các phòng trên của tim, hẹp van động mạch chủ, hẹp van phổi.
Các khuyết tật rất hiếm khác nhưng lại rất trầm trọng như thay đổi vị trí các động mạch chính: động mạch chủ và động mạch phổi đổi chỗ lẫn nhau; hẹp động mạch chủ, và tứ chứng Fallot gồm có khuyết tật của vách ngăn tâm thất, hẹp động mạch phổi, động mạch chủ ở sai vị trí và dày tâm thất phải.
Thạc sỹ - Bác sỹ Nguyễn Sinh Hiền - PGĐ Bệnh viện Tim HN cho biết: “Trong số những bệnh nhân mổ ở Bệnh viện Tim Hà Nội thì 65% số bệnh nhân là tim bẩm sinh. Tuy nhiên, người ta chia thành 2 nhóm chính: Tim bẩm sinh (TBS) có tím và tim bẩm sinh không tím. Trong nhóm bệnh nhân TBS có tím tức là bệnh nhi có biểu hiện tím môi, đầu chi hoặc tím toàn thân thì tứ chứng fallot chiếm tỷ lệ cao nhất, còn nhóm bệnh nhi TBS không tím thì thường là chứng thông liên thất hoặc co ống động mạch”.
Các triệu chứng liên quan
Trong một số trường hợp, trẻ mắc bệnh Tim bẩm sinh nhưng không có biểu hiện gì do dị tật không nặng, chỉ tình cờ được phát hiện khi khám sức khỏe hoặc khám vì một lý do khác.
Một số dị tật khác cũng hay đi kèm với bệnh Tim bẩm sinh như: hội chứng Down, sứt môi - chẻ vòm, thiếu hoặc thừa ngón tay - ngón chân, tật đầu to, đầu nhỏ ... Tốt nhất gia đình cần đưa trẻ đi khám bệnh ngay nếu phát hiện bé có những triệu chứng khác lạ sau:
- Trẻ hay bị ho, khò khè tái đi tái lại, thở khác thường (thở nhanh, lồng ngực rút lõm khi hít vào), thường bị viêm phổi.
- Trẻ có làn da xanh xao, lạnh, vã mồ hôi. Trẻ bị tím môi, đầu ngón tay, ngón chân, tăng lên khi khóc, khi rặn,
- Trẻ bú hoặc ăn kém, chậm lên cân, thậm chí không tăng cân hay sụt cân. Trẻ chậm phát triển hơn so với trẻ bình thường (chậm mọc răng, chậm biết lật, bò).
Tim bẩm sinh không phải là bệnh nan y
Theo Thạc sỹ - Bác sỹ Nguyễn Sinh Hiền, hầu hết các bệnh tim bẩm sinh trước đây không điều trị được nên bệnh nhi thường tử vong trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, với điều kiện y học hiện đại ngày nay, hầu hết các bệnh tim bẩm sinh có thể điều trị khỏi hoặc gần như khỏi hoàn toàn và có nhiều thành công.
Tại Việt Nam, hầu hết các bệnh tim bẩm sinh nặng đều có thể phẫu thuật được. Đa số các bệnh tim bẩm sinh đều cần phải phẫu thuật để sửa chữa lại những tổn thương giải phẫu để đưa trái tim của bệnh nhi gần như tim của người bình thường. Trên cơ sở đó thì những chức năng, hoạt động sinh lý sẽ được thiết lập lại.
Còn một số chứng tim bẩm sinh không cần phẫu thuật mà có thể tự khỏi trong quá trình phát triển của cơ thể trẻ như chứng thông liên thất hay thông liên nhĩ lỗ nhỏ và chúng không ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như phát triển của trẻ.
Việc phát hiện sớm căn bệnh tim bẩm sinh sẽ giúp cho trẻ có được chế độ chăm sóc và điều trị hợp lý. Ngoài những biểu hiện có thể quan sát được bằng mắt thường, các gia đình cũng chú ý kiểm tra sức khỏe cho con em mình thường xuyên, để đảm bảo cho trẻ có được sự phát triển tốt nhất.
VTV
Bài viết cùng chủ đề
- Điều trị suy tim
- 1
- 900